Hai hạng người chống phá Đức Phật và Phật giáo là những ai?
Đó là những ai? Đó chính là hạng 'người độc ác với tâm đầy sân hận, và người có lòng tin với tà kiến', Đức Phật nói trong Kinh Tăng Chi bộ.
Hai loại người chống phá Đạo Phật, chống phá Đức Phật là ai
Trong Kinh Tăng chi bộ (tập 1, chương Hai pháp, phẩm Người ngu), Đức Phật có nói đến hai hạng người xuyên tạc Như Lai: “Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người độc ác với tâm đầy sân hận, và người có lòng tin với tà kiến. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai”.
Như vậy, Đức Phật cho biết hạng người thứ nhất là người độc ác với tâm đầy sân hận. Hạng người thứ hai là người có lòng tin với tà kiến, tức là người có niềm tin mê lầm (không có chánh kiến, xây dựng niềm tin trên cơ sở tà kiến, nhận thức hiểu biết sai lầm, lệch lạc).
Hạng người độc ác với tâm đầy sân hận là những ai? Là người đại diện cho cái xấu, cái ác, không có niềm tin và nếp sống hướng thiện, không tin nhân quả, kiêu mạn, hiếu chiến, oán ghét người đạo đức, người tu hành. Đó là ác ma và quyến thuộc, bè đảng của ác ma. Ngoài ra còn có một số thành phần ngoại đạo và các thế lực đen tối luôn sống trong sân hận, thù hằn, ganh ghét, đố kỵ, nghi ngờ, họ luôn có thành kiến, ác cảm với đạo Phật, với người tu học Phật và luôn tìm mọi cách chống phá.
Hạng người này xuyên tạc Đức Phật và giáo pháp của Ngài như thế nào? Để ngăn chặn cái thiện phát triển, chống phá người tu hành và những thành quả của họ, hạng người này tìm cách dẫn dụ những người có niềm tin chưa vững chắc, thiếu hiểu biết Chánh pháp, đầu độc họ bằng niềm tin lệch lạc, mê lầm (tà kiến), bằng hành vi và lối sống buông thả, phóng túng, trái với giới luật và giáo pháp của Đức Phật. Chúng có thể giả làm người xuất gia, cư sĩ hoặc người đang tìm hiểu đạo để tiếp cận môi trường Phật giáo, trình bày sai lạc Chánh pháp, giới luật, khiến Phật tử tu học không đúng Chánh pháp, sống đời sống vượt ra ngoài nền nếp đạo đức. Họ xuyên tạc sự thật, phỉ báng Tăng Ni, khiến cho những người Phật tử thuần thành bỏ đạo, mất niềm tin thanh tịnh, nội bộ Phật giáo chia rẽ, mất hòa hợp. Hoặc chúng lôi kéo, dẫn dắt người Phật tử theo con đường mê tín dị đoan, tà kiến ngoại đạo.
Còn hạng người thứ hai xuyên tạc Đức Phật và giáo pháp của Ngài là người có lòng tin tà kiến. Họ là những ai? Đó là những người mê tín (không có chánh kiến), cuồng tín, những người có niềm tin cực đoan và những người kiêu mạn. Họ tin vào nhận thức hiểu biết sai lầm, lệch lạc, tiêu cực, không phù hợp chân lý, không có giá trị lợi ích cho bản thân và người khác, thậm chí gây ra nhiều tác hại từ nhận thức và niềm tin mê lầm đó. Đa phần hạng người này là ngoại đạo, còn gọi là tà kiến ngoại đạo.
Bình Anson giới thiệu về Kinh Tăng Chi bộ
Kinh Anguttara Nikàya, dịch là Kinh Tăng Chi Bộ, là bộ thứ tư trong năm bộ kinh tạng Pali: Dìgha Nikàya (Kinh Trường Bộ), Majjhima Nikàya (Kinh Trung Bộ), Samyutta Nikàya (Kinh Tương Ưng Bộ), Anguttara Nikàya (Kinh Tăng Chi Bộ), và Khuddaka Nikàya (Kinh Tiểu Bộ).
