Thứ ba, 02/02/2021, 10:31 AM

Giới thiệu kho tư liệu lịch sử Phật giáo Việt Nam qua Mộc bản Triều Nguyễn

Mộc bản Triều Nguyễn là một loại hình tài liệu đặc biệt quý hiếm trong kho tàng lịch sử văn hóa Việt Nam, đã được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam vào ngày 31/7/2009.

Đóng góp lịch sử của Mộc Bản trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử Phật giáo tại Việt Nam 

Di sản tư liệu thế giới.

Di sản tư liệu thế giới.

DI SAN TU LIEU THE GIOI 2

Trước tiên, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu Mộc Bản là gì, hiện được lưu giữ ở đâu và giá trị thực tiễn, lịch sử mà nội dung của nó lưu giữ có ý nghĩa như thế nào? 

Để trả lời những câu hỏi trên, tôi đã tìm về thành phố thông reo Đà Lạt, thăm quan, học tập và nghiên cứu tại Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia IV, thuộc Cục Văn Thư và Lưu Trữ Nhà Nước, tọa lạc tại số 02, Yết Kiêu, phường 5, thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng.

Mộc bản Triều Nguyễn là một loại hình tài liệu đặc biệt quý hiếm trong kho tàng lịch sử văn hóa Việt Nam, đã được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam vào ngày 31/7/2009.

Kho Đại Tạng Kinh lớn nhất thế giới với hơn 80000 mộc bản tại chùa Haeinsa, Hàn Quốc

Khối Mộc bản Triều Nguyễn hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV gồm 34.619 tấm, được tạm chia thành hơn 100 đầu sách với nhiều chủ đề như: lịch sử, địa lý, chính trị - xã hội, quân sự, pháp chế, văn hóa - giáo dục, tôn giáo - tư tưởng - triết học, ngôn ngữ - văn tự; văn thơ. Đây là nguồn sử liệu tin cậy, còn khá nguyên vẹn để khảo cứu, đối chiếu, phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.

Mộc bản Triều Nguyễn là loại hình tài liệu đặc biệt về hình thức, nội dung và phương thức chế tác; là bản gốc của các bộ chính văn, chính sử nổi tiếng của Việt Nam được biên soạn, khắc in chủ yếu dưới Triều Nguyễn. Mộc bản được hình thành chủ yếu bằng kỹ thuật khắc ngược ký tự Hán Nôm trên gỗ để in ra sách được sử dụng phổ biến trong thời kỳ phong kiến và còn lưu giữ được đến ngày nay.

Mộc bản và bản ghi chép về tác phẩm 'Hịch tướng sĩ' của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Mộc bản và bản ghi chép về tác phẩm "Hịch tướng sĩ" của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Mộc bản và bản ghi chép về Văn thân Thiều Bảo Trương Hán Siêu

Mộc bản và bản ghi chép về Văn thân Thiều Bảo Trương Hán Siêu

Với giá trị đặc biệt về nội dung, nghệ thuật chế tác, Mộc bản Triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới vào ngày 31 tháng 7 năm 2009 và trở thành Di sản Tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam.

Trong số những lĩnh vực nêu trên, tư liệu về lịch sử Phật giáo Việt Nam từ thời nhà Đinh tới thời nhà Nguyễn là một trong những lĩnh vực sử liệu quan trọng. Có giá trị cả về mặt thực tiễn trong nghiên cứu, xác minh, định danh và cả về mặt Đạo Pháp, dân tộc.

Giá trị và ý nghĩa của kho Mộc Bản với Phật giáo Việt Nam 

Vì Mộc bản là những ván gỗ khắc chữ Hán Nôm ngược để in sách được dùng phổ biến ở Việt Nam trong thời kỳ phong kiến, nên những dòng sử liệu, nội dung được đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức tại Trung tâm lưu trữ Quốc Gia IV biên phiên dịch ra thành Tiếng Việt là cực kì quý giá và quan trọng.

Thông qua những tư liệu mà Trung tâm cung cấp, ta có được một cái nhìn tổng quan, cụ thể hơn về một Đạo Phật nhập thế, gắn bó hài hòa tương hỗ cho dân tộc ta, non nước ta từ những thuở rất sớm.

Những Phật sự quan trọng, sự kiện quan trong trong Lịch sử Phật giáo Việt Nam ta được biên dịch, lưu trữ một cách trình tự, logic, kho học. Là kho tư liệu vô cùng quý hiếm, đó là tiền đề để ta đối chứng, xác minh lại, tra cứu lại những biến động, thăng trầm của Phật giáo nước nhà từ thời Đinh cho tới thời Nguyễn gần đây nhất.

Tài liệu còn giúp ta định danh được những ngôi chùa lớn nhỏ, có ý nghĩa quan trọng với Phật giáo Việt Nam ta, những địa danh được xem là Thánh tích, những ngôi chùa mà từ rất sớm kia, đã có những vị Tổ uy đức, đạo hạnh đã vân du về giáo hóa cho chúng sinh thời bấy giờ.

Mộc bản và bản ghi chép về vua Trần Nhân Tông - người sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử.

