Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 27/12/2022, 17:00 PM

Hai kiếp thú, một kiếp người

Lý thư sinh vội cúi người xuống nhìn và phát hiện ra trên tay trái của Trần thư sinh vẫn còn một cái dấu vết là móng của con heo, và trên lưng có dấu vết là 9 cái vẩy của con tê tê hiện ra rõ mồn một. Lý thư sinh nhìn xong kinh ngạc, rồi thở dài mãi không thôi.

Vào những năm Đồng Trị triều đại nhà Thanh, có một câu chuyện được lưu truyền rộng khắp trong dân gian như sau:

Khoảng năm 1862 -1875, ở phủ Hoàng Châu, Hồ Quảng có tổ chức một kỳ thi. Trong kỳ thi ấy có một vị thư sinh họ Lý quê quán ở Hy Thủy, Hồ Bắc đến ứng thí. Anh ta ở cùng phòng với một người đồng hương họ Trần cũng tới dự thi.

Họ Lý cảm thấy rất kỳ lạ bởi vì người họ Trần này dù là làm việc gì hay bất kể lúc nào thì bên tay trái của anh ta đều đeo một chiếc găng tay màu đỏ và mặc áo dài che phủ. Cho dù trời nắng nóng đến mấy anh ta cũng không cởi chiếc găng tay này ra.

Mọi người sống cùng phòng, ai nấy đều cảm thấy họ Trần rất kỳ quái. Họ to nhỏ bàn tán với nhau về những nghi hoặc và phỏng đoán của mình để giải thích cho việc này. Chỉ có Lý thư sinh là im lặng, không lên tiếng. Sau khi cuộc thi được tổ chức xong, mọi người đều chờ đợi kết quả nên không ai trở về nhà ngay.

Dấu vết nghiệp trong guồng quay luân hồi

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Một hôm, khi các bạn sống cùng phòng đều đã đi ra ngoài, trong phòng chỉ còn lại một mình Lý thư sinh. Trần thư sinh đột nhiên nói:

-Lý huynh, ta thấy huynh là người thành thật nên rất tin tưởng ở huynh. Ta có chuyện muốn kể với huynh. Huynh có biết vì sao mà ta luôn phải mang găng tay và mặc áo dày kể cả những hôm trời nóng bức hay không? Đó là vì ta trải qua luân hồi ba đời mới được là người đấy!.

Lý thư sinh nghe xong giật mình hỏi:

– Trần huynh nói gì vậy?

Trần thư sinh trầm tĩnh nói:

– Lý huynh hãy từ từ nghe ta kể…

Ta nhớ kiếp trước nữa ta là một con tê tê. Vào năm ấy trời hạn hán kéo dài, mấy tháng liền mà không có một hạt mưa. Vì thế ta cũng rất ít khi được uống nước, thậm chí còn phải chịu khát một thời gian dài. Hơn nữa loài vật chúng ta không thể được tùy tiện xuống núi.

Hôm đó vì quá khát nên ta đã xuống chân núi để đi đến bờ sông tìm nước uống. Khi vừa đến gần bờ sông, ta lại phát hiện ra ở ngay bên cạnh bờ sông có một phụ nữ đang mang thai ngồi ở đó giặt quần áo. Lúc ấy, ta liền nghĩ: “Nếu giờ mình xuống bờ sông, chắc chắn sẽ khiến người phụ nữ mang thai kia sợ hãi. Có thể mình sẽ hại chết hai mạng người. Nhưng nếu không xuống thì mình sẽ chết vì khát”.

Ta đứng ở đó do dự, suy nghĩ một hồi lâu và cuối cùng quyết định: “Một mình mình chết khát vẫn còn tốt hơn so với hai người chết”. Thế là ta đã chọn cách chịu khát mà chết.

Sau khi chết xuống âm phủ, Diêm Vương nói với ta: ” Lần này ngươi đã tích được đại đức nên có thể được chuyển sinh đến một nơi tốt.”

Ta nói rằng bản thân không muốn chuyển sinh, nhưng Diêm Vương nói rõ ràng rằng: "Không thể thuận theo ý của ngươi được!”

Thế là đời sau ta chuyển sinh thành một con heo. Chủ của ta là một đôi vợ chồng già nhưng không có người con nào. Họ chăm sóc và đối xử với ta tốt. Ta cũng rất nhanh lớn, chớp mắt cái mà đã đến cuối năm. Hai vợ chồng ông lão bàn bạc với nhau đem ta đi bán. Ta nghe thấy và thầm nghĩ: “Chẳng phải lại sắp bị chết sao? Mình phải chạy mau”.

