Hằng thuận chúng sinh
Dân chúng còn chưa biết tu tập, cầu đạo giải thoát, Ngài phải ra cáo thị để kêu mời pháp sư nói pháp để dân chúng và nhà vua nhờ đó mà có thể tu tập. Đó chính là hạnh nguyện hằng thuận chúng sinh của đức vua, một trong mười đại nguyện của Bồ tát Phổ Hiền.
>>Những câu chuyện Phật giáo hay nên đọc
Kiếp quá khứ cách đây khá lâu, có một ông vua tên là Tu Lâu Bà ở Châu Diêm Phù Đề, cai trị tám muôn bốn ngàn nước nhỏ, sáu muôn núi sông, tám mươi ức tụ lạc, hai vạn bà phu nhân và một vạn quan đại thần.
Thời ấy, phước đức và thế lực của vua Tu Lâu Bà không ai bì kịp, nhân dân thuở đó nhờ đức vua, được an lạc thái bình, mưa hòa gió thuận, sung sướng vô tận.
Một hôm, vua tự nghĩ: “Đối với vật chất ta đã giúp dân đầy đủ nhưng về nhu cầu giải thoát cho tinh thần thì chưa có. Nếu con người chỉ sống theo vật chất, tâm như gỗ đá, cát sỏi, tha hồ cho bốn tướng sinh, già, bệnh, chết lôi quanh thì không khác chi thú vật, ăn no nằm mát phơi mình trên đám phân tro cho qua ngày đoạn tháng. Đó là lỗi ở ta, ta phải có trách nhiệm tìm đường giải thoát cho họ”.
Nghĩ thế, Ngài liền ra yết thị và bố cáo cho thiên hạ biết rằng: “Nếu ai biết đạo giải thoát của Phật, hãy dạy nói cho ta hay, muốn dùng gì ta sẽ cung cấp đầy đủ” .
Lời bàn:
Hằng thuận là một việc làm rất khó, phải là người có đại nguyện rộng lớn và lòng từ bi bao la thì mới có thể đảm đang nổi. Vì sao vậy? Vì hằng thuận chúng sinh nghĩa là hòa hợp với tất cả mọi chúng sinh trong pháp giới này. Khi hằng thuận, chúng ta cần phải dùng đến tuệ giác để quán sát cơ duyên, dẫn dắt chúng sinh đoạn trừ việc ác, tu tập điều thiện. Ngoài ra, chúng ta còn phải giúp cho họ phá mê, khai ngộ nên cần phải có một sự tu tập cần mẫn và một trí tuệ sâu rộng. Phải dùng đến các phương tiện thiện xảo thì mới có khả năng đáp ứng cho tất cả mọi người một cách viên mãn được.
Như câu chuyện trong đoạn kinh trên, vị vua Chuyển Luân Vương nọ đã làm cho tất cả dân chúng ấm no. Nhưng dân chúng còn chưa biết tu tập, cầu đạo giải thoát, Ngài phải ra cáo thị để kêu mời pháp sư nói pháp để dân chúng và nhà vua nhờ đó mà có thể tu tập. Đó chính là hạnh nguyện hằng thuận chúng sinh của đức vua, một trong mười đại nguyện của Bồ tát Phổ Hiền.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm