Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Hành trình rải tâm từ - Bước thật nhẹ để biết yêu thương

“Cho đi là hạnh phúc còn hơn nhận về”. Thật đúng như vậy, chỉ khi được thực sự trải nghiệm, chúng tôi mới càng ngấm, càng thấm thía điều này.

Theo dòng lịch sử, chúng tôi – những sinh viên thiện nguyện - cùng bên nhau dưới sự hướng dẫn của Đại đức Thích Minh Đồng để nhớ lại, để tìm về những năm tháng hào hùng của dân tộc, để nghe và hát lại những bản anh hùng ca, những khúc ca khải hoàn sống mại cùng thời gian. Chúng tôi bên nhau trong những bước chân nhẹ nhàng, cùng rải tình yêu thương trên những vùng đất được đi qua.

Trên con đường Hà Nội - Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị, chúng tôi có dịp đường đi trên đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại, nghe ngân vang đâu đó khúc ca lắng đọng và linh thiêng, sâu sắc và xúc động. Những bài ca đi cùng năm tháng như nhắc nhở lớp sinh viên phật tử trẻ chúng tôi phải biết quý trọng những phút giây hiện tại, quý trọng cuộc sống bình an, quý trọng những gì mà ta đang có.
 
Chuyến xe đặc biệt của chúng tôi lăn bánh lúc 2h sáng và hành trình đã bắt đầu. Để phù hợp với công việc chúng tôi đã được BTC sắp xếp chia thành đội nhóm như nhóm nghi lễ (chuẩn bị sắp xếp bê lễ, chuẩn bị phần nghi lễ), nhóm cây chưa cao (chăm sóc các phật tử lớn tuổi), nhóm hậu cần (chuẩn bị đồ đạc, nấu ăn, .. cho cả đoàn), nhóm ăn ở (chuẩn bị chỗ ngủ, phụ các đội nhóm khác). Tất cả các bạn đều có nhiệm vụ trong suốt chuyến hành trình và 4 đội tương ứng với 4 chữ của chương trình Hương - Sen - Đại - Bi.

Trước khi lên xe, thiện nguyện viên chúng tôi được học tác phong tập trung mà rất lâu rồi tôi đã quên đi điều đó. Tất cả chúng tôi rất háo hức và chờ đợi, khi ngồi trong xe rồi cảm xúc ấy còn mãnh liệt hơn rất nhiều, khó tả lắm, khó nói lắm. Có lẽ không chỉ với tôi mà nhiều bạn sinh viên khác, đây là lần đầu tiên tôi vào miền trung, một chuyện mà những chàng sinh viên nghèo như chúng tôi chưa bao giờ nghĩ tới. Cũng có lẽ đây là chuyến đi rải tâm từ đầu tiên của tôi đến đường với Trường Sơn lịch sử, với chuyến đi dài ngày đặc biệt như vậy.
 
 
Đi trên con đường Hồ Chí Minh về vùng đất Quảng Trị - mảnh đất anh hùng, các thiện nguyện viên không ngừng hát những bài hát năm xưa. Không khí vui tươi hẳn khi các cụ già cũng nhập cuộc. Hát rất vang, rất ấm, rất tình người. Ôi cuộc sống thật tuyệt vời!

Những tiếng cười, những khúc ca, giai điệu yêu đời cất lên mãi suốt dọc đường. Tôi dám chắc rằng linh hồn các chiến sĩ đã nằm xuống đang nghe thấy rất rõ và chắc cũng rất vui. Chúng tôi được các cụ già và thầy Thích Minh Đồng kể cho nghe về những năm tháng xa xưa chống Pháp, chống Mỹ, rằng nhiều bài hát như những thang thuốc bổ chữa bệnh, chữa lành vết thương, mặc dù nên y tế và vật chất Việt Nam khi đó còn rất khó khăn. 

Trong xe, tôi và một vài bạn CLB yêu sách Thái Hà cùng quan sát những  nụ cười tươi của mọi người và chợt đến câu chuyện về một người nghèo hỏi Đức Phật rằng: “Tại sao con nghèo thế?”. Đức Phật trả lời: “Vì con chưa học cách bố thí cho người khác”. Người nghèo lại nói rằng: “Con không có gì thì làm sao bố thí được?”. Đức Phật dậy rằng: “Dù con không có gì con vẫn có thể thực hiện những điều này. 
 
 
Và chúng tôi nhớ đến những cách bố thí sau đâu: Nhan thí - bố thí nụ cười, ngôn thí - bố thí ái ngữ, nói lời hay, tâm thí - bố thí tâm hài hòa, lòng biết ơn, nhãn thí - bố thí ánh mắt nhìn thẳng, lòng biết ơn, thân thí - bố thí hành động nhân ái, tọa thí - bố thí chỗ cho người cần, phòng thí - bố thí lòng khoan dung.

Bố thí “nụ cười”. Vâng, những người nằm xuống đã bố thí biết bao nụ cười trên khắp nẻo Trường Sơn, bố thí bao lời nói hay trên những ngọn cỏ, hàng cây rừng,… Họ đã bố thí biết bao nhiêu thứ để chúng em được cười, được nói, được sống trong hòa bình, hạnh phúc. Chúng tôi – sinh viên phật tử của thời đại mới, nguyện sẽ học theo cách anh, học theo lời Phật dạy, tứ hứa với mình, thường xuyên bố thí theo 7 cách mà Phật đã chỉ dạy.

Đến ngày thứ hai, chúng tôi có mặt tại nghĩa trang Trường Sơn, đúng vào lúc trưa chiều trời nắng oi ả. Thầy trò chúng tôi, nghiêm trang thắp từng nén nhang, mỗi nén nhang cắm xuống là một câu: “A Di Đà Phật” được tụng lên. Có hơn 10.000 câu niệm Phật như thế được các thiện nguyện viên làm theo lời thầy. Xong xuôi đâu đó là các thiện nguyện viên cùng thầy Thích Minh Đồng tụng kinh cho hương linh các liệt sĩ để các anh sớm được siêu thoát. Đó cũng là thời khắc rất đặc biệt vì hơn 20 năm tôi chưa từng tụng kinh, dù rất biết ơn các liệt sĩ mà chưa biết đền đáp như thế nào, giờ thì chúng tôi đã biết.
 
Sau khi lễ xong, các thiện viên tiếp tục cất lên những bài ca cách mạng. Thầy bảo hát lên cho các liệt sĩ nghe, các liệt sĩ sẽ rất vui và sớm siêu thoát vì biết thế hệ trẻ hiện đại ngày nay cũng rất tài năng, rất yêu nước.
 
Nơi nghĩa trang Trường Sơn có nhiều người dân nghèo, nhiều em nhỏ lang thang, nghèo khổ, mặt mũi lắm lem, đen ngòm, gầy nhom. Tội các em quá. Biết trước điều đó, thiện nguyện viên chúng tôi  chuẩn bị trước quần áo và sách vở để phát tặng các em, mong phần nào an ủi được những tâm hồn ngây dại.
   
Chiếc xe vẫn tiếp tục hành trình, tâm lành tiếp tục được rải trên khắp đường đi, khắp núi rừng nơi chúng tôi đi qua. Tâm của hơn 60 người, gồm 45 thiện nguyện viên, thầy Thích Minh Đồng, hai anh lái xe và các cụ già, các cô chú trung niên được rải lên thành cổ Quảng Trị rồi rải đều khắp dòng sông Thạch Hãn. Chúng tôi cũng đã thả những đóa hồng, hoa lan, rồi phóng sinh cá, tôm, trai, hến, lươn, trạch.

Chuyến đi quá tuyệt vời. Cá nhân tôi, một cậu sinh viên tuổi đời còn rất trẻ, tự nhiên ngộ ra một điều: “Nên sống cho đời có ý nghĩa, nên thực hành rải tâm từ, nên thực tập biết nhớ ơn và báo đáp công ơn của thế đi trước, các liệt sĩ đã hi sinh để ngày hôm nay mình có hạnh phúc và bình yên”.

Tôi và các bạn cùng nguyện phải biết giúp đỡ những mảnh đời xung quanh, biết yêu quý cuộc sống này, nghĩ tích cực, nghĩ thiện, nói thiện, làm thiện, hài lòng với những gì mình đang có, biết chấp nhận và cũng phải biết vươn lên để cống hiến

Nguyễn Xuân Hải - sinh vên năm thứ 2 Đại học Giao thông Vận tải
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Sinh viên ở trọ có thể tu tập như thế nào?

Phật giáo thường thức 12:10 26/04/2024

Sau những khóa tu dành cho học sinh – sinh viên, bước đầu chập chững học Phật có rất nhiều bạn sinh viên băn khoăn về hoàn cảnh ở trọ, ở tập thể rất đông đúc và ồn ào…Như vậy tâm muốn hướng về Phật, muốn ăn chay, đọc kinh, tu hành nhưng làm sao để hòa hợp với hoàn cảnh sống?

Làm thế nào để niệm Phật trong chánh niệm?

Phật giáo thường thức 09:52 26/04/2024

Niệm sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật tưởng dễ mà không hề dễ chút nào. Bởi mỗi khi chúng ta khởi lên một câu Phật hiệu thì kèm theo đó là những vọng tưởng khởi lên. Bài viết với mong muốn giúp người học Phật tìm được sự nhất tâm trong câu niệm Phật.

Siêu độ là gì? Người đã vãng sanh có cần lập bài vị siêu độ không?

Phật giáo thường thức 09:30 26/04/2024

Hỏi: Ý nghĩa siêu độ là gì? Người có thoại tướng, cứ cho là đã vãng sanh, sau này còn phải lập bài vị siêu độ cho họ nữa không ạ?

Tôi là ai? Ta là ai? Chúng ta là ai?

Phật giáo thường thức 08:45 26/04/2024

Một câu hỏi tưởng như không cần thiết, nhưng thật ra là rất cần thiết cho đời sống có ý nghĩa của con người.

Xem thêm