Thứ năm, 13/12/2018, 14:00 PM

Hào quang vật lý trong bầu trời Phật học

Cuốn sách “Hào quang Vật lý trong bầu trời Phật học” của Nguyễn Trí Thạch giống như một hơi thở nhẹ về Triết học, tâm linh, Phật giáo và vật lý. Ông đã hiến dâng thành quả nhỏ bé này như một công đức cúng dường Tam Bảo.

>SÁCH PHẬT GIÁO

Tác giả chỉ mong tìm được trong đó nguồn cảm hứng khoa học, làm giá đỡ cho những suy nghĩ luôn đeo bám gần trọn cuộc đời mình từ hồi còn là một sinh viên, những câu hỏi “tại sao” vẫn chưa có lời giải về một bức tranh thực tại thế giới đang chịu sự lưỡng phân Vật chất - Tinh thần suốt hàng ngàn năm nay. Dường như sự cách biệt đó đang càng ngày càng lớn hơn trong nhận thức tư tưởng của phần đông giới tinh hoa trí thức.

Bài liên quan

Trong khi đó, hiện đang diễn ra một nghịch lý sâu sắc mà ít ai để ý: Người ta bắt đầu nói nhiều đến hiệu ứng tổng hợp sức mạnh cứng và sức mạnh mềm. Đặc biệt, người ta đã tích hợp thành công thế giới thực và thế giới ảo trong một hệ thống công nghệ tự động mới, cho một nền sản xuất công nghiệp mới. 

Trong hơn 50 năm, tác giả Nguyễn Trí Thạch đã đơn độc theo đuổi, tìm kiếm câu trả lời, và cũng không ngừng tự nâng cao, mở rộng kiến thức một số mặt nào đó của mình để bắt kịp thông tin về các sự kiện Vật lý ngày càng trừu tượng. Cũng từng ấy thời gian, ông kiên nhẫn dành dụm từng “mảnh ghép” thu lượm được, dồn mọi nỗ lực để ghép nối ranh giới của hai bức tranh thực tại ấy trong tầm tư duy có thể của mình.

Hơn hai năm qua, tác giả dành hết tâm lực để ghép nối hai bức tranh hiện thực ấy. Bức tranh của Tự nhiên, mà chủ yếu là thực tại Vật lý, thì cho đến nay, các nhà khoa học đã đi gần đến đích thống nhất với hai lý thuyết vang dội: Lý thuyết Hấp dẫn Lượng tử vòng (Theory of loop quantum gravity) và Lý thuyết dây.

Hao quang vat ly

Hao quang vat ly

Còn lại, bức tranh Siêu vật lý, chủ yếu là mảng Ý thức, Tinh thần và những hành vi hoạt dụng của nó, bao gồm: Tư duy, Trí tuệ, Tâm linh, thì giới khoa học xem như sở hữu của Triết học và Tôn giáo. Nơi đây là chiến trường của những cuộc bút chiến trường kỳ, chưa có hồi kết! Câu hỏi: “Liệu ranh giới của hai thế giới này có thật sự tồn tại trong một vũ trụ nhất thể hay không?” vẫn là một trăn trở của nhiều người. Tác giả là một trong số đó.

Bài liên quan

Ôm ấp suy tư một vấn đề lớn, nhiều lúc tác giả cũng thấy lảng vảng cảm giác choáng ngợp, nghĩ mình quá nhỏ bé trước tầm vóc của một vấn đề lớn. Nhưng rồi cũng có một mãnh lực nào đó khuyến khích tôi đừng nên mặc cảm tự ti: Cứ đi sẽ đến, dù chỉ một đôi phần của mục đích! Tác giả chợt nghĩ đến điều thứ 7 trong 14 điều răn của Phật: “Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti”, và tôi quyết định chia sẻ ý tưởng kết nối hai bức tranh này cùng bạn đọc. Đã đến lúc phải thoát khỏi nỗi lo sợ, phân vân trải dài cả nửa thế kỷ của đời mình trong suy tư đơn độc…

Vật lý học chỉ biết đến những gì thấy được, nghe được, kiểm chứng được, mà quên đi sự tự tại của một thế giới khác: Thế giới siêu nhiên vô hình. Một thế giới có sức mạnh ngàn lần, vời vợi và bao la hơn nhiều so với thế giới vật lý. Suy nghĩ này luôn làm tôi thấy luyến tiếc. Vũ trụ quan hai thế giới, coi thế giới như bức tranh hai mảng màu: Vật chất và Tinh thần, được ghi nhận sớm nhất trong lịch sử tư tưởng của nhân loại qua lý thuyết có tên là Nhị nguyên luận, do nhà bác học Pháp René Descartes (1596 - 1650) đề xuất.

Thực chất bức tranh đó mô tả hai thánh địa khác nhau, không có tác dụng liên thông nào giữa chúng. Tại sao bức tranh hiện thực lại bị cắt làm đôi vậy được? Ngay cả hai thực tại thế giới Vật lý: Vĩ mô và Vi mô, dù có nhiều phương diện khác biệt nhau, thậm chí đối nghịch nhau cả về bản thể luận và nhận thức luận, nhưng giữa chúng vẫn có sự liên kết trong một miền, Vật lý gọi là miền trung mô. Nghĩa là chúng vẫn xếp được trong một trật tự từ cái vô cùng lớn đến cái vô cùng nhỏ. Chúng là một phổ liên tục trên bình diện hiện thực.

Theo đó, quyển sách nhỏ này có tham vọng chỉ ra sự hòa quyện, sự thông qua nhau của hai thế giới ấy. Và cũng từ đó, chứng tỏ cơ sở về tiên đoán của Einstein: “Phật giáo thỏa mãn các điều kiện của một tôn giáo toàn cầu. Một Tôn giáo của Khoa học”. Với nội dung ấy, quyển sách chỉ là một tiểu luận, một tiếng vọng khẽ của Triết học, ít nhiều có tính đột phá. Vì vậy công việc dành cho nó đã trải qua nhiều khó khăn trở ngại: Bản thảo một quyển sách trên dưới 300 trang giấy mà phải viết đi sửa lại hơn hai năm không ngừng nghỉ, về những vấn đề được ấp ủ sàng lọc trước đó cũng không dưới 50 năm, giờ đây mới dám chia sẻ cùng bạn đọc! Tuy vậy, tác giả cũng ý thức được rằng, từ những mảnh ghép quí báu kia, bức tranh hòa hợp có được không phải là không còn những khe hở. Tác giả rất hy vọng được học hỏi nhiều từ bạn đọc rất kính mến, những ai có cùng mối quan tâm suy tư về vấn đề này. Bởi vì, suy cho cùng, không có ai tự cho mình độc quyền hiểu biết về nó và không ủng hộ người khác có khát vọng hiểu biết về nó. Cuối cùng, tôi xin chia sẻ cùng bạn đọc về hai trợ lực tinh thần đã cho tôi niềm tin để vượt qua mọi mặc cảm cùng những chỉ dẫn hết sức bất ngờ: Trợ lực thứ nhất là những ánh chớp lóe sáng trong những thời điểm hết sức đặc biệt.

Bài liên quan

Có thể là một xung năng ngắn ngủi nào đó thuộc Tâm linh chăng? Những khoảnh khắc đó bất chợt cho tác giả một cách hiểu mới hoàn toàn, trên nền tảng của cùng vấn đề mà bao nhiêu năm trước đây ông không thể nghĩ ra. Trợ lực thứ hai là những kiến thức từ sự uyên bác của các giáo sư, dịch giả của các giảng sư hoằng pháp. Đây là nguồn tư liệu chính mà tác giả nhận ở đó những “mảnh ghép” quí báu cho bức tranh hòa hợp đang thể nghiệm đầy khó khăn của mình. Vì thế, ngoài sự biết ơn, tác giả Nguyễn Chí Thạch phát nguyện sẽ hiến dâng thành quả nhỏ bé này như một công đức cúng dường Tam Bảo khi quyển sách trở thành ấn phẩm đến với bạn đọc trong lần in đầu tiên1. Đối tượng mà tác giả hướng tới, gửi gắm tâm ý trong quyển sách này là các bạn trẻ, trong đó bao gồm các trí thức trẻ. Đây là lớp người đang được thụ hưởng các thành quả của nền văn minh vật chất đỉnh cao, nhưng đồng thời cũng ở trong những thời điểm nhiều thử thách nhất của sự nhầm lẫn giữa tương quan sức mạnh Vật chất và Tinh thần - hệ quả do tư duy chưa đủ trải nghiệm để hình thành một định hướng vững chắc hòng tự bảo vệ hạnh phúc của mình. Trong bối cảnh đó, các bạn phải biết Tịnh tâm hằng ngày để tìm đến ánh sáng của Trí tuệ. Đó là “Thanh bảo kiếm” mà Đức Phật sẵn sàng trao cho mọi người, nó giúp bạn có đủ sức mạnh bảo vệ phẩm giá của mình trước sự len lỏi thâm độc của những cái vòi vô minh. Chúng vô cùng đa dạng với các “hấp lực” khác nhau, mà bằng trực cảm, các bạn có thể không kịp nhận ra. Đọc vài lần quyển sách này, bạn sẽ cảm nhận được niềm tin ấy.

Trong hơn 50 năm, tác giả Nguyễn Trí Thạch đã đơn độc theo đuổi, tìm kiếm câu trả lời, và cũng không ngừng tự nâng cao, mở rộng kiến thức một số mặt nào đó của mình để bắt kịp thông tin về các sự kiện Vật lý ngày càng trừu tượng. Cũng từng ấy thời gian, ông kiên nhẫn dành dụm từng “mảnh ghép” thu lượm được, dồn mọi nỗ lực để ghép nối ranh giới của hai bức tranh thực tại ấy trong tầm tư duy có thể của mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

  • Tags:
Ý kiến của bạn

Cuốn sách sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc

Sách Phật giáo 17:16 18/12/2024

Cuốn sách “Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay” do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, đã khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo.

Tu không phải để thành tiên, thành Phật

Sách Phật giáo 09:31 12/12/2024

Sách “Con đường chuyển hóa” tập trung vào cách để mọi người tu tâm và tu trí - hai mục đích cốt lõi của người tu theo đạo Phật.

Thiền như một Phật tử

Sách Phật giáo 10:07 11/12/2024

Vì sao những doanh nhân, người nổi tiếng gần đây lựa chọn thiền? Họ không nhất thiết là tín đồ Phật giáo, thiền vẫn tuôn chảy vào cuộc sống, giúp họ quét sạch tâm trí và cân bằng cảm xúc.

Thượng toạ Thích Đức Thiện đồng chủ biên sách về Phật giáo

Sách Phật giáo 09:31 08/12/2024

Sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay" do Thượng toạ Thích Đức Thiện và thạc sĩ Nguyễn Thái Bình đồng chủ biên, góp phần đánh giá những đóng góp của Phật giáo với sự phát triển dân tộc từ thời nhà Lý.

Xem thêm