Bộ kinh nầy được Hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ tạng Pali sang Việt ngữ năm 1976-1977, và được Viện Phật Học Vạn Hạnh, Sài Gòn, ấn hành năm 1980-1981. Trong chương trình phiên dịch và ấn hành Ðại tạng kinh Việt Nam, bộ kinh được hiệu đính thành 4 tập và tái bản năm 1996, qua số thứ tự 21, 22, 23, và 24.
Kinh Tăng Chi Bộ là một bộ kinh được sắp theo pháp số, từ một pháp đến mười một pháp, phân thành 11 chương (nipàtas). Mỗi chương lại chia thành nhiều phẩm (vaggas). Chương Một Pháp (Ekaka Nipàta) gồm các kinh đề cập đến một pháp. Chương Hai Pháp (Duka Nipàta) gồm các kinh có liên quan đến hai pháp, v.v... và tuần tự như thế đến Chương Mười Một Pháp (Ekàdasaka Nipata) gồm các kinh có đề cập đến 11 pháp. Tổng cộng số kinh được ghi nhận là 2,308 bài kinh, nhưng con số này không thống nhất vì số kinh phân biệt không được rõ ràng, và có học giả tính theo số đoạn, tổng cộng là 7,557.
Kinh Tăng Chi Bộ của tạng Pali có bộ chữ Hán tương đương là Kinh Tăng Nhất A-hàm (Ekottara-Agama) do ngài Tăng-già Ðề-bà (Sanghadeva) dịch từ bộ chữ Sanskrit năm 397 TL, trong đời nhà Tiền Tần, và đã được quí ngài Hòa thượng Thích Thiện Siêu và Thích Thanh Từ dịch sang Việt văn (Ðại tạng kinh Việt Nam, số 25, 26, 27).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nguyễn Du - Tiếng lòng thiên thu
Nghiên cứu 23:14 20/12/2024Thơ và thiền là đôi cánh đại bàng tung bay trên bầu trời Đông phương và Tây phương suốt từ nghìn xưa cho đến ngày nay.
Nguyện giải thoát ngay hiện tiền
Nghiên cứu 13:41 18/12/2024Trong nhà Phật, lời nguyện có thể gặp ở bất kỳ kinh sách nào. Hầu hết các lời nguyện đều lớn vô cùng và trải dài vô cùng tận. Trong các chùa Thiền tông, chúng ta thường nghe tới Tứ hoằng thệ nguyện, nơi câu đầu “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” (Nguyện giải thoát vô số chúng sinh) đã mang tâm lượng vô biên, vô cùng tận.
Đời tu của tôi
Nghiên cứu 09:32 18/12/2024Đời tu của tôi có những cái dễ nhưng cũng gặp những cái khó. Trong cái khó thật ra tôi không tính toán cũng không suy nghĩ phải làm sao, tôi chỉ âm thầm xin Tam Bảo gia hộ. Ai làm gì nói gì, tôi cứ lặng thinh mà chịu chờ Tam Bảo gia hộ, rồi cái tốt đẹp sẽ đến, tôi không có phản ứng để chống chọi gì hết.
Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích ở Bắc Ninh
Nghiên cứu 11:12 17/12/2024Ngôi cổ tự Phật Tích (tên gọi khác là chùa Vạn Phúc) toạ lạc trên núi Phượng Hoàng, Tiên Du, Bắc Ninh là nơi lưu lại dấu ấn truyền bá Phật giáo ở vùng Bắc bộ hơn nghìn năm. Chùa Phật Tích còn được biết đến là nơi lưu giữ 2 bảo vật quốc gia: Tượng Phật A-Di-Đà và bộ tượng 10 linh thú đá.
Xem thêm