Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 01/11/2022, 10:09 AM

Thực hư về ngôi làng luân hồi tái sinh ở Trung Quốc

Có một ngôi làng nổi tiếng ở Trung Quốc là Bình Dương, nằm ở huyện Dong Giang, tỉnh Quý Châu còn được gọi là “làng tái sinh”, ngôi làng có khoảng 7.800 người nhưng có đến hơn 110 người dân có khả năng nhớ lại kiếp sống của mình trong quá khứ.

Họ vẫn thường kể về những sự kiện, gia đình, và người thân trong kiếp sống trước đây.

Mặc dù nằm ở vị trí khá hẻo lánh, nhưng “làng tái sinh” Bình Dương đã thu hút không ít người đến tìm hiểu thực hư. Thậm chí, một chương trình thực tế bằng tiếng Hoa đã được thực hiện để làm sáng tỏ các câu chuyện tái sinh luân hồi mà không ít người vẫn đang ngờ vực. Theo chỉ dẫn của người dân trong làng, một phóng viên đã đến Bình Dương để gặp gỡ các nhân chứng sống và kể về câu chuyện của họ trong kiếp sống trước.

Phóng viên đến thăm nhà một “người tái sinh” ở Bình Dương (ảnh chụp từ video)

Phóng viên đến thăm nhà một “người tái sinh” ở Bình Dương (ảnh chụp từ video)

Dưới đây là 5 trong số rất nhiều trường hợp tái sinh đã được biết đến ở Bình Dương:

Trường hợp 1

Ngô Hiểu là cậu bé 8 tuổi hiện đang sinh sống tại thôn Mã Điền thuộc Bình Dương. Năm lên 3, khi gặp một người đàn ông lớn tuổi trong làng, cậu bé liền cởi chiếc giày của mình và đánh liên hồi vào người đàn ông nọ. “Ta phải đánh ngươi đến chết, thằng con rể xấu xa, thằng con rể xấu xa!” Sau đó, Ngô Hiểu kể lại rằng trong kiếp sống trước, cậu tên là Ngô Tố Đức. Ông Ngô quá cố từng có hai người con trai và hai con gái, và người đàn ông bị Ngô Hiểu đánh chính là chồng của một trong hai người con gái của ông.

Trường hợp 2

Một trong những người dân tộc Động thiểu số ở Bình Dương kể rằng cô là người Hán trong kiếp sống trước đây. Khi còn nhỏ, mặc dù sinh ra và lớn lên giữa những người Động, nhưng cô lại thường ở một mình trên gác trong khi những đứa trẻ khác vui đùa bên dưới. Cô cho biết cô có thể hiểu ngôn ngữ của người Động, nhưng lại không thể nói được thứ tiếng này. Thay vào đó, cô chỉ nói tiếng Quan Thoại, vốn là ngôn ngữ cô thường dùng khi còn là một người Hán.

Năm lên 2 tuổi, cô kể với mẹ mình trong kiếp sống hiện tại về nơi cô đã sinh ra trước kia, về hai đứa con trai và con gái mà cô đã sinh hạ, và rằng cô đã qua đời từ năm 1962…

Khi đến thăm một ngôi trường trong làng, cô nghe thấy giáo viên gọi tên một học sinh nam và nữ. Ngay lập tức, cô liền nói rằng: “Chúng là con trai và con gái của tôi đó. Tôi biết tên chúng, tôi đã đặt hai cái tên này trong đời trước mà”.

Một người đàn ông ở Bình Dương kể về câu chuyện luân hồi tại địa phương (Ảnh: Youtube)

Một người đàn ông ở Bình Dương kể về câu chuyện luân hồi tại địa phương (Ảnh: Youtube)

Trường hợp 3

Tại Bình Dương có một cậu bé tên là Ngô. Khi mới 3 tuổi, Ngô kể rằng trước kia mình từng là một con lợn trắng. Khi người bán thịt tìm cách giết mổ con lợn này, nó bèn vùng thoát và chạy lên những ngọn đồi gần đó. Nhưng không may, nó lại bị người ta bắt và đem trở lại làng, rồi bị mổ lấy thịt. Khi đã đầu thai thành bé trai trong kiếp sống này, Ngô vẫn nhớ lại cảm giác kinh hoàng ngày xưa. Vì vậy, mỗi lần gặp người bán thịt nọ, cậu lại khóc thét lên rồi vùng chạy đi mất.

Trường hợp 4

Cũng tại thôn Mã Điền ở Bình Dương, một cô gái tên là Ngô Xuân Lệ tổ chức đám cưới trong tháng 11/2008. Hôm đó, một thanh niên kém cô 8 tháng tuổi là Ngô Vu Hoành đã đến dự hôn lễ với tư cách là… cha của cô.