Ngày hôm sau ta chạy trốn được lên ngọn núi gần nhà và ẩn náu ở trên đó. Hai vợ chồng ông lão đưa cả người mua heo đi bốn phía tìm kiếm, hô hào. Ta ở trong bụi rậm cảm thấy lòng mình vô cùng khó chịu.

Trong đầu ta, những suy nghĩ đối lập nhau cứ liên tục hiện ra, lúc thì thúc giục ta “Ra ngoài đi!” nhưng vừa dứt suy nghĩ ấy thì suy nghĩ “Đi ra ngoài là chết!” lại xuất hiện. Ta cứ nghĩ đi nghĩ lại như vậy một hồi, nếu không đi ra ngoài thì uổng phí công nuôi dưỡng và tiền bạc của hai vợ chồng họ. Cuối cùng ta đi ra ngoài và lại chết một lần nữa.

Sau khi chết xuống âm phủ, Diêm Vương lại nói:” Lần này ngươi lại tích được đại đức nên có thể được chuyển sinh làm người.”

Ta nói rằng không muốn chuyển sinh. Diêm Vương nói: ” Bởi vì cả hai lần ngươi đều là suy nghĩ cho người khác mà hy sinh chính mình, tích được đại đức. Cho nên lần này ngươi được đầu thai thành một người tốt để hưởng phúc.” Và đó chính là ta ở kiếp này.

Vừa nói, Trần thư sinh vừa kéo bao tay ra và nói:

– Lý huynh không tin có thể xem, trên người ta vẫn còn dấu vết 2 đời trước.

Lý thư sinh vội cúi người xuống nhìn và phát hiện ra trên tay trái của Trần thư sinh vẫn còn một cái dấu vết là móng của con heo, và trên lưng có dấu vết là 9 cái vẩy của con tê tê hiện ra rõ mồn một.

Lý thư sinh nhìn xong kinh ngạc, rồi thở dài mãi không thôi. Từ đó trở đi, Lý thư sinh ngẫm nghĩ rất nhiều về nhân sinh kiếp người, thấy những trò vui thế gian, tiền tài, quan chức… chỉ như phù du. Một khi luân hồi chuyển kiếp, chẳng còn lại gì. Lỡ như tạo nghiệp lại xuống làm những loài súc sinh, đủ thứ đau khổ, chẳng biết đến bao giờ mới có lại thân người. Thế nên, ông từ bỏ các cuộc thi làm quan, một lòng hướng thiện, quyết chí tu học theo Phật Pháp.

Lạm bàn: 

Có được thân người là vô cùng trân quý, vì rằng có thân người mới có thể tu hành đắc lực, nhanh chóng thành tựu, vượt trội hơn so với tất cả các cảnh giới khác như cõi trời, cõi thần, ma quỷ, súc sinh…

Ở cõi trời, cõi thần, thì quá nhiều dục lạc. Sự sung sướng lôi cuốn quá mạnh khiến cho không còn muốn tu hành gì nữa.

Ở cõi súc sinh, bản năng quá mạnh, lại ngu si, kém hiểu biết, chịu nhiều thống khổ, rất khó tu được cái gì.

Ở cõi ma quỷ, do không có thân xác vật chất, cũng chẳng thể làm được gì nhiều. Vọng tưởng quá mạnh khiến cho không thể tập trung tu hành gì được.

Ở địa ngục, cực hình liên tục, đau đớn che mờ tất cả, đương nhiên là chỗ khó tu hành nhất.

Chỉ có cõi người có thân vật chất, vừa có thể học được các giáo lý, do ngôn ngữ phát triển, có chữ viết để lưu truyền tri thức. Có thân xác và nhiều điều kiện để thực hiện những việc công đức lành, bố thí, giúp người, trì giới, công phu tu tập .v.v… Lại không bị lôi kéo quá mạnh bởi sự hưởng lạc như các cõi thần – tiên – chư thiên.

Cho nên, mỗi người đều nên trân quý kiếp làm người này, đem tất cả công sức, thời gian để tu học chánh Pháp Như Lai, tích chứa công đức, tiến tu giải thoát. Thay vì để thời gian trôi qua uổng phí với những trò vui vô thường của thế gian.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Tư liệu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Tư liệu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Tư liệu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Tư liệu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Xem thêm