Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 01/08/2022, 09:38 AM

Hàng ngày chúng ta đang sống với tâm gì, nghiệp gì và đang đi về đâu?

Hàng ngày, ai sống với tâm Phật, tính thiện, là đang đi trên con đường sáng Phật dạy, phước đức và trí tuê của người ấy ngày càng tăng trưởng, cuộc sống của người ấy ngày càng an vui, tốt đẹp hơn lên.

"Đèn tâm một ngọn khơi lên được

Vạn cổ sầu bi thoạt hóa không"

Lương tâm là danh từ mà ông bà ta hay dạy con cháu,

Hãy sống sao cho hợp với lương tâm chứ đừng làm những điều trái với lương tâm

Lương nghĩa là lành, là tốt; tâm ở đây được hiểu là tấm lòng, là tâm ý nghĩ suy

Tâm lương thiện của chúng ta gần với tâm Phật, tính thật của chúng ta là tính Phật.

Một số biểu hiện của tính lương thiện của ta theo Duy thức học là từ "Tín" đến "Bất hại " trong bản đồ soi tâm. Đây là những “Tâm sở thiện” của chúng ta. Nói dễ hiểu đây là những tính tốt cần tu tập nuôi dưỡng phát huy trong đời sống hành ngày của chúng ta như tử tế, siêng năng, lương thiện, thương người, thành thật, ngay thẳng, biết hổ thẹn, không tham sân si....

Còn tâm bất thiện là từ "Tham" đến "Bất chánh tri" là những “Tâm sở bất thiện”. Nói cho dễ hiểu là những tâm xấu tính ác trong mỗi con người chúng ta như tham lam, nóng giận, u mê, tự cao ngã mạn, ích kỷ, gian dối, độc ác, bất lương, đố kỵ....

Nhiều người tưởng rằng những tính xấu này là chính mình, là cố định, là thật có và không những mình bị những tính xấu này sai sử làm cho bản thân khổ đau triền miên và còn làm cho những người xung quanh khổ đau.

Còn từ HỐI đến TỨ là tính trung gian giữa thiện và ác. Theo thiện thành thiện, theo ác thành ác

Thật ra, những tâm xấu này dù đã được huân tập rất lâu, có khi biểu hiện ra thành lời nói, hành động, suy nghĩ, nhưng không phải là chính ta, nó không thật có, do vô minh nhiều đời huân tập mà thành.

Những tâm xấu, tính ác, thói hư của ta giống như bụi bặm bám chặt vào kiếng tâm ta lâu ngày, làm cho kiếng tâm mờ tối, dơ bẩn, Nhưng vẫn không thể làm mất bản chất sáng trong của kiếng.

Nếu hàng ngày ta có phương pháp, thường siêng năng lau chùi, khi ta lau sạch bụi bặm bám vào kiếng, thì kiếng sẽ trong sạch sáng suốt.

Sự lựa chọn thiện lành nhất cho chính mình.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nói như thiền sư Thần Tú khuyên người tu:

Ngày ngày siêng lau chùi

Chớ để dính bụi trần

Cũng vậy, nếu hàng ngày ta biết sống với tính Phật của ta, những tâm hư tính xấu không bám vào tâm ta được nữa, không sai sử chúng ta được, thì tự tính trí huệ thanh tịnh sáng suốt chiếu soi khiến cho tối tăm vô minh phút chốc bị quét sạch không, tính Phật hiên bày, thấu suốt chân tâm ta mãi mãi được an vui tự tại không còn bị khổ đau phiền não quấy nhiễu. Điều này khiến cuộc sống chúng ta vô cùng tuyệt vời, không ngôn ngữ nào có thể diễn tả hết được.

Tóm lại, hàng ngày, ai sống với tâm Phật, tính thiện, là đang đi trên con đường sáng Phật dạy, phước đức và trí tuê của người ấy ngày càng tăng trưởng, cuộc sống của người ấy ngày càng an vui, tốt đẹp hơn lên.

Ngược lại, hàng ngày, ai không tỉnh giác tu tập, bị sai sử, bị nô lệ bởi những tập khí, tính xấu, tâm ác sẽ gây ra khổ đau cho bản thân và những người khác, là họ đang từng bước đi vào con đường ác đạo, cửa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh sẽ mở ra cho họ. Phúc trí giảm dần, nghiệp ác gia tăng, cuộc sống ngày càng khổ đau nhiều hơn không ai cứu giúp được họ.

Đường an vui hạnh phúc hay khổ đau triền miên bất tận là do chính chúng ta quyết định.

Chúng ta hãy tỉnh tâm sáng suốt quan sát xem, hàng ngày chúng ta đang sống với tâm gì, nghiệp gì và đang đi về đâu?

Người có trí tuệ sẽ nguyện đi trong tỉnh giác và sống với lẽ từ bi

Tâm sở thiện

Nên vun trồng

Tâm sở bất thiện

Nhận diện, chuyển hóa

Kiếng soi tâm

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Xem thêm