Hai người Việt muốn hiến một phần lá phổi cho phi công Anh
“Dù có thế nào đi chăng nữa thì tấm lòng của họ vẫn là điều hết sức đáng trân trọng. Xung quanh chúng ta vẫn có rất nhiều con người thực sự tuyệt vời” - ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó giám đốc Trung tâm điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người cho biết.
Quan điểm của Duy thức học về vấn đề hiến tạng
Theo đó, trước diễn biến xấu của bệnh nhân phi công Anh mắc Covid – 19 đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, Bộ Y tế đã tổ chức hội chẩn với nhiều chuyên gia đầu ngành của các bệnh viện lớn cân nhắc phương án ghép phổi cho bệnh nhân này. Tuy nhiên, hiện bệnh nhân chưa đủ điều kiện để ghép phổi.
Dẫu vậy, vẫn có nhiều người ngỏ ý muốn hiến tặng phổi cho bệnh nhân này. Trường hợp người phụ nữ ngoài 40 tuổi là 1 ví dụ.
Chị cho biết mình đang khỏe mạnh, có một gia đình hạnh phúc, hơn 40 năm qua chị đã nhận được nhiều yêu thương, sự giúp đỡ và cả may mắn... vì thế chị mong muốn “để tình thương lan tỏa tình thương”.
Cậu bé 9 tuổi qua đời, hiến tạng cứu sống 7 người
Nghĩ là làm, chị nhắn tin đến Trung tâm điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người. Ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó giám đốc Trung tâm điều phối Quốc gia cho biết, chị ấy đã nhắn: “Anh ơi, anh cho em hỏi nhờ ạ. Nếu đăng ký hiến tạng sống, hiến tặng phổi thì sẽ lấy như thế nào ạ? Hay phải chờ bệnh nhân chết não để lấy hết phổi ạ? Nếu cũng như thận, chỉ lấy một phần phổi thì em xin phép đăng ký hiến tặng nhé!”.
“Thôi thì cứ để tình thương lan tỏa tình thương, mang yêu thương chia sẻ và giúp đỡ lại những người khác. Đảng, Nhà nước và Chính phủ đang làm rất tốt việc phòng chống dịch Covid-19, nước ta chưa có một trường hợp tử vong nào", người phụ nữ ấy chia sẻ.
Cùng chung tâm nguyện với người phụ nữ này là một cựu chiến binh ở Đắk Nông. Với mong muốn cho đi là còn mãi, đã hai lần người cựu binh già liên lạc tới Trung tâm để sẵn sàng hiến một phần lá phổi của mình. Ông sẵn sàng hiến tặng phổi của mình dù không biết có đủ điều kiện, đủ tuổi không.
“Tôi tự hào về nền y tế của Việt Nam, Chính phủ đã rẫt nỗ lực trong thời gian qua, trên tinh thần làm tất cả vì bệnh nhân, để không bỏ lại người nào phía sau. Số trường hợp tử vong trên thế giới nhiều như thế trong khi nước ta chưa có ai”, cụ ông ngoài 70 tuổi xúc động chia sẻ.
Ông Nguyễn Hoàng Phúc cho biết dù chưa biết tình hình cũng như diễn tiến của bệnh nhân 91 như thế nào, nhưng những chia sẻ thiện tâm, những nghĩa cử ấy thực sự là nguồn động viên, khích lệ ngành y tế rất nhiều trong việc tận cùng cứu chữa những bệnh nhân hiểm nghèo, bất kể người ấy là ai.
Hiểu biết về hành trình hiến tạng cứu người theo quan điểm Phật giáo
Theo ông Phúc, vấn đề có ghép phổi cho bệnh nhân hay không, ghép như thế nào… là do hội đồng chuyên môn đánh giá. Tuy nhiên, ưu tiên số một vẫn là tìm người chết não hiến tạng, nếu bệnh nhân có chỉ định ghép phổi.
“Dù có thế nào đi chăng nữa thì tấm lòng của họ vẫn là điều hết sức đáng trân trọng. Xung quanh chúng ta vẫn có rất nhiều con người thực sự tuyệt vời”, ông Phúc nói.
Theo ông Phúc, trong vài năm trở lại đây số người đăng ký hiến mô tạng tại Việt Năm tăng lên rất nhiều, hiện có gần 33.500 người đăng ký. Đây là con số thực sự ấn tượng, ngay cả thời điểm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều người dân vẫn gửi đơn đăng ký hiến tạng qua đường bưu điện.
Điều đáng mừng nữa là số người không may bị chết não, gia đình đồng ý hiến tạng cũng tăng lên rất nhiều. 5 năm về trước, số người cho tạng thực sự rất ít, một năm chỉ vài người. Từ đầu năm đến giờ đã có khoảng 10 người người chết não được gia đình đồng ý hiến tạng.
Trước đó, PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, nguyên Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, ghép phổi là một kỹ thuật cực kỳ khó, đặc biệt chăm sóc, điều trị sau ghép phổi còn khó gấp bội. Kỹ thuật này đòi cần phải chuẩn bị tỷ mỉ, kỹ càng bởi vì tỷ lệ thành công sau ghép phổi trên thế giới không bằng ghép gan, ghép tim, ghép thận.Nguồn phổi ghép có thể lấy một phần từ người cho sống ghép cho người có bệnh và lấy toàn bộ phổi từ người chết não ghép cho người có bệnh. Tuy nhiên theo các tài liệu trên thế giới, ghép hai phổi từ người cho chết não tốt nhất bởi ghép phổi từ người cho sống chỉ lấy được một phần.
> Xem thêm video Tự tại trước khen chê:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bệnh nhân đột quỵ chết não hiến tạng cứu 4 người
Gieo mầm thiện 23:05 28/10/2024Sau 9 ngày các bác sĩ nỗ lực điều trị, bệnh nhân 36 tuổi vẫn không qua khỏi do xuất huyết não nặng, gia đình hiến tạng anh cứu 4 người.
Cảm phục với bếp cơm chay miễn phí của vợ chồng U.90
Gieo mầm thiện 16:00 27/10/2024Gần 3 năm nay, trên đường Nguyễn Văn Đậu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) xuất hiện một quán cơm chay miễn phí đặc biệt, chủ quán cơm là vợ chồng người miền Tây đã ở cái tuổi xưa nay hiếm với đôi lưng đã còng.
5 học sinh dũng cảm lao xuống dòng nước chảy xiết cứu sống 2 em nhỏ
Gieo mầm thiện 12:00 25/10/2024Trước dòng nước chảy xiết, 5 học sinh dũng cảm tại một huyện miền núi Quảng Bình đã cứu sống được 2 em nhỏ đang bị nước cuốn.
Xuyên đêm lấy tạng từ người chết não để hồi sinh cho 4 cuộc đời
Gieo mầm thiện 15:50 24/10/2024Rạng sáng 24/10, Bệnh viện đa khoa Phú Thọ phẫu thuật lấy tạng từ người hiến sau khi chết não, ghép 2 thận cho 2 bệnh nhân suy thận. Tim và gan được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để ghép cho 2 người bệnh khác, đánh dấu thành công trong việc tận dụng tạng hiến để cứu sống nhiều bệnh nhân.
Xem thêm