Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 26/07/2014, 20:01 PM

Hà Nội: Hơn 4000 người dự giảng Pháp tại chùa Tương Mai

Chiều ngày 24/07/2014, chùa Linh Ứng (Tương Mai) số 231 phố Trương Định, Sư thầy trụ trì Thích Đàm Thu đã tổ chức lễ Quy Y cho trên 700 phật tử và tổ chức Pháp hội thuyết Pháp đã thu hút hơn 4000 phật tử ở khắp các tỉnh miền Bắc về tham dự.

Trong buổi Lễ Quy Y, ĐĐ.Thích Nghiêm Tịnh và ĐĐ.Thích Toàn Ngộ thay mặt cho Thầy Bổn sư là TT.Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế Tài chánh T.Ư GHPGVN, viện chủ thiền tôn Phật Quang đã trang nghiêm truyền Tam quy – Ngũ giới – và Bảy lời nguyện cho quý đạo hữu phật tử các giới. Đây là cửa ngõ vào đạo của mọi đệ tử Phật.

Lễ Quy Y chùa Phật Quang có một cải cách nhỏ để phù hợp với nhu cầu phát triển của đạo Phật trong thời đại mới, và cũng để tăng tiến đạo đức, đạo tâm lâu dài về sau cho người mới trở thành Phật tử. Tức là người Phật tử ngoài việc thọ nhận Tam quy Ngũ giới, còn phát nguyện trước Phật thọ trì thêm 7 điều nguyện, đó là: tập ăn chay; học Pháp; thực hành tu tập; làm việc từ thiện; Phật hóa gia đình; phổ biến giáo pháp và kiên cường hộ đạo. Bảy điều nguyện này thúc đẩy sự tích cực năng động nơi một người Phật tử. Nếu tất cả Phật tử đều có sự tích cực năng động như thế thì toàn bộ đạo Phật sẽ chuyển mình để trở thành một sự hiện diện đầy lợi ích cho xã hội, cho cuộc đời. 
 
 
Điều đáng quý hơn nữa là tinh thần hoằng pháp lợi sinh của Sư thầy Thích Đàm Thu không bị giới hạn và vướng mắc. Bằng cái tâm từ bi, hỷ xả, vô ngã vị tha, Sư thầy Trụ trì đã cung thỉnh TT.Thích Chân Quang làm Thầy Bổn sư – đứng chủ lễ Quy y Tam bảo và đặt pháp danh cho trên 700 phật tử tại chùa. Cái triết lý sống  “Tâm không bám chấp vào đâu” của Ni sư, thầm nghĩ không ngoài mục đích tận tâm tận lực vào sự nghiệp phụng sự đạo pháp, phụng sự chúng sinh. Đó chính là tinh thần đồng sự của đạo Phật, rất đẹp. 

Không chỉ vậy, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tu học cho các phật tử xa gần, Sư thầy Thích Đàm Thu còn thỉnh mời TT.Thích Chân Quang quang lâm Bổn tự ban bố Pháp thoại cho đồng bào thính chúng. Đáp lại lời thỉnh cầu, và thay mặt Chư Tăng, Ni hiện diện trong Pháp hội, đúng 18h30”, TT.Thích Chân Quang đã thuyết giảng cho đại chúng đề tài: TU TRONG THỜI HIỆN ĐẠI. Bằng những phương tiện thông tuệ của một bậc Thầy hướng đạo, Thượng tọa đã dịnh nghĩa và phân tích cái tu ngày xưa và ngày nay khác nhau như thế nào để mọi người biết mà không nhầm lẫn giữa cuộc sống đông đúc, xô bồ này. 
 
 
Mở đầu, Thượng tọa giảng trạch rằng: Việc tu hành bắt nguồn từ thời xa xưa của mấy nghìn năm trước, từ nhiều nguồn gốc tôn giáo khác nhau, nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Có những khu vực hình thành nên những tôn giáo rất lớn. Ví dụ như Ai Cập, có những Kim Tự Tháp kinh hoàng đã để lại dấu ấn cho mọi người về cái tôn giáo xưa của họ. 