Trong cuộc đời trước kia, Ngô Vu Hoành (khi đó tên là Ngô Kim Tuệ) qua đời do bệnh tật khi mới 27 tuổi, để lại đứa con gái mới 8 tháng tuổi phải sống côi cút cùng bà nội. Sau đó, Ngô Vu Hoành đầu thai vào một gia đình trong cùng làng như hiện tại.

Năm lên 4 tuổi, Ngô Vu Hoành đến thăm nhà của “con gái” Ngô Xuân Lệ. Cậu bé cũng kể về món nợ tiền kiếp đã theo mình suốt cả cuộc đời:“Khi chuẩn bị kết hôn, tôi có vay 20 nhân dân tệ từ một người đàn ông tên Ngô, và tôi vẫn chưa hề trả món nợ này”. Sau đó, Vu Hoành vẫn liên tục nhắc đến món nợ ngày xưa: “Tôi thật sự xin lỗi vì đã không trả nợ… Tôi rất tiếc”.

Cha của Vu Hoành bèn đến gia đình của Ngô Xuân Lệ và được bà nội cô gái xác nhận về món nợ của cậu con trai quá cố. Ông đã phải thay mặt Hoành trả 20 tệ cho người đàn ông tên Ngô, chỉ sau đó, Hoành mới thôi không nhắc đến món nợ này nữa.

Một “người tái sinh” ở Bình Dương kể về kiếp sống trước của mình (Ảnh: Youtube)

Một “người tái sinh” ở Bình Dương kể về kiếp sống trước của mình (Ảnh: Youtube)

Trường hợp 5

Một người đàn ông 48 tuổi tên là Ngô Di Nhẫm kể rằng, khi mới 3 tuổi, ông đã nhớ về kiếp sống trước của mình là một người phụ nữ mang tên Diêu Minh Nhiên.

Cô gái Diêu Minh Nhiên từng kết hôn với một người họ Dương và sinh hạ hai cô con gái. Khi mang thai đứa con thứ ba, cô đã bị sẩy thai rồi qua đời. Cho đến nay, dù đã chuyển sinh thành nam giới mang tên Ngô Di Nhẫm của hiện tại, nhưng ông vẫn có thể hồi tưởng lại nỗi đau khi bị sẩy thai.

Khi Diêu Minh Nhiên hấp hối nằm trên giường, mẹ cô nói rằng: Những người phụ nữ phải chịu đựng quá lớn khi sinh, thì trong đời kế tiếp, họ sẽ được đầu thai thành nam giới. Sau đó, Diêu Minh Nhiên qua đời và chuyển sinh thành một con côn trùng giống đực. Rồi từ con côn trùng ấy, sau khi chết, lại thác sinh thành cậu bé trai trong gia đình họ Ngô, và đó chính là Ngô Di Nhẫm ngày nay.

Khi Di Nhẫm còn trẻ, cậu có thể nhận ra những người thân quen của Diêu Minh Nhiên xưa kia. Ngay cả hai cô con gái của Minh Nhiên cũng nhận ra cậu chính là người mẹ đã quá cố của chúng.

Những câu chuyện được liệt kê trên đây chỉ là một con số rất nhỏ của hơn 110 người dân hiện đang sinh sống tại Bình Dương. Người dân trong vùng vẫn thường truyền tai nhau về cuộc đời trong tiền kiếp của họ, và gọi nhóm người này là những “người tái sinh”. Ngày nay, nếu đến Bình Dương, khu vực nằm trong vùng giao giới của ba tỉnh Quý Châu, Quảng Tây, và Hồ Nam, bạn vẫn sẽ được gặp những con người đặc biệt ấy. Cho dù bạn có tin hay không vào “chuyển sinh” và “luân hồi”, thì hãy lắng nghe tâm sự của họ, để rồi trân trọng hơn cuộc sống hiện tại ngày hôm nay – bởi mỗi kiếp người chỉ có 100 năm…

Nguồn: https://thienphatgiao.org/

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Trời thu, lá úa, vọng niệm vô thường

Tư liệu 09:11 24/11/2024

Bài thơ “Cảnh mùa thu” của Thanh Sĩ (1928 – 1973) là viết theo thể thơ đường luật, vần bằng, tám câu. Với những câu tả cảnh đối nhau, tác giả giúp người đọc nhận thức rõ và sâu sắc về tính biến hóa vô thường ở vạn vật...

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Xem thêm