Hạnh nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm
Ta Bà, địa phủ là nơi đầy dẫy những nhiễu nhương và đau khổ, người đau khổ và chịu những nhiễu nhương là đối tượng cứu độ của Bồ Tát Quán Thế Âm. Tùy theo sở cầu của hành giả mà Ngài có thể hiện thân cứu độ cho chúng sinh ấy đạt đến chỗ an vui, mãn nguyện, như ý.
> Ý nghĩa biểu tượng Bồ tát Quan Thế Âm
Phẩm tính siêu việt nhất của Đức Quán Thế Âm là hạnh kiên nhẫn, khả năng lắng nghe, trái tim đồng cảm, và nỗi bật nhất vẫn là hạnh nguyện từ bi.
Hạnh nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm được đề cập rất nhiều trong các kinh điển Đại Thừa. Các kinh điển hình mà Phật tử chúng ta thường đọc tụng là Chư Kinh Nhật Tụng, trong đó có ghi lại 12 lời thệ nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm, kế đó là kinh Ngũ Bách Danh với hạnh nguyện ứng hiện ra 500 hóa thân để tùy duyên tế độ. Kinh Lương Hoằng Sám, Vô Lượng Thọ… đều có đề cập đến hạnh nguyện Quán Âm. Đặc biệt nhất vẫn là kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Phổ Môn, Đức Phật Bổn Sư ca ngợi hạnh nguyện riêng của Bồ Tát Quán Thế Âm như là một nguồn năng lượng chói sáng, siêu việt những đối đãi để lắng nghe và hóa giải những thanh âm thống thiết của cuộc đời. Câu kệ thâu súc tích nhất có thể nói lên hạnh nguyện của Ngài là:
“Từ năng dữ nhất thiết chúng sinh chi lạc,
Bi năng bạt nhất thiết chúng sinh chi khổ”.
Ta Bà, địa phủ là nơi đầy dẫy những nhiễu nhương và đau khổ, người đau khổ và chịu những nhiễu nhương là đối tượng cứu độ của Bồ Tát Quán Thế Âm. Tùy theo sở cầu của hành giả mà Ngài có thể hiện thân cứu độ cho chúng sinh ấy đạt đến chỗ an vui, mãn nguyện, như ý.
Kính ngưỡng Bồ Tát Quán Thế Âm theo tinh thần Phật giáo
Thông điệp mà đức Quán Thế Âm mang đến cho đời chính là chất liệu của tình thương, lòng nhẫn nãi và sự tỉnh thức tự nội để quay về với con người thật của chính mình. Nếu cuộc đời không có những chúng sinh đau khổ, không còn những tâm hồn chơ vơ thì có lẽ Bồ Tát cũng không cần dùng đến nghìn tay nghìn mắt. tâm từ, hạnh kiên nhẫn, khả năng lắng nghe và một trái tim đồng cảm không chỉ có ở Đức Quán Thế Âm mà nó còn tiềm ẩn trong tim của mỗi người. Nếu một người nào đó luôn thọ trì danh hiệu hoặc quy ngưỡng về vị Bồ Tát ấy mà không biết nuôi lớn hạt giống thuần thiện đó thì ước nguyện về sự giao cảm khó có thể được thành tựu.
Tất cả hạnh nguyện của Ngài đều phát sinh ở lòng đại bi. Ngài còn hiện thân giáo hoá khắp mười phương thế giới, đủ các thân hình, từ địa ngục lên đến các cung trời, từ Ta bà sang Cực Lạc, tùy trường hợp và cơ cảm khác nhau nên phương tiện của Ngài cũng vô lượng. Ngài là hiện thân của từ bi, ở đâu có chúng sinh đau khổ kêu cầu là ở đó có Ngài thị hiện.
Bi tâm của Ngài thanh trong sáng suốt, vượt ra ngoài tầm nhận thức của chúng ta. Bi tâm ấy có thể tạm ví như nước bể im lặng trong sáng, phản chiếu ánh dương quang, còn khổ tâm của chúng sinh như những chiếc ghe thuyền bị tai nạn làm khuấy động trên bể nước ấy. Xét cho kỹ thì cái động ấy không phải từ đâu chạy đến mà ngay nơi chỗ ghe thuyền tự động nên có phản ứng của nước bể động.
Vậy, ở đâu có khổ tâm của chúng sinh động thì tức khắc ở đó có bi tâm của Ngài động và ảnh hưởng an vui đến các chúng sinh khác. Tục ngữ ta có câu “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Hay như trong kinh Đức Phật từng dạy: “cảm ứng đạo giao nan tư nghì”. Lòng từ của chúng ta cảm, đức từ bi của Ngài ứng, đó là quy luật rất tự nhiên và mầu nhiệm.
Thật ra, sự hiện thân của Ngài chỉ là do công dụng của lòng từ bi trong bản thể đại đồng của cuộc sống duy nhất phát lộ ra. Khi nào có người chuyên tâm chú niệm danh hiệu Ngài tức là người ấy đã chuyên chú đức tánh từ bi của họ. Đồng thời lòng tin tưởng của họ cũng đã được nhập vào đức tánh từ bi của Ngài, cùng giao cảm với đức tánh từ bi của người ấy. Ví như hai luồng ánh sáng tương tiếp giao hòa với nhau, ánh sáng càng lan tỏa rộng ra khắp giữa không gian.
Nói khác đi, khi tâm của chúng ta đã cảm nhận được ánh từ quang của Ngài, chiếu vào tâm tánh của chúng ta, như biển lặng sóng ngừng thì in rõ nền trời xanh vào lòng biển cả, nước hồ thu trong lặng thì ánh trăng thu rọi vào. Trăng kia vẫn bình đẳng và thản nhiên chiếu, nhưng nước đục thì không thấy trăng chứ không phải trăng không soi đến hồ nước đục. Trời xanh vẫn hiển hiện vào lòng biển cả, nhưng biển cả sóng dồi thì làm sao thấy được nền trời quang đãng.
12 đại nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm
Lòng từ bi của Ngài không bỏ một ai, nhưng vì chúng sinh đó sóng lòng còn xao động, tâm tánh còn thiên tà, không tin tưởng, không xưng niệm danh hiệu đấng Đại Từ Bi nên người ấy không thấy được đức tính từ bi vốn có trong mình, và vì vậy mà phải bị tham sân, tật đố nhận chìm xuống biển khổ không thoát được khổ lụy.
Chúng ta hãy nghĩ kỹ, những làn sóng điện trên không gian thường vẫn đưa tin tức thế giới ra giữa vũ trụ, những ai không có đài phát thanh, những nơi không có máy thâu thanh thì sẽ không nhận được tin tức ấy. Nếu mọi người có máy, mọi nơi có đài thì bất cứ ở đâu, ai ai cũng nhận được tin tức. Máy thâu thanh là nhân, người phát và sóng điện đưa tin là duyên, nhân duyên đầy đủ thì tin tức phát hiện. Tâm của chúng ta tin tưởng xưng niêm là nhân, đức từ bi và thệ nguyện rộng lớn của Ngài là duyên, nhân duyên gặp gỡ, cảm ứng rõ ràng hoặc thấy Ngài ứng hiện toàn thân, hoặc thấy hào quang soi đến, hoặc thấy các điềm lành khác như chuyển họa thành phước, thoát khỏi lao tù, gặp thầy gặp thuốc, gió thuận buồm xuôi .v.v… sự cảm ứng, chứng nghiệm chỉ mỗi người tự chứng biết và nó chỉ đến với người thành tâm xưng niệm phụng thờ, thường hay làm việc phước thiện từ bi, thương người giúp đời, cũng giống như tin tức chỉ đến với người có máy thu thanh tốt.
33 Ứng hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm
Hơn nữa, người nào thường học, hiểu và thực hành theo hạnh từ bi, không tham lam mà bố thí, không giận hờn mà ban vui, hoặc nghe tiếng kêu cầu của kẻ khác liền ra tay giúp đỡ, người ấy chính là hình ảnh từ bi của Đức Quán Thế Âm. Như thế thì hễ cầu nguyện gì cũng có kết quả hiện tiền. Trái lại, người có tư tưởng, ngôn ngữ, cử chỉ không từ bi, không tin tưởng, người đó là hình ảnh của tàn bạo, của dạ xoa và la sát vậy.
Nói tóm lại, Hạnh nguyện từ bi của đức Quán Thế Âm là bao la vô tận. Ngài là hiện thân của đấng mẹ hiền vượt lên trên tất cả mẹ hiền, trên tất cả thánh nhân được tôn xưng là mẹ hiền. Nơi nào có khổ đau, tai nạn, nơi nào có phát ra tiếng xưng niệm nam mô Bồ tát Quán Thế Âm chí thành tha thiết thì nơi ấy có sự hiện diện của Bồ Tát và nơi đó được giải từ tất cả khổ đau và tai nạn. Danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm trong nhân gian ai cũng biết và cũng đều tưởng niệm trong những lúc hiểm nguy, ách nạn khủng khiếp. Đó là sức huyền diệu của lòng từ của Bồ Tát mà mọi người dân ta, ai ai cũng kính ngưỡng và tôn thờ, tâm niệm về Ngài.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya
Nhân vật Phật giáo 09:00 11/10/2024Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.
Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của đức Phật
Nhân vật Phật giáo 07:35 31/05/2024Sau khi nghe Đại đức Ānanda giải thích ý nghĩa của mỗi đặc ân, Đức Phật chấp thuận đủ tám đặc ân của Đại đức Ānanda. Bắt đầu từ thời gian ấy, Đại đức Ānanda chính thức là thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc, phục vụ Đức Thế Tôn, cho đến lúc Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn.
Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên
Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.
Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam
Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.
Xem thêm