Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 20/06/2017, 12:51 PM

Hai mặt cuộc đời

Chúng ta sống làm sao để cho cuộc đời trở nên có ý nghĩa hơn, có yêu thương, có hiểu biết, có cảm thông, có từ bi và sẵn sàng tha thứ cho nhau. Sống tốt đạo đẹp đời là phương châm của Phật giáo thời Lý-Trần, biết đem những điều hay lẽ phải để khích và khuyên nhủ mọi người sống tốt hơn. Còn như chúng ta tự dưng phá bỏ chân lý tốt đẹp của ông cha ngày trước, để thay vào đó là quan niệm ích kỷ hẹp hòi, bảo thủ cố chấp, cậy thế ỷ quyền mà đánh mất giá trị đạo đức chân thật vì đời đạo không thể tách rời nhau.

Chuyện đạo và đời giống như hai mặt của một đồng tiền. Nếu không có cuộc đời thì sẽ không có đạo pháp và dân tộc, đời và đạo nương nhau mà làm thành cho nhau qua nguyên lý duyên sinh nhân quả nghiệp báo. Phật pháp chẳng lìa thế gian, vì khổ đau là thực tế của cuộc sống bởi do tham giận si mê mà ra. Phật pháp ngay nơi cuộc sống hằng ngày với những việc làm bình thường từ nơi ăn uống, ngủ nghỉ, gánh nước, bửa củi, lặt rau, rửa chén, quét nhà, đi đại, đi tiểu tất cả đều là Phật pháp.

Cuộc đời là một dòng biến thiên thay đổi theo thời gian nhưng nỗi khổ niềm đau vẫn không chừa bỏ một ai. Con người phải khổ sở vì những thứ tình. Tình ở đây gồm đủ các loại: tình vợ chồng, tình cha con, tình anh em, tình yêu, tình bạn, tình đời đen trắng, v.v… Nhờ có khổ như vậy chúng ta mới tìm đến chùa học hỏi, chiêm nghiệm và tu sửa mong sao cho hết khổ.

Nhân loại mà phế bỏ hết tình cảm thì đâu còn là người nữa, quan niệm tu như vậy đang hình thành ở một số người thiếu suy nghĩ chín chắn! Chúng ta có thể đau khổ do mất mát tình cảm, vì không có sự cảm thông và tha thứ cho nhau. Tu là sửa, là thay đổi chuyển hóa. Từ đau khổ chuyển thành an vui, từ ích kỷ, chiếm hữu thành tình thương chân thật. Học đạo mà chỉ biết thương hình tượng Phật, quý mến thầy mình thôi, mà phế bỏ việc gia đình là người chưa biết tu.

Có bao giờ chúng ta tự hỏi lại mình sinh ra đời để làm gì? Hay là để chạy theo tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, rồi lớn lên lập gia đình, sinh con đẻ cái nối dõi tông đường? Ðể gây dựng một sự nghiệp cho một lý tưởng chính trị, kinh tế, xã hội, và nhiều vấn đề khác v.v…?

- Khi ta khôn lớn trưởng thành xây dựng hạnh phúc gia đình để thỏa mãn tình cảm nhục dục hay lấp vá những nỗi niềm cô đơn, mà là để học sự thương yêu bằng trái tim hiểu biết và sống chung hòa hợp.

- Khi ta sinh con đẻ cái không phải để kế thừa gia tộc hay để nhờ vả khi tuổi già, mà chính ta biết cách học làm cha mẹ, sống có ý thức trách nhiệm thương yêu dạy dỗ giúp con nên người.

- Khi ta làm vua hay chủ tịch một nước không phải để ăn trên ngồi trước, cửa quyền quan liêu bóc lột của dân, mà là để học cách thương yêu dân, lo cho dân, vì dân.

- Khi ta làm bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ không phải để có nhiều tiền hay danh vọng, mà là để học cách thương yêu giúp đỡ lẫn nhau để cứu chữa thân bệnh cho nhiều người.

- Khi ta làm bác học, kỹ sư không phải để chế ra những vũ khí máy móc giết người hay bần cùng hóa nô lệ con người, mà là để đóng góp xây dựng văn minh tiến bộ khoa học vật chất, phục vụ nhân loại tốt hơn.

