Từ trùm giang hồ khét tiếng thành một vị chân tu
Nhà sư Thích Minh Thủy chọn đường hoàn lương là tu hành khổ hạnh. Giờ đã là một vị chân tu, nhưng ít ai biết, quá khứ của ông từng là những tháng ngày đầy tội lỗi, ông từng là trùm ma túy, liên tục tổ chức cướp bóc nên nhiều lần vào tù ra tội.
>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc
Giờ, nhà sư Minh Thủy không ngại ngần kể về con đường đến với cõi Phật kỳ lạ của mình với mong muốn là lời nhắc nhở cho những người đang lạc lối.
Quá khứ là một chuỗi những ngày đầy tội lỗi
Nhà sư Thích Minh Thủy tên thật là Phạm Văn Hưởng, sinh năm 1952 ở Thái Bình. Khác với vẻ khắc khổ bên ngoài của mình, ông kể chuyện về cuộc đời và những phút giây lạc lối thân tình và cởi mở với mong muốn là lời nhắc nhở cho những người đang lạc lối.
Nhà sư cho biết ông là con trai độc nhất trong gia đình nên được cưng chiều. Nhà có truyền thống hiếu đạo, ngay từ nhỏ ông đã được dạy đọc sách thánh hiền và học chữ nho. Nhớ về những kỷ niệm buồn thời niên thiếu của mình, Nhà sư bảo: “Chỉ vì tôi đua đòi học theo những người bạn xấu chứ cha tôi ngày nào cũng nhắc nhở và dạy dỗ chỉ học mới nên người”.
Bắt đầu từ những lần trốn học, dần dà Hưởng quen chân nên không đi học nữa. Cho đến ngày, nhà trường thông báo kết quả học quá yếu kém, cha Hưởng mới biết. Không thể tiếp tục theo học, lên lớp 9, Hưởng bỏ học đi lang thang khắp Hà Nội và Thái Bình.
Cha của Hưởng hướng cho con đi bộ đội. Thế nhưng Hưởng đào ngũ và đăng lính Việt Nam Cộng hòa ở Nha Trang (Khánh Hòa). Sẵn số tiền “chôm” được của gia đình, Hưởng chơi ma túy. “Đó là vào khoảng năm 1971, tôi ăn chơi lang bạt từ Bắc chí Nam. Mục tiêu đi lính cũng chỉ để thỏa cái trò ăn chơi trác táng đó. Đủ trò, trò nào cũng chán cuối cùng tìm đến thuốc phiện”, ông kể và cho hay từ khi nghiện nặng đã trượt dài trên con đường sa ngã.
Khi hút hết số tiền có sẵn, Hưởng tiếp tục trộm cắp của những người bạn đồng ngũ sau đó ít lâu thì đào ngũ, liên tục thoát khỏi sự truy bắt của quân cảnh. Quá đau buồn trước việc đứa con trai độc nhất hư hỏng và bặt vô âm tín, cha của Hưởng lâm bệnh nặng và chết ngay trong năm sau đó. Nhận được tin, trong Hưởng cũng có trỗi dậy chút lòng trắc ẩn, về nhìn mặt cha lần cuối và hứa sẽ quay về lương thiện, không trộm cướp và hút chích nữa. Nhưng lời hứa của Hưởng chỉ để che mặt chị gái và mẹ già để lấy thêm một khoản tiền lớn. Có tiền trong tay, Hưởng tiếp tục lao vào ăn chơi, hút chích.
Vào khoảng năm 1974, Hưởng trở lại khu vực chiến trường miền Nam và tiếp tục hành trình ăn chơi trụy lạc và cướp bóc. Không chỉ cướp của người dân, Hưởng còn cướp cả của lính. “Đi đêm lắm có ngày gặp ma”, trong một lần cướp, Hưởng bị bắt và lĩnh án một năm tù. Mãn hạn, Hưởng lại lao vào con đường cũ cướp bóc và lẩn trốn.
Nhớ lại những năm tháng đen tối của cuộc đời mình, ông bộc bạch: "Lúc đó chưa đầy 30 tuổi nhưng giới giang hồ Sài Gòn ngày ấy đều có vẻ rất kiêng nể tôi". Sau ngày giải phóng đất nước, đầu những năm 1980, Hưởng vẫn là giang hồ cộm cán ở phía Nam.
