Hải Phòng: Lễ khởi công động thổ xây dựng ngôi Đại Hùng Bảo Điện chùa Khánh Ninh
Sáng nay, ngày 10/04/2022 ( nhằm ngày 10/03 năm Nhâm Dần), nhân kỷ niệm ngày giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch, tại thôn Thanh Trì, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã long trọng diễn ra lễ động thổ khởi công xây dựng ngôi Đại Hùng Bảo Điện chùa Khánh Ninh
Quang lâm chứng minh và tham dự buổi lễ có: Thượng toạ Thích Quảng Truyền – Uỷ viên HĐTS, phó trưởng ban thường trực Ban trị sự GHPGVN tỉnh Lạng Sơn; Thượng toạ Thích Quảng Minh – Uỷ viên Ban văn hoá TƯ GHPGVN, uỷ viên thường trực, trưởng Ban văn hoá GHPGVN thành phố Hải Phòng, trưởng Ban trị sự GHPGVN huyện Tiên Lãng, trưởng BTC đại lễ; Đại đức Thích Tục Đạt – Đương gia chùa Khánh Ninh, cùng chư tôn đức Tăng Ni thường trực BTS GHPGVN huyện Tiên Lãng, chư tôn đức Tăng uỷ viên thường trực BTS GHPGVN tỉnh Lạng Sơn và chư tôn đức Tăng Ni trụ trì các chùa trên địa bàn huyện Tiên Lãng.
Về phía khách mời chính quyền có sự hiện diện của ông: Nguyễn Ngọc Huy – Uỷ viên Ban thường vụ huyện uỷ, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Tiên Lãng; ông: Trần Thành Tú – Phó Chủ tịch UB MTTQVN huyện; ông: Nguyễn Văn Hoạt – Phó Chủ tịch UBND xã Kiến Thiết; các ông bà lãnh đạo đại diện cho 3 thôn: Thanh Trì, Trì Hào và Thạch Hào, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng và các ban ngành đoàn thể đóng trên địa bàn huyện, cùng đông đảo bà con Phật tử, nhân dân địa phương.
Chùa Khánh Ninh ( chùa Thanh Trì), trước đây thuộc tổng Hán Nam, huyện Tiên Minh, Phủ Nam Sách – Trấn Hải Dương. Chùa được xây dựng tại khu cánh đồng của làng Thanh Trì. Đây là ngôi chùa chung của cả 3 làng: Thành Trì, Trì Hào và Thạch Hào. Đây là đặc điểm nổi bật của ngôi chùa này, bởi thường thì mỗi làng sẽ có một ngôi chùa riêng. Tương truyền cách đây khoảng mấy trăm năm về trước có một vị Sư đã tới đây và thấy nơi đây có thế đất hình voi quỳ, hổ phục, cây cối tốt tươi, nằm cạnh ngay con sông Hàn, nên Ngài đã quyết định ở lại nơi đây, lập lên 1 chiếc am nhỏ, sớm chiều chuông mõ, tụng kinh, niệm Phật, sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh. Vị sư đó dân làng cho biết đó là Nhà sư cách mạng Thích Tâm Cẩn.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thực hiện theo lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ, các chùa trên địa bàn huyện đã được tiêu thổ phục vụ kháng chiến, và chùa Khánh Ninh cũng không nằm ngoài mục đích đó, chùa đã được tiêu thổ hoàn toàn, phục vụ cho cuộc kháng chiến trường kỳ; chuông đồng và các đồ thờ tự của bằng đồng của chùa đều được sử dụng để đúc súng, đạn dược. Đồng thời, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa còn được sử dụng làm nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng và là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hoá tâm linh của chư tôn đức Tăng Ni trong huyện.
Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, Phật tử và nhân dân địa phương đã tập chung sức người, sức của để xây dựng lại chính điện của chùa trên diện tích nhỏ, hẹp; bao gồm 3 gian tiền đường và 2 gian hậu cung bằng chất liệu gỗ tạp để làm nơi thờ tạm, cho bà con dân làng có chỗ lễ bái, sinh hoạt tín ngưỡng văn hoá, tâm linh. Tuy nhiên, do biến thiên thăng trầm của thời gian và lịch sử, ngôi chùa Khánh Ninh đã bị xuống cấp trầm trọng, diện tích ngôi chùa nhỏ hẹp, số lượng Phật tử đến chùa tu học ngày càng đông, nên không đáp ứng được nhu cầu tu học, sinh hoạt tín ngưỡng văn hoá, tâm linh của 3 thôn trong xã. Chính vì lẽ đó, được sự cho phép của các cấp chính quyền địa phương, cũng như được sự chấp thuận của thường trực BTS GHPGVN thành phố Hải Phòng và Ban trị sự GHPGVN huyện Tiên Lãng, Thượng toạ Thích Quảng Minh đã đứng lên trợ duyên cho Đại đức Thích Tục Đạt ( Đương gia chùa Khánh Ninh), cùng các cấp chính quyền, Phật tử, nhân dân địa phương tổ chức lễ động thổ khởi công xây dựng ngôi Đại Hùng Bảo Điện chùa Khánh Ninh.
Tại buổi lễ, thượng tọa Thích Quảng Minh đã lên báo cáo dự kiến kinh phí và kiến thiết xây dựng ngôi Đại Hùng Bảo Điện chùa Khánh Ninh. Theo đó, chùa được xây dựng theo kiến trúc hình chữ “Đinh”. Bao gồm 8 gian: 5 gian tiền đường và 3 gian hậu cung, mỗi gian rộng 3m20, chiều ngang 5 gian là 16m, chiều sâu 20m, trong chính điện dựng 18 cây cột gỗ, ngoài hiên là 4 cây cột đá, cột cái có đường kính 30cm và cột quân là 27cm. Chùa được làm hoàn toàn bằng gỗ tứ thiết, tổng kinh phí xây dựng khoảng 10 tỷ đồng và dự kiến công trình sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối năm nay.
Ban đạo từ tại buổi lễ, Thượng tọa Thích Quảng Truyền đã cùng đại chúng ôn lại lịch sử của ngôi chùa, cũng như công trạng của nhà sư cách mạng Thích Tâm Cẩn, cố Hòa thượng Thích Nguyên Thi đã có công rất lớn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và hướng dẫn bà con Phật tử tu học trên tinh thần Đạo Pháp – Dân tộc. Ngoài ra, Thượng tọa cũng nói lên ý nghĩa, công đức của việc xây chùa; đồng thời, mong các cấp chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện giúp đỡ, các Phật tử phát tâm dũng mãnh, người góp công, người góp của, chung tay cùng Thượng tọa trưởng ban và Đại đức đương gia chùa Khánh Ninh để công trình được hoàn thành theo đúng tiến độ, bà con 3 thôn sớm có nơi để tu học, sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa, tâm linh.
Trước khi kết thúc buổi lễ, Chư tôn đức chứng minh cùng các cấp chính quyền, phật tử, nhân dân địa phương đã tổ chức lễ dâng hương, trì chú, gia trì và khởi công động thổ xây dựng ngôi Đại Hùng Bảo Điện chùa Khánh Ninh trong không khí hoan hỷ, ấm tình đạo, tình đời nhân dịp kỷ niệm ngày giỗ Tổ Hùng Vương 10/3.
Sau đây là hình ảnh ghi nhận:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện
Trong nước 07:00 22/11/2024Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Trong nước 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo
Trong nước 16:00 20/11/2024Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.
Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị
Trong nước 09:00 20/11/2024Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Xem thêm