Hạnh phúc từ hạt giống yêu thương
Những ngày tháng Bảy giữa mùa hè, một ngôi làng giữa mịt mù bụi đất cao nguyên lại tặng cho tôi một niềm vui mới từ một trường học hạnh phúc. Lớp học ấy ở H'ra - Mang Yang - Gia Lai.
Ở đó có một thầy giáo người dân tộc Banar bị bệnh teo dần 2 chi dưới từ năm 20 tuổi và một cô bảo mẫu cao tầm 1m4. Ngày qua ngày, cô bảo mẫu nhìn thế giới thêm phần đẹp đẽ qua đôi mắt của thầy và thầy đi lại dễ dàng hơn nhờ đôi chân của cô. Cùng với nhau, họ góp phần xây dựng nên một trường học hạnh phúc cho 40 em bé.
Những mái tóc bớt xác xơ màu nắng, những gương mặt bớt lấm lem, ánh mắt sáng niềm vui trong trẻo khi các em bé người Banar ấy được học chữ, được vui chơi, được ăn ngon hơn những bữa ăn ở nhà nhờ vào những nhân duyên kết nối. Những em bé ấy cũng được gieo những hạt giống tri thức nhỏ bé. Không ồn ào truyền thông, không dồi dào hỗ trợ, nhưng ngôi trường làng giữa gió bụi cao nguyên cũng hội đủ những yếu tố của một trường học hạnh phúc.
Khi nghĩ về trường học hạnh phúc và hai thầy cô khiếm khuyết về thể chất, tôi suy nghiệm về giá trị chân thật nhất của một người thầy, và tôi đồng cảm với quan niệm của một vị vua Ai Cập cổ đại trong cuốn sách “Dấu chân trên cát” (Nguyên Phong phóng tác từ The Egyptian):
“Một vị thầy theo đúng nghĩa không phải là người có nhiều kiến thức hay ăn nói lưu loát mà phải là người bạn đồng hành của đứa trẻ. Một vị thầy giỏi phải biết đặt mình vào địa vị của đứa trẻ, phát triển cùng đứa trẻ, hiểu biết đứa trẻ, đi sâu vào những vấn đề khó khăn của đứa trẻ, nhìn ngắm mọi việc xuyên qua con mắt của đứa trẻ, và hoàn toàn hiến mình cho sự giáo dục đứa trẻ ấy. Nếu một vị thầy không tiếp xúc mật thiết với đứa trẻ như thế thì mọi sự dạy bảo chỉ là những gì hời hợt bên ngoài, một sự lặp đi lặp lại những kiến thức chết, rồi để mặc cho đứa trẻ loay hoay với những khó khăn, sợ hãi và từ đó tạo những hố sâu ngăn cách con người.”
Hạnh phúc cho trẻ thơ có rất nhiều dáng vẻ. Hạnh phúc được được kiến tạo bởi những người thầy có thể không có nhiều chữ, nhưng nhất thiết phải có thật nhiều tình yêu thương.
Cách đây vài năm, mô hình Trường Học Hạnh Phúc được UNESCO khởi xướng trên toàn cầu. Ở Việt Nam, dự án Trường Học Hạnh Phúc được thiết kế bởi Giáo sư Hà Vĩnh Thọ, ứng dụng phương pháp học tập nuôi dưỡng cảm xúc và kết nối xã hội. Nguyên lý tạo dựng nên trải nghiệm hạnh phúc dựa trên 3 yếu tố: kết nối với bản thân, kết nối với người khác, kết nối với thế giới tự nhiên.
Xem thêm "ngôi nhà hạnh phúc" của người khuyết tật ở cố đô:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cộng đồng khổ vì hỏi nhau cách phân biệt thuốc An cung thật giả
Sống an vui 20:45 14/11/2024An cung ngưu hoàng hoàn là bài thuốc (hoàn) nổi tiếng từ Tâp đoàn dược phẩm Đồng Nhân Đường từ Bắc Kinh,Trung Quốc được cho là 'cải tử hoàn sinh' đối với người bị huyết áp cao, đột quỵ.
Làm người nên giữ cho mình một tấm lòng trong sáng
Sống an vui 17:30 14/11/2024Dù theo đuổi trăm ngàn điều tốt đẹp, cũng không bằng hạn chế được một việc tồi tệ; có được ngàn vạn sự yêu mến cũng không bằng hoá giải niềm oán hận của một con người.
Đừng chèn ép chính mình
Sống an vui 08:45 14/11/2024Dù sao thì cuộc sống vẫn cứ trôi đi, mãi lo lắng xa xôi cho chuyện thiên trường địa cữu, chi bằng giây phút này, giữ lấy sự bình an cho tâm hồn.
Sau cô đơn là gì?
Sống an vui 07:45 14/11/2024Trên hành trình trở về sống hoàn toàn với bản tâm vốn thường thanh tịnh, ta sẽ nhiều lúc cảm thấy cô đơn.
Xem thêm