- Mỗi người là một bàn tay để góp phần ổn định an sinh đời sống cho xã hội, với những ngành nghề khác mà hỗ trợ cho nhau để bảo tồn mạng sống đầy đủ về hai phương diện vật chất lẫn tinh thần.

- Chúng ta không phải là những tín đồ giống như đàn cừu non sống như cái máy, mà chúng ta là những con người với bàn tay và khối óc, biết linh hoạt, biết uyển chuyển, biết yêu thương bằng tình người trong cuộc sống.

Khi con người biết huấn luyện đúng cách với các loài vật, đúng theo mô típ đạo đức thì mọi thứ sẽ nằm trong vòng kiểm soát. Nhưng, nền giáo dục của một con người đối với một cộng đồng xã hội, đang nắm giữ giai trò lãnh đạo nếu thiên về quyền lực nặng về chủ nghĩa cá nhân thì nơi đó sẽ trở nên lạc hậu.

Chúng ta chỉ cần nhìn thấy sự phát triển ở nơi đó như thế nào và sự lớn mạnh của các tập tục tín ngưỡng dân gian có tính cách giết hại và mê tín. Chiến tranh có thể giết hại một số người, nhưng còn có thỏa hiệp kêu gọi hòa bình thì sự tổn hại con người sẽ được chấm dứt. Tuy nhiên nếu con người ngu dốt, sẽ làm ảnh hưởng cả nhiều thế hệ. Chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa độc tài và các quyền lực phong kiến vẫn còn đang ngự trị ở một số nơi. Ngu dốt nói cho rõ là không tin nhân quả và cho rằng chết là hết hoặc chấp nhận có đấng ban phước giáng họa, do quan niệm sai lầm mà không có sự chiêm nghiệm suy xét.

- Tham sân si là ba thứ phiền não lớn trên thế gian này, chúng có công năng gây cho nhân loại chiến tranh, gia đình ly tán, không đoàn kết, tạo ra ân oán hận thù mà tìm cách giết hại lẫn nhau dưới nhiều hình thức. Nhận thấy sự tác hại khủng khiếp ấy, nên đức Phật khuyên nhủ mọi người sống có ý thức và trách nhiệm, trước tiên là phải tin sâu nhân quả và rèn luyện phẩm chất đạo đức để sống hạnh phúc trong giờ phút hiện tại. Nhờ vậy chúng ta ngày càng giảm bớt phiền muộn khổ đau.

- Ăn chay không chỉ nuôi lớn lòng từ bi đối với sự sống của muôn loài vật trên thế gian này. Nhờ vậy giảm bớt khổ đau do nhân giết hại gây ra. Chiến tranh binh đao, sóng thần động đất, thiên tai lũ lụt, ô nhiễm môi trường là nguyên gây ra bạo động hận thù. Chúng ta ăn chay để giảm bớt nỗi khổ niềm đau của các loài vật, vì ai cũng tham sống sợ chết. Chớ giết, chớ xúi bảo người giết và không nên hoan hỷ khi thấy người khác giết hại. Ăn chay để góp phần bảo vệ môi trường, ngăn chặn tình trạng hâm nóng toàn cầu.

Sắc đẹp, sức khỏe, tiền tài, danh vọng và mạng sống lâu dài. Đây là những nhu cầu cần thiết mà chúng ta ai cũng mong muốn. Khi còn bé nhỏ, ai cũng ao ước mình mau khôn lớn trưởng thành để có thể thực hiện những gì mình ôm ấp bấy lâu nay. Còn những người đã từng làm ông bà cha mẹ, trải qua chặng đường dài được mất, hơn thua với những thăng trầm cuộc sống, muốn mình được bé lại như những ngày xưa kia. Ngày mà chẳng cần phải lo lắng suy nghĩ gì nhiều vì mọi thứ đã có cha mẹ lo.

Thế thái nhân tình là như vậy đó, cứ để thời gian trôi qua suông rồi mới tiếc nuối. Vậy mà những người trẻ của thế hệ chúng ta ngày hôm nay đang có cả một tương lai tươi sáng, có sức khỏe, có nhiệt huyết, có đam mê mà không chịu rèn luyện nhân cách sống đạo đức, đánh mất thời gian để chạy theo những phù phiếm xa hoa….

Thích Đạt Ma Phổ Giác
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm