Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 21/09/2022, 09:06 AM

Cách chuyển hóa một nghiệp xấu

Hỏi: Bạch Thầy. Xin chỉ dẫn cho chúng con chuyển hóa nghiệp xấu một cách cụ thể ạ?

Nhân quả là một đạo luật công bằng, chính chúng ta làm ra là chúng ta phải chịu, không thể người khác chịu thay cho chúng ta được.

Nhân quả là một đạo luật công bằng, chính chúng ta làm ra là chúng ta phải chịu, không thể người khác chịu thay cho chúng ta được.

Đáp: Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy thí dụ như sau:

"Nếu người phải bị nuốt một nắm muối sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên nếu đem cho nắm muối đó vào một tô nước nhỏ rồi uống, thì sẽ dễ dàng hơn việc nuốt muối khan như ban đầu. Và nếu cho nắm muối đó vào một lu nước rồi uống thì sẽ còn dễ chịu hơn chút nữa. Cuối cùng nếu bỏ nắm muối vào hồ nước lớn rồi uống vào thì chuyện sẽ không còn là vấn đề.

"Nắm muối ở đây tượng trưng cho các ác nghiệp mà con người đã gây tạo, bây giờ phải lãnh quả báo khổ đau, không sao tránh khỏi. Chỉ có phước báo có ít hay nhiều, tượng trưng tô nước, lu nước hay hồ nước, có thể giúp con người vượt qua khổ đau mà thôi. Ví dụ : Cùng là 2 đứa trẻ bị tật nguyền, nhưng một em thì sinh vào nhà giàu, có kẻ hầu người hạ, đầy đủ tiện nghi, cha mẹ thương yêu hết lòng, bản thân chỉ bị tật thôi, ngoài ra không thiếu một thứ gì. Còn một em thì lại sinh ra trong gia đình nghèo khó, cha mẹ nuôi không nổi, bữa đói bữa no, dần dà rồi cũng đẩy vào viện mồ côi, cuộc sống thiếu thốn đủ điều.

Qua đó ta thấy rằng 1 người trả quả báo khi phước đang còn. Còn 1 người trả quả báo khi khi phước không còn, thê thảm vô cùng.Khi chúng ta đang có phước thì nghiệp sẽ chưa trổ quả, nhưng khi phước đã cạn thì ác nghiệp chúng sẽ kéo đến ngay, gây đau khổ cho bản thân này.

Biết được điều đó mọi người hãy cố gắng tu, cố gắng làm phước đền bù với phần tội mà chúng ta đã từng gây tạo trong hiện tại cũng như quá khứ, để khi nghiệp quả xấu xảy đến chúng ta có trả cũng trả một cách nhẹ nhàng hơn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Từ trong nội tâm phát nguyện làm một người tốt mới là chân sám hối

Hỏi - Đáp 15:05 14/11/2024

Cách sám hối như thế nào vậy? Trước đây, đối với vấn đề này tôi đã từng thỉnh giáo qua với đại sư Chương Gia là phải lạy mấy bộ kinh sám hối phải không? Hay cầu xin Phật Bồ-tát tha thứ? Đại sư Chương Gia lắc đầu, nói: “Không phải như vậy!”.

Vì sao khi phá thai, trách nhiệm nhân quả của người mẹ nặng hơn?

Hỏi - Đáp 09:00 13/11/2024

Hỏi: Xin hỏi về tội phá thai, vì sao tất cả tội lỗi đều đổ lên thân của người mẹ? Lẽ nào người làm cha không chịu chút nhân quả nào?

Người trẻ phải sống bằng trí tuệ trong tình yêu và hôn nhân

Hỏi - Đáp 14:50 12/11/2024

Hỏi: Con và chồng con kết hôn với nhau, cuộc sống lúc đầu rất hạnh phúc. Nhưng sau anh ấy lại ăn chơi sa đọa, đi bồ bịch ở bên ngoài. Làm sao con có thể đối diện với con người bạc tình bạc nghĩa như vậy?

Thay đổi tượng thờ có phạm tội bất kính?

Hỏi - Đáp 16:30 11/11/2024

Hỏi: Nhà tôi lâu nay thờ tôn tượng Bồ-tát Quan Thế Âm, nhưng nay tôi muốn chuyển sang thờ tôn tượng Đức Phật Thích Ca, chẳng biết có được phép không? Có gì bất kính không? Và nếu thay được thì cách thức thế nào? Sau đó tôn tượng Bồ-tát Quan Thế Âm phải làm sao?

Xem thêm