Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 11/02/2014, 10:49 AM

Hái lộc phải biết giữ gìn màu xanh của đất trời

“Với tâm ý sẽ đón được nhiều lộc về nhà trong năm mới nên vào thời khắc Giao thừa, người dân Việt đua nhau đi hái lộc ở các cơ sở thờ tự”.

Hái lộc đầu xuân vào dịp thời khắc Giao thừa là một trong những phong tục ngày Tết ở Việt Nam đã có từ rất lâu. Tuy nhiên, theo Đại đức Thích Minh Giác (Hà Nam) cho biết: “Đây không phải là một phong tục của đạo Phật. Ở đây, lộc xuân có hai nghĩa. Đó là nhánh cây non và bổng lộc.

Đối với việc hái lộc đầu xuân, một nhánh lộc là một mầm non vừa nhú ra từ thân cây. Theo tục người xưa, đầu năm, người dân thường ghé lại các cây cổ thụ trong các cơ sở thờ tự như Đền, Chùa, Miếu, Phủ... để hái một nhánh non đem về treo trước nhà hoặc chưng trên bàn thờ để hy vọng rước được phước lộc về cho gia đình.

Bởi lộc tượng trưng cho những gì mới được hình thành, những niềm vui và may mắn đang ở phía trước. Cái mong manh của chồi non cần được chăm sóc, để mang lại sức sống và cả những điều tốt đẹp đến với chúng ta, đồng thời hoàn thiện chính mình.
 Vào thời khắc Giao thừa, việc hái lộc như này đang diễn ra phổ biến
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự lạm dụng và hiểu nhầm ý nghĩa tượng trưng tục hái lộc đầu xuân đã gây ra sự phá hoại môi sinh. Cứ đến lúc giao thừa, đa phần người đi lễ chùa lại “bẻ lộc” hoặc “bẻ cành”. Với quan niệm lộc/cành càng to, lộc càng nhiều.

Mỗi chúng ta, trước hết cần phải hiểu đúng những “ngôn từ” hái lộc. Từ “hái lộc” ở đây không chỉ có nghĩa là tay người ngắt từ cành cây một đóa hoa, một quả ngọt hoặc một nhánh non vừa mới nhú. Mà từ hái khi được người xưa ghép với từ lộc mang một ý nghĩa rất nhân bản. Qua đó, muốn gởi gắm cho con cháu một ý nghĩa về giáo dục rất sâu xa. Đó là đạo lý nhân quả rất đơn giản trong cuộc sống hằng ngày.

Tức là những may mắn, những quả phúc và cả niềm hỷ lạc mà ta gặt hái được phải xuất phát từ bản tâm, từ hành động, từ lời nói và ý nghĩ thiện lành mà chúng ta đã gây tạo. Do vậy, việc hái lộc nếu xét về mặt nhân văn chứa thì nó chứa đựng một đạo lý hết sức tinh tế. Đó là những điều may mắn, điều mà ta ước mơ, mong cầu trong tương lai.

Ước muốn tốt đẹp đầu xuân ta gặp được như một sự ban tặng của thiên nhiên, của đất trời, của chư Phật mười phương. Khi điều ước muốn ấy đã đủ duyên, tức đã hội đủ sự giao cảm giữa tâm và vật, giữa nhân duyên và kết quả.

Đất trời đổi mới, vạn vật chuyển mình và tâm thức con người trong sáng, đã gột tẩy mọi ưu phiền, buông xả mọi phiền não. Chính giờ phút ấy, quả phúc chúng ta đã gieo trồng cũng hội đủ nhân duyên mà kết thành quả vậy. Chứ không phải cứ hái lộc to, bẻ cành lớn thì phúc lộc mới đến với mình.

Vì thế, tâm thức của người khi hái lộc trước hết phải là một tâm thức thật sự thanh tịnh và thuần khiết thì lộc mà chúng ta hái được, nhận được, gặp được mới thật sự tốt đẹp và lợi ích. Khi ấy, phúc lộc mà ta nhận được mới thật sự của ta, chính nó do ta gieo trồng từ tâm thức thuần khiết thanh tịnh.

Thực tế hiện nay, cho dù ở nhà đã có hoa, có cây nhưng người phật tử đến chùa để xin một nhánh lộc đầu xuân, một nhánh cây hay một cành hoa nhỏ. Bởi chùa là chốn đạo tràng thanh tịnh. Phật tử tin tưởng rằng sự thanh tịnh an vui của chốn thiền môn thấm nhuần cả nơi hoa cỏ, cây cối chung quanh.

Tâm của các vị tu hành thanh tịnh thì cõi đời cũng trở thành thanh tịnh. Nhận được một cành lộc đầu xuân người phật tử đem về nhà để vào chỗ cao ráo, sạch sẽ, hoặc chưng nơi bàn thờ để mong được sự che chở, bảo vệ của chư Phật.

Khi đem một nhánh cây hay một cành hoa về nhà với niềm tin và sự an vui tràn đầy trong lòng thì đó tức là phép mầu đã thể hiện. Tâm ta đã vượt ra khỏi giới hạn của sự thấy biết hạn hẹp mà đi vào chốn vô cùng. Cành lộc đầu xuân trở nên sáng chói trong lòng ta và tỏa chiếu ra cả bên ngoài.

Với tâm an vui, rực sáng đó, chúng ta sum họp gia đình thì lòng ta tràn đầy sự thương yêu của những người thân. Nụ cười của chúng ta trở nên thật hồn nhiên tươi sáng, thanh thoát như nụ cười đức Phật Di Lặc.

Với lòng tràn ngập tình thương yêu và trí sáng suốt như thế chúng ta tiếp tục tận hưởng ba ngày xuân tươi thắm: Thăm viếng bà con, bạn bè, lì xì mừng tuổi trẻ thơ, lễ bái cúng giỗ các vị tiền nhân, cúng dường ngôi Tam Bảo."

Bùi Hiền

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm