Cuộc đời Đức Phật dấn thân vì sự an lạc, giải thoát của chúng sinh
Đức Phật thị hiện trên cuộc đời này, Ngài đã dấn thân, từ bỏ những vật chất tạm bợ mà đi tìm ra chân lý để cứu vớt chúng sinh thoát khỏi bể khổ trầm luân. Những giá trị đạo đức, tâm linh của Ngài đã để lại cho nhân loại có ý nghĩa rất quan trọng và có tầm ảnh hưởng rất lớn.
>>Phật tử có thể đọc loạt bài về Đức Phật
Dưới đây là bài phỏng vấn Hòa thượng. TS. Thích Gia Quang - Phó Chủ tịch Hội Đồng Trị sự, Trưởng Ban Thông tin – Truyền thông Trung ương GHPGVN về những giá trị văn hóa tâm linh của Đức Phật để lại đối với nhân loại và với đời sống văn hóa tâm linh người Việt Nam.
PV: Thưa Hòa Thượng, Hòa Thượng có thể giới thiệu khái quát về con người, lý tưởng và những giá trị văn hóa tâm linh của Đức Phật đối với nhân loại?
- Đức Phật được Liên Hiệp Quốc tôn vinh là nhà văn hóa lớn của nhân loại của 25 thế kỷ qua, hẳn là cuộc đời hoằng hóa và hệ thống giáo lý của Ngài đã cống hiến cho nhân loại nhiều đóng góp quan trọng và ý nghĩa.
Ngài sáng lập Phật giáo không chỉ đem lại nguồn an ủi vô lượng mà còn cung cấp nền tảng cho học thuyết nhân bản cao quý và một di sản văn hóa vô cùng tinh tế.
Ngài đản sinh cách đây hơn 2500 năm ở thành Ca Tỳ La Vệ, Ngài sống và lớn lên trong hoàng cung, thông suốt các môn và tài giỏi về mọi mặt. Năm 16 tuổi Ngài đã kết hôn với công chúa Da Du Đà La và sinh ra một người con trai tên là La Hầu La.
Sau những lần xin vua cha ra kinh thành để dạo chơi khắp bốn cửa thành. Ngài nhận thấy rằng thân này giả tạm, nên cuộc đời cũng chỉ tạm bợ mà thôi. Vì lý đó mà Ngài đã quyết định xin vua cha cho đi xuất gia tầm sư học đạo, nhưng vua cha không đồng ý, vì nhà vua chỉ có một đứa con trai là Ngài để nối ngôi. Nhưng cuối cùng, vào ngày 08 tháng 02 âm lịch với tâm thành của Ngài, nữa đêm Ngài đã trốn ra kinh thành để xuất gia tầm sư học đạo.
Ngài đã tu học thiền định với nhiều vị Thiền sư trong suốt 5 năm và đã thành tựu các bậc thiền ở cõi trời sắc giới và cõi trời vô sắc giới. Đến năm 30 tuổi, Ngài ngồi thiền quán 49 ngày dưới cây Bồ Đề và đã thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni ở Bồ Đề Đạo Tràng. Sau khi thành đạo, Ngài đi đến vườn Lộc Uyển và thuyết bài pháp đầu tiên là “Tứ Diệu Đế”. Sau đó Ngài đã thuyết pháp độ cho các vị vua quan cho đến dân chúng, các tầng lớp trong xã hội, từ người xuất gia cho đến tại gia khắp nơi trong suốt 49 năm. Rồi Ngài đi về vùng Câu Thi Na nhập đại định và an trú niết bàn dưới cây Sala. Ngài nhập niết bàn lúc đó 80 tuổi, vào ngày 15 tháng 02 âm lịch.
Cuộc đời của Ngài đã để lại cho nhân loại một kho tàng kiến thức về nhân sinh quan và thế giới quan. Nhân sinh quan là về kiếp sống của con người, thế giới quan là thế giới xung quanh, thế giới hiện thực. Với mục đích cao cả là đem lại sự giác ngộ và giải thoát cho tất cả chúng sinh.
Tư tưởng đó của Ngài đã giúp cho chúng sinh thoát khỏi khổ đau, giải thoát, hướng chúng sinh hướng đến những giá trị tốt đẹp để hoàn thiện về mọi mặt, đồng thời giúp cho xã hội ngày càng tiến bộ, công bằng và hòa bình.
PV: Thưa Hòa Thượng, trong cuộc đời của Đức Phật từ khi xuất gia cho đến khi Ngài nhập diệt, giai đoạn nào có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và ảnh hưởng to lớn nhất?
- Ngài từ bỏ sự xa hoa, sung sướng nơi hoàng cung để đi xuất gia, tìm đạo và học đạo, rồi Ngài thành đạo, đi thuyết pháp và đến cuối đời ngài nhập niết bàn. Ngài thị hiện ra đời được gọi là đản sinh và Ngài đã nhìn thấy cảnh khổ của chúng sinh, với tâm nguyện cứu vớt chúng sinh thoát khỏi bể khổ cho nên Ngài đã đi tu, và học đạo rồi giác ngộ thành đạo. Sau khi giác ngộ thành đạo, Ngài đem những gì đã chứng ngộ đi thuyết pháp và chuyền bá chân lý cho mọi mọi chúng sinh học hỏi, tu tập theo chân lý đó để đem lại sự yêu thương, bình đẳng, hòa bình giữa con người với con người.
Cả cuộc đời của Ngài, giai đoạn nào cũng là quý giá cả, và có được sự giải thoát đó thì Đức Phật lại không tự hưởng sự giác ngộ, chứng ngộ cho riêng Ngài mà Ngài đem giáo hóa cho tất cả chúng sinh.
Tôi cho rằng đó là một giai đoạn rất là quý báu, và người phật tử chúng ta đáng phải trân trọng, ghi nhớ công đức của Ngài.
PV: Thưa Hòa Thượng, ngày nay những giá trị văn hóa, đạo đức, tư tưởng của Đạo Phật đang được gìn giữ và phát triển như thế nào trong đời sống tâm linh của người Việt Nam?
- Đạo Phật được du nhập và truyền bá vào Việt Nam từ rất sớm. Phật giáo đã đồng hành và hòa quyện với văn hóa việt nam rất sâu sắc, từ tâm linh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, cho đến những văn hóa vật thể, đến cách sống của người dân Việt Nam chúng ta. Người Việt Nam chúng ta rất hiền lành, chịu thương, chịu khó và rất sống đạo đức.
Tư tưởng của Đức Phật đã để lại cho chúng ta qua kinh điển, ví dụ như: Đức Phật yêu cầu mỗi người Phật tử cần phải giữ năm giới cấm đó là: không sát sinh, không tà dâm, không trộm cướp, không nói dối, không uống rượu, giúp cho người dân Việt Nam chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân mình, phát huy những giá trị tích cực của con người Việt Nam hiền lành, sống đạo đức.
Những văn hóa và những tư tưởng giải thoát, giác ngộ, bình đẳng và hòa bình mà Đức Phật đã dạy cùng với truyền thống của dân tộc đã giúp cho Phật giáo Việt Nam chúng ta luôn phát triển. Phật giáo Việt Nam đã phát huy rất tốt tư tưởng, văn hóa của Phật giáo, đặc biệt từ thời Lý, Trần cho đến ngày nay, ngày càng phát huy trong đạo đức của người Việt Nam chúng ta.
Và ngay trong Nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta cũng đã nói: đạo đức, tư tưởng của tôn giáo có nhiều điều phù hợp với đạo đức tôn giáo của dân tộc. Tôi cho rằng văn hóa, tư tưởng của Phật giáo đã, đang và sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ trong đời sống của xã hội.
Xin trân trọng cảm ơn Hòa thượng!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Điều cần thiết nơi phẩm hạnh của người Thầy là đạo đức và tình thương”
Phỏng vấn 11:00 20/11/2024Đó là lời chia sẻ chân thành của Đại đức Thích Quảng Tịnh, trụ trì chùa Pháp Lạc ( xã Giang Điền, H.Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) với Phatgiao.org.vn nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Voice talent Nguyễn Bình Nguyên - “Kẻ Trộm Hương”: “Sách của Thiền sư Nhất Hạnh dễ hiểu, dễ ứng dụng”
Phỏng vấn 09:51 15/11/2024Nguyễn Bình Nguyên (sinh năm 1989), nickname “Kẻ Trộm Hương” - một voice talent - vừa đọc lại cuốn sách “Đường xưa mây trắng” của thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhiều người đón nhận.
Phật tử Phạm Trọng Đạt: “Nhờ thuyền từ Bát-nhã, con vượt qua nỗi đau mất 2 người thân nhất”
Phỏng vấn 10:33 10/11/2024Phạm Trọng Đạt, sinh năm 2001, pháp danh Pháp Hạnh - là một Phật tử thuần thành, thường làm các thiện sự và đặc biệt có duyên thân cận với các bậc tôn đức đạo cao đức trọng.
Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”
Phỏng vấn 15:43 26/10/2024Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.
Xem thêm