Thứ năm, 15/11/2018, 23:32 PM

Sách Phật giáo "Bàn tay cũng là hoa" của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Tác phẩm "Bàn Tay Cũng Là Hoa" giới thiệu và bình giảng các bài thơ của những nhà thơ tên tuổi nước nhà: Nguyễn Bính, Thế Lữ, Tản Đà, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương và của chính tác giả, vào các đêm giao thừa Tết nguyên đán của dân tộc (trích lời giới thiệu của Nhà xuất bản).

Cứ vào dịp Tết Nguyên Đán hằng năm, Đạo Tràng Mai Thôn (Pháp Quốc) lại tổ chức một buổi ngồi lại, có mặt cho nhau và bình thơ đêm giao thừa. Quyển sách bìa đỏ (khổ A5) mà bạn hữu cầm trên tay chính là một tuyển tập những bài pháp thoại bình thơ của Sư Ông Làng Mai về các thi sĩ nổi tiếng như Tản Đà, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Thế Lữ, Thâm Tâm, Vũ Hoàng Chương…

ban tay cung la hoa

Tác giả: Thích Nhất Hạnh

Nhà xuất bản: Nxb Phương Đông

Nhà phát hành: Phuong Nam Book

Phát hành tháng 04/2010

“Với những câu thơ, những tình ca hoan lạc và bi ai, mỗi nghệ sĩ – trong sát-na nào đó – đã chạm được tới bờ giải thoát.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh muốn làm một kẻ tri âm, đọc thơ Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Lưu Trọng Lư, suy tư về tình ca của Trịnh… không phải với con mắt nhà phê bình mà bằng con mắt sáng trong, an nhiên của Bụt. Nhờ thế, ta cảm hiểu được khoảnh khắc thi nhân đốn ngộ qua những bài giảng bình tinh tế và sâu sắc của thiền sư trong “Bàn tay cũng là hoa”.

Lời giới thiệu của Nhà xuất bản

Trong đời sống xã hội, làm thơ và tổ chức bình thơ là tập quán và thú vui bổ ích đối với những người yêu thích thơ văn, đặc biệt là thơ, nhất là vào các dịp lễ trọng của nhân dân ta.Thích Nhất Hạnh – vị thiền sư ở hải ngoại lâu năm là người say sưa với công việc rất tao nhã này.

Tác phẩm Bàn Tay Cũng Là Hoa giới thiệu và bình giảng các bài thơ của những nhà thơ tên tuổi nước nhà: Nguyễn Bính, Thế Lữ, Tản Đà, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương và của chính tác giả, vào các đêm giao thừa Tết nguyên đán của dân tộc.

Tác giả chủ yếu vận dụng quan điểm Phật giáo vào bình giảng các bài thơ, đồng thời có đề cập đến các vấn đề chính trị và chiến tranh… Có thể do ở ngoài ngàn dặm thời gian dài, chưa nắm bắt cặn kẽ tinh hình trong nước và cách nhìn nhận của bản thân nên tác giả có sự nhận định và một số luận điểm không xác đáng, không phù hợp với thực tế, nhất là giữa những người xuất gia và người đi làm cách mạng, cũng như một vài vấn đề khác. Nhưng nhìn chung cả tác phẩm, tác giả cũng góp phần nhất định, theo quan điểm Phật giáo, trong việc nghiên cứu văn học nói chung và thơ ca nói riêng của nước nhà.

Biên tập viên

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ra mắt sách: Duy Thức Tam Thập Tụng Thực Giải (Tâm lý học Phật giáo)

Sách Phật giáo 14:42 05/01/2025

Con người chúng ta, ai biết học hỏi, chiêm nghiệm, thông hiểu Duy thức (Tâm lý học Phật giáo), nhận diện và kiểm soát các loại cảm xúc dù chưa chuyển bát thức thành tứ trí, chưa đoạn trừ tận gốc hai chướng phát sinh khổ đau, nhưng đã có được hướng đi vững chãi, tự tại thong dong, sống tích cực, có ý nghĩa trong cuộc đời.

“Hành trình giác ngộ - bài học từ Đức Phật”

Sách Phật giáo 16:31 04/01/2025

Đây là tác phẩm của Đại đức giảng sư Thích Khải Thành, trụ trì chùa Pháp Bảo (Biên Hòa, Đồng Nai), do Nxb Đồng Nai ấn hành.

Tư tưởng Phật học và quan niệm nhân sinh trong Tây Du Ký (2)

Sách Phật giáo 10:05 04/01/2025

Tiếp tục các phần trước, ở phần này chúng ta cùng đề cập tới tư tưởng Phật học và quan niệm nhân sinh trong Tây Du Ký ở hồi 3: “Bốn bể nghìn non đều sợ nép/Chín u, mười loại xóa tên rồi”.

“Thấu lẽ bồ đề, vào chính quả, dứt căn ma quỷ, rõ nguyên nhân”

Sách Phật giáo 08:23 03/01/2025

Hồi thứ hai là Hồi học đạo và hành đạo của Tôn Ngộ Không. Tôn Ngộ Không đã học, bàn luận, và hành “Tam thừa giáo” và “Nhất thừa giáo” suốt bảy năm liền, như Ngô Thừa Ân giới thiệu:

Xem thêm