Hà Tĩnh: Lễ hội truyền thống chùa Chân Tiên
Sáng 22/4, UBND xã Thịnh Lộc phối hợp Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh tổ chức trọng thể lễ hội chùa Chân Tiên năm 2023.
Lễ hội truyền thống chùa Chân Tiên được tổ chức hàng năm vào ngày 3-3 âm lịch. Lễ hội năm nay diễn ra trong 3 ngày gồm phần dâng hương tế lễ và phần hội với các hoạt động giao lưu văn nghệ, thả hoa đăng, giải bóng chuyền nữ, giải kéo co nam….
Chùa Chân Tiên nằm trên đỉnh núi Tiên An (một trong 99 ngọn núi của dãy Hồng Lĩnh), thuộc xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà. Ngôi chùa nằm cách trung tâm tỉnh lỵ chừng 25 km theo quốc lộ ven biển này được xây dựng vào thời nhà Trần (thế kỷ XIII).
Dù đã được xây dựng từ lâu nhưng chốn đạo tràng này hiện vẫn giữ được sự thâm nghiêm, cổ kính, nét kiến trúc đặc trưng của đời Trần.
Đây là ngôi chùa cổ linh thiêng nên luôn được hương khói, phụng thờ chu đáo và tất cả các giá trị văn hóa, lịch sử, tâm linh đều được lưu giữ, bảo tồn và phát huy.
Đặc biệt, vào ngày rằm, mồng một, lễ tết..., chùa luôn có đông đảo đạo hữu gần xa, du khách thập phương và người dân lân cận đến phụng thờ, hương đèn, chiêm bái.
Theo các cứ liệu lịch sử, trong giai đoạn cận và hiện đại, chùa Chân Tiên là căn cứ luyện tập của nghĩa quân trong phong trào Cần Vương (từ năm 1885 – 1896) và cũng là nơi tập trung của tầng lớp nho sĩ biểu tình chống thuế ở xứ Trung Kỳ (năm 1908).
Đặc biệt, chùa là nơi tổ chức thành lập Chi bộ Đảng Yên Điềm (ngày 25/4/1930), nơi họp bàn kế hoạch hành động chống chiến tranh đế quốc (ngày 29/7/1930), nơi họp bàn kế hoạch ủng hộ cách mạng Tháng Mười Nga và tiến hành đợt đấu tranh mới của Huyện ủy Can Lộc (ngày 5/11/1930). Ngoài ra, đây còn là chỗ nương náu, tạm lánh của các chí sỹ yêu nước, các nhà cách mạng trong những ngày Đảng còn non trẻ...
Chùa Chân Tiên được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia vào năm 1992. Hiện, các cấp, ngành, nhà chùa đang có kế hoạch trùng tu, tôn tạo để đáp ứng nhu cầu văn hóa, tâm linh của người dân.
Mùa lễ hội năm nay, Ban Tổ chức đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa để thu hút hàng nghìn du khách gần xa và Nhân dân trong vùng tham gia.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện
Trong nước 07:00 22/11/2024Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Trong nước 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo
Trong nước 16:00 20/11/2024Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.
Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị
Trong nước 09:00 20/11/2024Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Xem thêm