Mộc bản và bản ghi chép về vua Trần Nhân Tông - người sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử.

Mộc bản và bản ghi chép về thân thế và sự nghiệp trị vị của vua Trần Nhân Tông.

Mộc bản và bản ghi chép về thân thế và sự nghiệp trị vị của vua Trần Nhân Tông.

Điển hình như khi nói về thời kỳ Phật giáo nhà Trần, mộc bản đã có mục ghi chép: “Đó là thời kỳ vẻ vang và phát triển rất mạnh. Đâu cũng có chùa, có Phật để tín đồ chiêm bái. Tăng đoàn mạnh đến nỗi triều đình phải tổ chức các khoa thi để loại bớt. Phật giáo chấn hưng khoảng 100 năm đầu, rồi dừng lại, bởi sự phát triển quá đà nên mê tín dị đoan và thoái bộ.

Trong thời đại này, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được xiển dương. Vua Trần Thái Tông đã mở đầu bằng “Thiền môn chỉ mãn” và “Khóa Hư” để rồi vua Trần Nhân Tông xuất gia khai sáng phái Trúc Lâm. Phật Giáo đời Trần sản sinh nhiều danh Tăng và cư sĩ tên tuổi như: Tuệ Trung Thượng Sĩ (Trần Quốc Tảng), Pháp Loa, Huyền Quang. . .

Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang được xưng tụng là Trúc Lâm Tam Tổ.”

Triển lãm, trưng bày Bảo vật quốc gia Mộc bản chùa Bổ Đà

Trong kho tàng Mộc bản mà Triều Nguyễn để lại cho hậu thế, có rất nhiều pho sách quý, đặc biệt là những bộ quốc sử, được triều đình biên soạn hết sức công phu, có giá trị lớn, chứa đựng nhiều thông tin chân xác về thời cuộc.

Thông qua khối tài liệu Mộc Bản triều Nguyễn tại Trung tâm lưu trữ Quốc Gia IV, đã cho ta thấy rõ nét hơn về một đạo Phật nhập thế, những hoạt động của tăng sĩ, hoằng hoá, những sự kiện lớn trong Phật giáo Việt Nam, những biến đổi, thăng trầm chuyển biến cho tới ngày hôm nay. Cùng nhìn lại những áng văn tự đó, ta càng hiểu thêm về những giá trị mà Đức Phật đã dạy, Liên Hiệp Quốc (UN) đã xác định là một Tôn giáo tiêu biểu nhất cho các tôn giáo. Giá trị đó một lần nữa được chứng minh cụ thể, rõ ràng qua nguồn sử liệu quý giá, tin cậy...thông qua nhiều chính sách, hoạt động, chủ trương của các triều vua Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần...quan tâm và mến mộ đạo Phật. Và dù cho có trải qua biến cố thăng trầm theo quy luật vô thường của vũ trụ, thì cuối cùng, chúng ta cũng phải công nhận một điều rằng, “Chân lý chỉ là một”, mà giá trị đó, chỉ có trong nhà Phật mà thôi.

Ngày nay, khi tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, xã hội thời cổ đại, trung đại và cận đại Việt Nam, các nhà nghiên cứu chủ yếu dựa trên những cứ liệu của các tác phẩm còn lưu giữ được như: Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Minh Mệnh chính yếu, Đại Nam nhất thống chí… Các bộ sách này đều được in từ khối Mộc bản Triều Nguyễn – Di sản Tư liệu thế giới, hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV.

Tài liệu: Do Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia IV cung cấp

Ảnh: Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia IV + Tác giả 

Nguồn tài liệu đối chứng:

1. Trang Website từ TTLTQG IV: https://mocban.vn/

2. Danh mục Phật Giáo

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tính tất yếu và giá trị lịch sử sự ra đời Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1981

40 năm Giáo hội 12:30 26/04/2022

Sự thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam là kết quả của quá trình vận động lâu dài, bền bỉ và hợp quy luật khách quan, đáp ứng yêu cầu lịch sử đặt ra.

Kỷ cương là nền tảng cho sự ổn định và phát triển bền vững của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

40 năm Giáo hội 12:59 22/02/2022

Những thách thức khó khăn do yếu tố chủ quan lẫn khách quan mà chúng tôi đề cập ở đây chính là vấn đề kỷ cương trong sinh hoạt Giáo hội hiện nay.

Chặng đường 40 năm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

40 năm Giáo hội 11:10 08/11/2021

Đạo Phật đi vào cuộc đời, đánh thức trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân, và cả những người tu sĩ ! Giáo lý của nhà Phật không cho phép chúng ta có quyền cao hơn một quốc gia dân tộc mà phải dấn thân, phụng sự nơi quốc độ mà ta có duyên đầu thai vào, giữ gìn sự chung thủy sắc son.

Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN

40 năm Giáo hội 08:51 08/11/2021

Sáng ngày 07/11/2021, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã long trọng tổ chức Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội (07/11/1981 – 07/11/2021) với sự tham dự của chư Tôn giáo phẩm Ban Thường trực HĐCM, Ban Thường trực HĐTS, 13 Ban, Viện Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành.

Xem thêm