Rồi hệ thống tư tưởng của Ấn Độ giáo từ 4 hay 5 nghìn năm trước kia, khi mà Đức Phật chưa xuất hiện. Và bàn bạc trên khắp thế giới này, trên rừng sâu, trong sa mạc, hay trên non cao có những bộ tộc mà bộ tộc nào cũng có cái tâm linh của họ. Khi các nhà Nhân chủng học, Xã hội học đi về những vùng xa để tìm hiểu về các tộc ít người thì họ cũng tìm được những điều rất giống nhau, là dù các bộ tộc có đơn sơ đến mấy thì vẫn có cái quan điểm về tâm linh là “Có một vị thần che chở cho họ”. Và dù ít hay nhiều, suy nghĩ đó vẫn luôn tồn tại trong tâm trí của con người. Đôi lúc con người cũng có phản kháng lại thần thánh vì lí do gì đó ta không biết, nhưng đại đa số loài người cứ tiếp tục say mê, tin tưởng vào thế giới tâm linh và nơi thế giới thần linh hứa hẹn những điều tốt đẹp mà thế giới loài người không có.

Ngẫm lại, chúng ta đi mãi trên cuộc đời, dù có lúc giàu sang, lúc nghèo hèn thì cũng có lúc nó đứng lại. Giới hạn cuối cùng của nó không làm ta thỏa mãn. Người nào có trí tuệ càng cao thì càng khát khao vượt khỏi giới hạn đó. Còn những người ít trí thì thường chấp nhận. Tuy nhiên, có người muốn vượt khỏi cuộc sống tầm thường, kết nối với đời sống tâm linh, với thần thánh, với Phật, ta gọi là tu. Nhưng khái niệm tu này rất mênh mông, và ít nhiều có sự thay đổi qua thời gian. Cho nên “Tu” ngày xưa và “Tu” bây giờ không giống nhau. 
 
 
 
 
Theo quan điểm của Thượng tọa: “Tu” bao gồm 4 điều: Thứ nhất, tu là sửa tâm mình cho tốt lên. Định nghĩa này từ xưa đến nay luôn đúng. Thứ hai, tu là sống đời đơn giản lại, bớt lệ thuộc vào những điều kiện của đời sống vật chất. Sống đơn giản thì tâm mình mới đơn giản. Thứ ba, tu là làm nhiều việc thiện, không làm điều ác. Thứ tu, tu là tịnh hóa nội tâm, làm cho tâm mình thanh tịnh, yên tĩnh, rất ít suy nghĩ.

Với cái nhìn của Thượng tọa, sự thay đổi của xã hội ngày nay ảnh hưởng rất nhiều đến việc tu hành. Trong đó, có một số điều đáng nói như: Thứ nhất, các máy móc, phương tiện kỹ thuật ngày càng nhiều và hiện đại. Thứ hai, đời sống tiện nghi hơn. Thứ ba, giao tiếp dễ dàng hơn do khoa học kỹ thuật phát triển. Vì vậy mà những tình cảm đẹp của con người cũng dần dần ít xuất hiện trong thơ văn. Thứ tư, giao thông thuận lợi hơn.

Cho nên trong điều kiện như hiện nay thì ai muốn làm điều ác sẽ dễ làm điều ác hơn, ai muốn làm điều thiện sẽ dễ làm điều thiện hơn. Do đó, nếu gây tội sẽ tội lớn hơn ngày xưa, nếu làm việc thiện thì phước cũng sẽ lớn hơn. Từ đó, có nhiều chúng sinh đọa vào địa ngục và cũng rất đông chúng sinh sinh lên cõi Chư thiên. Nguyên do là điều ác lây lan rất nhanh và điều thiện cũng ảnh hưởng đến rất nhiều người. Như vậy, do kỹ thuật hiện đại mà phúc hay tội của một con người cũng nhân lên bội lần. Vì vậy chúng ta phải cẩn thận, nếu sơ suất thì phước tội xảy ra mà mình không thể kiểm soát được. 

Môt nhận định khác của Thượng tọa là xã hội ngày nay ngày càng phát triển, sẽ làm xuất hiện những yếu tố gây tác động đến việc tu tập. Những yếu tố đó có thể là yếu tố cản trở, cũng có thể là yếu tố thúc đẩy cho việc tu hành. Nói về những yếu tố cản trở cũng như nhiều điều kiện thuận lợi của xã hội ngày nay thúc đẩy trong sự tu hành, để giúp các phật tử dễ hiểu, Thượng tọa đã liệt kê ra và đánh giá những tác hại cũng như lợi ích của từng phần một rất cụ thể. Qua đó các Phật tử có thể thẩm định nghiêm túc để hoàn chỉnh việc tu của mình. 
 
