Hãy cẩn thận về hạnh nghiệp của mình
Xin hãy cẩn thận với niềm tin của mình. Ta chỉ đặt niềm tin trọn vẹn, tuyệt đối lên Đức Phật và cầu nguyện: Nhờ Phật gia hộ, ta sẽ không rơi vào vòng xoáy tội lỗi, không bị sai khiến phải làm điều tội lỗi, sai lầm và tránh được khổ báo về sau.
Nhân quả trên đời trùng trùng điệp điệp nên trước khi làm việc gì chúng ta hãy nghĩ đến quả báo trước. Không có chuyện gì ra khỏi lưới trời được, vì lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó thoát. Ta làm một chuyện sai trái được cái lợi tức thời; mắng ai một câu ta xoa dịu cái giận nhất thời; phá hoại điều gì ta thỏa mãn ác tâm nhất thời... và cũng chẳng thấy có sự trừng phạt nào cả. Nhưng luật nhân quả vẫn âm thầm ghi sổ để đó, đến lúc quả báo đến mới thật là khó chịu. Đi đâu ta cũng bị xua đuổi, mắng chửi, phá hoại.
Trái lại, nếu ta thường muốn mọi người được đẹp lòng, hạnh phúc, tăng trưởng đạo tâm... thì tất cả những niềm vui ta đem đến cho tha nhân, sau này đều trở lại cuộc đời của chính mình – từng chút, từng chút một, không sai, không chạy đi đâu cả.
Chữ nghiệp trong đạo Phật và làm gì khi nghiệp đến
Vì vậy, hãy cẩn thận về hạnh nghiệp của mình, lúc nào cũng nỗ lực làm điều tốt. Đáng thương nhất là trường hợp có những người tâm thiện nhưng bị chỉ huy của mình buộc phải làm điều ác như phá hoại, vu khống, ám hại người này, tiêu diệt người kia... Bản thân họ muốn sống tốt nhưng lại lệ thuộc vào người xấu. Vì sao ta bị rơi vào guồng máy xấu và bị buộc phải làm điều xấu? Bởi vì kiếp xưa ta đã mắc nợ kẻ xấu: họ cho tiền ta vui mừng nhận lấy, họ nuôi ăn ta thích thú đến sống với họ... Nhưng người giúp ta, nuôi ta bao nhiêu kiếp sau lại trở thành tay trùm mafia và ta rơi vào thân phận làm lâu la cho họ. Rất đáng lo.
Nếu người đã từng thương yêu giúp đỡ ta, kiếp nào đó họ trở thành bậc Thánh thì thật là có phúc. Sau này, ta sẽ trở thành người thừa hành, phụng sự cho bậc Thánh đó. Đời ta xem như cực kỳ may mắn, vì chắc chắn vị Thánh kia sẽ buộc ta phải tu, phải làm những công đức tốt đẹp cho đời, nhờ vậy mà phước duyên cứ vượt lên từng ngày.
Bây giờ chuyện đã lỡ, thời xưa còn vô minh, còn khó khăn, ta không biết ai tốt ai xấu và đã lỡ nhận ân nghĩa của kẻ xấu. Bây giờ nhân quả đã hình thành chặt chẽ, ta phải trở thành tay sai, thành thuộc hạ trong tổ chức của người chỉ huy xấu và bị họ buộc phải làm bậy.
Nhiều năm tháng tạo nghiệp khiến nhân quả nhiều đời nhiều kiếp của ta tuột dốc, ta sẽ rơi vào vực sâu hố thẳm, thậm chí rơi luôn xuống địa ngục. Rất đáng thương! Vì thế mà Đức Phật đã nói rằng đừng tin ai, hay các chính trị gia hay nói “trust no one”.
Cũng vậy, xin hãy cẩn thận với niềm tin của mình. Ta chỉ đặt niềm tin trọn vẹn, tuyệt đối lên Đức Phật và cầu nguyện: Nhờ Phật gia hộ, ta sẽ không rơi vào vòng xoáy tội lỗi, không bị sai khiến phải làm điều tội lỗi, sai lầm và tránh được khổ báo về sau.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm