Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Cafe cuối tuần cùng An Hạ: “Sống chậm lại thì nhìn rõ được ham muốn của mình”

Nữ nhà văn An Hạ, sau khi ra cuốn sách “Rơi trong chơi vơi” đậm “chất” Phật giáo đã tiếp tục trò chuyện cùng Thiện Đức của Phatgiao.org.vn về Phật pháp, về nỗi đau trong đời, về thân trung ấm. Chúng tôi trò chuyện cùng nhau qua…Facebook lúc nửa đêm, khi bóng đá Việt Nam đã vỡ oà niềm hoan hỉ.

Thiện Đức: Cuộc đời thật mệt mỏi nếu ta không biết buông bỏ, đúng thế không thưa nhà văn An Hạ?

Bài liên quan

Nhà văn An Hạ: Sao cứ hỏi mãi em câu ấy nhỉ. Đương nhiên đúng. Thay giúp ảnh đẹp cho em đi (trong bài trước). Có ảnh đẹp rồi mà.

Thiện Đức: Trả lời tiếp thì tôi sẽ...thay ảnh. Để đăng trên Phatgiao.org.vn. Xin hỏi là chị tin nhân quả không?

Đương nhiên em tin chứ.

Thiện Đức: Vậy hiểu nhân quả ra sao?

Ôi, anh phỏng vấn kiểu này ư?

Thiện Đức: Đúng thế. Các bài phỏng vấn của trang chúng tôi cơ bản là thế. Đó là sự khác biệt từ công nghệ.

Nhân quả đại loại là chọn đường nào thì kết quả tương ứng, không khác được. Mà em đang trông con trong bệnh viện í anh ạ.

Thiện Đức: Vâng, vậy hôm sau ta talk tiếp nhé. Còn nếu trả lời luôn thì trưa mai trang hoan hỉ xin được đăng….

 Úi. Trò chuyện thích hơn là phỏng vấn

Thiện Đức: Vậy chúng ta tiếp tục nhé.

Anh nghĩ thế nào về nhân quả?

Thiện Đức: Theo tôi thì nó giống như cách ta chọn đất cát, chăm bón, và chọn một hạt giống để gieo trồng. Tuỳ cách chọn giống, cách chăm sóc mà ta có được hoa trái như thế nào. Vậy theo nhà văn cách nào để vượt qua nỗi đau mà ít để lại những tổn thương?

Lùi xa ra quan sát nỗi đau của chính mình. Tách mình khỏi nỗi đau. Quan sát nỗi đau như một tất yếu của ngũ uẩn. Khi còn mang thể xác và bị chi phối bởi thể xác. Cái này nhờ luyện tập

Thiện Đức: Luyện tập như thế nào?

Kinh nghiệm mỗi người khác nhau, câu chuyện khác nhau, khó có câu trả lời chính xác chung được. Đức Phật khuyên bảo chúng sinh đừng chấp nữa. Nhưng nghe lời dạy và thực hành lời dạy là hai chuyện khác nhau ấy.

Thiện Đức: Trong sách mới ra, chị nói với tôi là để có vài dòng về Phật pháp, chị phải đọc vài cuốn sách. Đó là tình tiết gì vậy?

Ví dụ như để viết về thân trung ấm. Phải đọc nguyên cuốn “Chết vào thân trung ấm và tái sinh theo Phật giáo Tây Tạng”.

Thiện Đức: Có thể nói vắt tắt về thân trung ấm không?

Em đang đơ không diễn tả chính xác lại được đâu. Nhưng đại thể nó là giai đoạn chuyển tiếp ngay sau khi thần thức rời khỏi thân xác. 7 ngày là một quá trình. Trải qua 7 lần là đủ 49 ngày giai đoạn thân trung ấm.

Thiện Đức: Giữa sự sống và cái chết?

Chết rồi chứ. Thần thức thoát khỏi thân xác. Và lúc ấy nghiệp lực kéo đến kiếp sống mới. Phật giáo Tây Tạng cho rằng thời điểm ấy có thể lựa chọn mà đi đến kiếp sống mới. Sau 7 lần thân trung ấm, mỗi lần 7 ngày mà không tái sinh vào các cõi thì thành ma/ vong. Thực ra cái chi tiết dây thừng không điểm đầu không điểm cuối còn là suy tưởng của em về luân hồi, về nghiệp lực, về tham sân si không bao giờ chấm dứt. Luân hồi liên tục. Biết đã bắt đầu bao giờ và đến bao giờ mới kết thúc.

Không khéo kiếp trước em với anh cũng nói chuyện với nhau về điều này cũng nên (!).

Thiện Đức: Vậy trong đời mình, nhà văn đã làm những gì có thể mang lại nghiệp xấu?

Câu hỏi riêng tư thế. Nếu trả lời thì nhớ đừng đăng nhé?

Thiện Đức: Tôi sẽ cân nhắc nên chị cũng nên hết sức cân nhắc

À, nếu anh cân nhắc thì em không trả lời đâu (cười). Thật ra việc chia sẻ hay không chia sẻ không liên quan đến việc giải quyết nghiệp.

Thiện Đức: Vậy là có thể có uẩn khúc đây. Nhưng nếu sai thì xin hãy sám hối.

 Quan trọng là thành thật với chính mình. Nhìn nhận đúng với chính mình. Anh có chắc việc mình làm có thể không vô tình gây nghiệp xấu không?

an ha

Thiện Đức: À chắc chắn rồi. Nếu sự vô tình ấy không có tác ý xấu thì nghiệp ấy chưa hẳn là xấu. Vậy làm nghề viết văn và dạy học, ắt hẳn điều này sẽ mang lại những nghiệp lành?

Hôm trước em vừa trả lời một câu hơi tương tự đấy. Không chắc được đâu nhưng phải được khởi phát từ tâm lành và tử tế bởi có thể khởi phát từ tâm lành. Làm điều tử tế nhưng vẫn va phải bi kịch.

Thiện Đức: Có thông tin nói tiểu thuyết gia lừng danh Thi Nại Am của Thuỷ Hử phải chịu quả báo khi viết không đúng về nhân vật Phan Kim Liên. Chị nghe tin này không?

Chưa từng nghe. Có lẽ vì không quan tâm lắm nên không để ý

Thiện Đức: Vậy chị hãy Google. Câu hỏi tiếp là, mục đích văn chương của chị có hy vọng mang lại sự lương thiện cho tâm trí người đọc không?

Thiện Đức: Tác ý lương thiện ấy nằm chỗ nào?

 Tuỳ tác phẩm chứ. Sự tiếp nhận là nằm ở độc giả. Mỗi độc giả lại là một thế giới đang ở những giai đoạn khác nhau. Tác ý lương thiện, đầu tiên là sự tử tế và cẩn trọng, chịu trách nhiệm với những gì mình viết ra. Đấy là điều quan trọng nhất đấy.

Thiện Đức: Vậy, ly hôn nhiều năm, chị đối phó như thế nào với các cám dỗ cuộc sống, và đàn bà bản năng, ví dụ như thèm muốn dục tính với đàn ông đang có vợ chẳng hạn?

Cám dỗ trong cuộc sống á? Khi sống chậm lại thì nhìn rõ được ham muốn của mình. Quan sát chuyện nó dấy lên, đánh giá nó và hiểu thì có thể điều chỉnh nó.

Thiện Đức: Vậy lúc ấy ta không còn bản năng nữa?

Khi không tự đánh đồng mình với những xúc cảm đang có, với ham muốn đang có thì thấy nó là ngũ uẩn thôi. Nó khởi nó sẽ diệt, đấy có phải mình đâu (mà làm gì có mình). Cuốn vào thì sẽ cuốn mãi.

Thiện Đức: Trong quá trình khởi - diệt ấy, có cách nào để vượt qua mà chúng ta không bị tổn thương?

Không khởi thì không tổn thương. Khởi rồi diệt mới chấp vì nó diệt vì không sở hữu được. Vì mọi chuyện đều thay đổi chứ. Nãy anh nói dục tính/ bản năng, nó là sự chi phối của thân xác. Sở hữu thân xác cũng nên học cách hiểu và điều chỉnh thân xác, để thân xác điều chỉnh mình thì chán chết.

Thiện Đức: Luôn luôn là thế, cộng với tâm thế khi có tác ý dục tính. Được rồi. Cám ơn nhà văn đã trả lời. Hy vọng bài phỏng vấn sẽ ấn tượng.

Ối, đã có gì mà bài phỏng vấn?

Thiện Đức: Vâng, chưa có gì nhưng cũng đã vừa đủ. Chúc nhà văn tinh tấn và an lạc.

 Thiện Đức (thực hiện)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nghĩ về hạnh nguyện ngài Địa Tạng

Phật pháp và cuộc sống 13:39 19/04/2024

Mỗi khi chắp tay kính lễ chư Phật và Bồ-tát, trong tôi lại sừng sững dáng Tăng của ngài U minh Giáo chủ Đại hùng, Đại lực, Đại từ, Đại bi Bổn tôn Địa Tạng Vương Bồ-tát.

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Phật pháp và cuộc sống 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

Nhờ Bồ tát Quan Thế Âm gia hộ, bé gái bị dị tật bẩm sinh được lành bệnh

Phật pháp và cuộc sống 12:55 18/04/2024

Tôi lập gia đình năm 25 tuổi. Cuối năm, tôi sinh được một bé gái. Năm năm sau, vợ chồng tôi quyết định sinh đứa thứ hai. Chồng tôi rất thích đứa con thứ hai này là con trai, nhưng rủi thay lần mang thai này tôi lại sinh ba bé gái.

Chúng sanh và lục thông

Phật pháp và cuộc sống 12:20 18/04/2024

Lục thông là sáu thần thông ưu việt hơn những năng lực bình thường của đa số chúng sanh nhân giới. Sáu thần thông bao gồm: 

Xem thêm