 
 
Nhân đây, Thượng tọa nhắc nhở thêm về cái tính hai mặt trong sự phát triển của xã hội luôn đi song song với nhau, khiến việc tu hành của con người cũng luôn có nguy cơ chệch hướng. Không phải người tu nào cũng có thể nắm và tận dụng tối đa những mặt tích cực để đi xa hơn trên con đường tu hành. Nhiều người đã đi nhầm đường, khiến việc tu phải dừng lại hoặc tu không có kết quả, vì bị các yếu tố cản trở tác động. Do vậy, muốn tu hành tốt trong thời đại ngày nay cần phải có phương pháp tu tập khoa học và đúng đắn. 

Theo Thượng tọa: “Dù thời đại tiến đến đâu thì ta vẫn giữ chặt lòng tôn kính Phật, tôn kính một bậc Thánh nào đó hay tôn kính những bậc đáng kính. Cứ mỗi ngày lễ Phật với tất cả niềm tôn kính tuyệt đối. Thứ hai là thời đại này tài sản đến với ta nhiều hơn, cho dù luật pháp bảo vệ quyền sở hữu của ta nhưng trong tâm ta phải diệt trừ lòng tham. Thứ ba là chặt lòng trước những thông tin về tính dục, những hình ảnh hở hang. Thứ tư là tránh những khu vực ồn ào. Thứ năm là cầu Phật để giúp ta tìm được những Minh sư, tránh được những PR ảo của những người tu không chân chính. Thứ sáu là dành thời gian để tu tập thiền định giúp tịnh hóa tâm hồn thay vì lãng phí thời gian vào những việc vô ích. Thứ bảy là cố gắng rủ thật nhiều người cùng làm nhiều điều thiện nhưng đừng kể công mà hãy quên công đi vì đó là đại thừa, vì ngày nay làm điều thiện rất dễ. Thứ 8 là đừng tu một mình mà “Ăn cơm có canh, tu hành có bạn”. Chỉ những vị độc giác Phật không học cũng vẫn tự mình giác ngộ. Còn chúng ta tu tập là phải nương tựa vào các huynh đệ, giúp đỡ và hỗ trợ nhau. Trên tất cả là thiền định vì thiền luôn luôn là cốt lõi, là một trong những nội dung tu tập cực kỳ quan trọng của Phật giáo. Vì vậy, chúng ta hãy quyết tâm tu thiền dù thế giới có tiến đến đâu”. Thượng tọa đã thuyết giảng như thế, và không một phật tử nào là không hoan hỷ.

Cũng tại buổi thuyết Pháp, trong Pháp hội vừa có hơn 700 người đến từ nhiều nơi khác nhau đã phát tâm Quy y, trong đó đa số là thanh niên. Điều này cho thấy thanh niên hiện nay rất quan tâm đến Phật pháp, đến giáo lí tốt đẹp của Phật giáo. Bài Pháp thoại của Thượng tọa rất có ích cho việc tu tập của những phật tử mới này, giúp họ đi đúng con đường trong thời đại đầy biến động, ngay ngày đầu tiên trong đời trở thành phật tử. Còn với những người đã là phật tử lâu năm, đây chính là ánh sáng, soi rọi vào con đường tu tập của họ, để họ không bị lạc vào đường mê lối rẽ mà có bước đi đúng đắn, vững vàng trên đạo lộ giải thoát.
                                                                                             
Tuệ Đăng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Trường TCPH chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Phật sự địa phương 13:15 20/11/2018

Nhằm tôn vinh giá trị của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, vào ngày 20/11/2018, Ban giám hiệu cùng toàn thể tăng ni sinh trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng đã tổ chức ngày lễ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

Đồng Tháp: Trường TCPH tỉnh chúc mừng ngày 20/11

Phật sự địa phương 11:28 20/11/2018

Ngày 13/10/Mậu Tuất (19/11/2018), chư tăng ni trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp đã đến các tự viện chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 

Đắk Nông: Lễ đúc đại hồng chung và an vị tôn tượng Bổn sư

Phật sự địa phương 10:55 19/11/2018

Sáng ngày 12/10/Mậu Tuất (18/11/2018), tại chùa Bửu Thành (TT.Đức An, huyện Đắk Song), cùng Chư tôn thiền đức tăng, ni và bà con phật tử trang nghiêm tổ chức buổi lễ an vị tôn tượng Bổn sư, có ý nghĩa vô cùng quan trọng tại huyện nhà.

Hà Nội: Chùa Hòa Phúc tưởng niệm 30 năm ngày HT.Ngộ Chân Tử viên tịch

Phật sự địa phương 14:37 18/11/2018

Ngày 11/10/Mậu Tuất (17/11/2018), chùa Hòa Phúc (xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch của Hòa thượng Ngộ Chân Tử - Tổ Sư khai sơn chùa Hoằng Pháp.

Xem thêm