Sang năm 1982, các băng nhóm ở Sài Gòn nổi lên nhiều, địa bàn hoạt động của Hưởng bị thu hẹp lại nên nguồn thu phi pháp và sự cạnh tranh cũng giảm đi. Lục lại trong ngăn tủ thấy có khẩu súng lục tậu được từ ngày đi lính, Hưởng nảy ra ý định rủ thêm một đồng bọn tên Trần Phước vào trung tâm Sài Gòn cướp. Sau nhiều lần trót lọt, đến pha cướp của một cặp vợ chồng thương gia thì bị sa lưới. Hưởng nổ súng bắn trả công an song cũng không thể thoát...
Nhà sư kể: “Trong nhà tù lạnh lẽo, tôi là đối tượng đặc biệt vì đã có nhiều tiền án nên bị giam riêng. Đến lúc này mới thấm thía được nỗi cô độc tận cùng. Vốn là một người cũng từng có nhiều năm ăn học, giờ thấy vì con đường sa ngã mà mình đã mất tất cả, gia đình, vợ con, cha mẹ. Khi gần mãn hạn tù, nghĩ chẳng còn gia đình thân thích nên tôi quyết định đi tu".
Con đường tu hành đầy khổ hạnh đến nay cũng đã vài chục năm. Trong suốt những năm đó, ngoài việc giúp người dân và vận động Phật tử ủng hộ cho những người bất hạnh, thi thoảng thầy Thủy còn xin vào các trại giam để nói chuyện và khuyên nhủ những người lầm lỡ trong đó hãy hoàn lương, hãy nghĩ về gia đình để từ giã tội lỗi và những sai lầm của mình.
Khuôn mặt hằn đặc nếp nhăn đầy khổ hạnh, ông bảo còn phải tu và làm việc thiện cho đến chết mới có thể thảnh thơi chuộc lại những lỗi lầm.
Chọn con đường tu hành để chuộc lại những lỗi lầm
Năm 1992, Hưởng nhận lời nhắn từ chị ruột: “Mẹ mất rồi. Lần cuối cùng tau nói, mi không nghe lời thì tau dứt tình chị em”.
Nhắc đến người chị, sư Thuỷ không giấu được xúc động: “Ngày cha sư mất, cha bắt chị gái sư quỳ trước ban thờ thề phải nuôi dạy cho sư ăn học thành bác sĩ, lo cho sư đầy đủ vợ con thì mới được lấy chồng. Nên với sư, chị vừa là chị, vừa là mẹ. Vì giữ lời thề trước lúc cha sư nhắm mắt xuôi tay mà 34 tuổi chị của sư mới xây dựng gia đình. Khi sư phá phách, chơi bời; bả lo lấy vợ cho sư để mong sư vì trách nhiệm gia đình mà “hồi đầu thị ngạn”.
Mẹ mất, Phạm Văn Hưởng bấy giờ mới lắng lòng nghĩ đến những hy sinh, yêu thương của chị gái; Hưởng nhún một bước, đồng ý rời bỏ băng nhóm của Năm Cam để vào chùa Hoằng Pháp làm công quả. “Là gượng ép vậy thôi, bởi sư sống trong chùa nhưng tâm tính vẫn lẩn ngoài xã hội.
Ban đêm sư gác chùa, ban ngày sư trốn các thầy đi chơi. Ba năm ở chùa mà sư có tới 5 lần vi phạm. Có những lần sư đua xe gãy chân, bể xương trên mặt. Sau ba năm, thầy trụ trì nói sư nên rời khỏi nơi này. Lúc đó sư còn cự lại: Thầy không cho con ở lại là con lên chánh điện rạch bụng, moi ruột cúng dường Phật cho thầy coi”.
Dù sống trong chùa mà tâm tính ngoài xã hội; nhưng suốt ba năm đó Phạm Văn Hưởng cũng đã được những lời giảng của các thầy trong chùa thấm dần vào tâm trí. Từ đó, ông Hưởng tìm về tịnh xá Ngọc Phật (huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) xin được tiếp tục đường tu. Ở đây, Phạm Văn Hưởng được thầy tổ cho xuống tóc và đặt pháp danh Minh Thuỷ.
Từ đó, ông Hưởng tìm về tịnh xá Ngọc Phật (huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) xin được tiếp tục đường tu. Ở đây, Phạm Văn Hưởng được thầy tổ cho xuống tóc và đặt pháp danh Minh Thuỷ.
Sư Thuỷ cũng không giấu những khó khăn của bản thân khi bước đầu học Phật: “Ngày mới về đây tu tập, sư còn thiển cận lắm. Bởi cả đời sư là đầy rẫy những tội lỗi kinh thiên nên khi tu, sư luôn muốn các thầy của mình phải là những tấm gương thật chuẩn.
Thấy các thầy làm việc gì không gương mẫu là sư không chịu, sư cự lại. Thầy tổ thấy sư chấp ngã, chấp pháp như vậy bèn nói: “Ông này chỉ tu trên núi được thôi”. Thầy tổ quyết định để sư lên núi vì hai lý do: Một là để sư dành trọn thời gian nhìn lại bản thân mình. Thế là từ năm 2000, sư lên núi”.
Thất tu (ngôi nhà nhỏ) của sư Thuỷ là một trong những điểm cao nhất trên núi Thị Vải. Ban đầu sư Thuỷ tu trong một cốc (am) bé xíu, hầu hết thời gian dành cho việc hành thiền. Sau mấy lần xuống núi lấy gạo, thầy tổ thấy sư Thuỷ đã có nhiều tiến bộ rõ rệt nên để các thầy khác trong chùa lên núi giúp sư dựng thất.
Gần hai mươi năm trên vách núi tu tập, có nhiều người từng là “chiến hữu” năm xưa lên Thị Vải tìm sư Thuỷ; có cả người đến thuyết phục ông trở lại giang hồ lẫn người tìm đến để nhờ ông giúp làm lại cuộc đời. Thế nhưng không một ai trong số họ thuyết phục được sư Thuỷ rời núi, và cũng không một ai thành công trong việc “hồi đầu”. Đến bây giờ, tất cả những người “anh em” đó đều đã chết.
Những ngày đầu giác ngộ, nhận thấy những nhiệm màu của Phật pháp, sư Thuỷ từng đi nói chuyện nhiều nơi với hy vọng đánh thức được lương tâm của những người lầm lạc. Cũng có rất nhiều người tìm đến ông nhờ giúp đỡ, nhưng con số thành công chỉ đếm được vài người.
Theo sư Thuỷ học Phật lâu nhất cho đến bây giờ chỉ có “ông sư lớn” Minh Trì và “ông sư nhỏ” Minh Nguyện – một người sáu năm và một người bốn năm chưa một lần rời thất. “Ông sư nhỏ” Minh Nguyện từng là tài xế xe taxi, nghiện ma tuý đá và làm khốn khổ cả gia đình.
“Sư Minh Nguyện có một người chị gái cũng hết lòng thương em, người chị đó đã tìm đến sư nhờ sư giúp đỡ em trai mình. Cả sư và sư Minh Nguyện đều ngày càng quý kính chị mình khi đã giác ngộ. Nếu không tự thân, không có duyên, và không có tác nhân là những người chị đầy yêu thương và hy sinh đó, thì không chắc sư và sư Minh Nguyện có được ngày hôm nay”.
Từ trên núi Thị Vải phóng tầm mắt ra mênh mông đồng bằng phố thị Tân Thành, giọng sư Thuỷ thoáng nghẹn lại: “Những năm tháng cuối đời, chị gái sư rất hạnh phúc vì sư đã quay đầu - dù lúc đó sư mới ở bậc Sa-di (những người xuất gia đang tập sự để tu tiến).
Cả cuộc đời sư chỉ có ba ngày trong viện trông nom là tròn đạo nghĩa với chị. Những người từng lầm lạc như sư, trên đường tu rất cần một tác nhân để không rơi vào cảnh “ngựa quen đường cũ”. Tác nhân của sư chính là bà chị gái, người vừa là chị, vừa là mẹ của sư”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Xem thêm