Phật tại tâm? Vậy tâm tại đâu?
Chúng ta là phàm nhân, đang học theo họ, nên chớ đề cao sự hiểu biết qua ngôn từ, cho rằng mình đã chứng đắc cái câu "Phật Tại Tâm" chỉ bằng tư duy logic thông thường mà chẳng chịu tu hành đến nơi đến chốn.
Nhiều người thấy người khác đi chùa, hay làm việc thiện, hay giảng kinh thuyết pháp, hay thỉnh tượng Phật ... Hoặc thấy người khác đi chùa lễ Vu Lan thì liền chu môi dè biểu là: "Rảnh quá! làm chi vậy, Phật tại tâm mà! " - trong khi chính những người dè bỉu đó nhiều khi 1 mâm cơm cũng không thể nấu cho cha mẹ, hay hỏi han vài câu khiến cha mẹ được vui.
Suốt ngày cứ oang oang: "Phật Tại Tâm" rồi lười hành động ra kết quả. Vậy tui hỏi quý vị: "Tâm tại đâu?"
Tâm tại "Thân" "Khẩu" "Ý" đó! - Phật cũng dạy tất cả pháp tu của Ngài đều xoay quanh - không xa rời 3 cái này, để hàng phục Tham Sân Si qua 3 cách thể hiện Tâm này.
Nên quý vị nói Phật tại Tâm. Mà suốt ngày....
Cái "Ý nghĩ - tư duy" không có thiện lành, tự huyễn hoặc bản thân đạo đức mà không chịu hành động.
"Thân" thì không chịu làm việc thiện, rèn luyện trí tuệ, giúp người, tu các loại phước đức và công đức, không thường nghe, thỉnh, nhìn tôn tượng chư Phật và Bồ Tát để thấu hiểu diệu tướng, giúp người khác khai thị.
"Khẩu" thì đi miệt thị, thêu dệt thị phi nói lời xấu ác. Thì cái câu Phật Tại Tâm - không dành cho quý vị đâu.
“Phật tại tâm, Phật pháp là những điều mình ngộ”
Chỉ khi điều phục được 3 cái đó: Thân - Khẩu - Ý thì mới tạm gọi là "Phật Tại Tâm":
"Ý" thường nghĩ đến điều thiện lành, phát tâm tu hành, từ bi hỷ xả.
"Thân" thì không quản ngại làm việc thiện, thiền định, tu hành tinh tấn, cúng dường Tam Bảo, thỉnh tôn tượng để làm gương tu hành, giúp người khác nhìn thấy mà gieo duyên với Phật pháp...
"Khẩu" nói lời hay ý đẹp, giảng kinh thuyết pháp, khuyên người hành thiện, sống có ích.
Nên để nói ra câu: "Phật Tại Tâm" - thì nó cần cả 1 quá trình tu hành, chứ không thể ai cũng nói được, cũng chứng ngay được cái câu đó đâu. Phải đổ mồ hôi công sức dữ lắm, chứ không có rảnh thốt vài ba câu cho là đã hiểu Phật pháp mà cứ oang oang: "Phật Tại Tâm" - trong khi Tham Sân Si thì vẫn còn đầy ra đó.
Ngay cả Thầy đây còn không dám thốt ra câu: "Phật Tại Tâm" nữa, vì biết rằng phải cố gắng mỗi ngày để từ từ tiến lên cảnh giới đó đó.
Nên hãy phân biệt cho rõ, thế nào là hô hào cho có phong trào, và thế nào là hành động thực chứng 1 câu nói của Phật! Vì không có vị Bồ Tát hay Phật nào chỉ chứng đắc bằng 1 câu nói, mà vị nào cũng trải qua trăm ngàn ức kiếp để tu Thân Khẩu Ý đến mức diệu dụng như vậy.
Chúng ta là phàm nhân, đang học theo họ, nên chớ đề cao sự hiểu biết qua ngôn từ, cho rằng mình đã chứng đắc cái câu "Phật Tại Tâm" chỉ bằng tư duy logic thông thường mà chẳng chịu tu hành đến nơi đến chốn.
Đơn giản là hãy làm từ những cái nhỏ nhất như đi chùa để cảm nhận được sự thanh tịnh cho những ai chưa thể tự điều phục tâm, hay làm việc thiện, hay giảng kinh thuyết pháp, hay thỉnh tượng Phật, hay nói lời hay ý đẹp, hay giúp người tuỳ hỷ...
Hay lễ Vu Lan không đi chùa cầu phúc cho ba mẹ thì vẫn có thể ở nhà, nấu vài món ngon, đấm bóp cho cha mẹ thì cũng là đang tu đó. Nói chung là nên hành động đi thay vì chỉ ngồi nói "Phật Tại Tâm"!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
Kiến thức 10:11 23/12/2024Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Xem thêm