Thứ ba, 08/11/2022, 15:00 PM

Hãy chọn cách tu đơn giản nhất

Hiểu đúng, tư duy đúng để tiếp nhận giáo lý của Đức Phật không quá khó, bởi những điều Phật thuyết đều là pháp hành cụ thể, đơn giản, dễ hiểu.

Đáng tiếc, rất nhiều người học Phật có một sai lầm cơ bản cố nhồi nhét, cốphức tạp hóa những điều mông lung, trừu tượng, chiêu nạp thật nhiều sở tri,sở đắc để thuyết giảng, để hí luận, để hơn thua mà không “tiêu hóa” những pháp hành cụ thể kia. Một đời người chỉ như cái chớp mắt, biết có còn tiếp tục mang thân người này nữa không mà cứ phí hoài trong tranh biện, hơn thua để rồi mãi chìm đắm mãi trong luân hồi sinh tử.

Một đời người chỉ như cái chớp mắt, biết có còn tiếp tục mang thân người này nữa không mà cứ phí hoài trong tranh biện, hơn thua để rồi mãi chìm đắm mãi trong luân hồi sinh tử.

Hãy chọn cách tu đơn giản nhất

Hãy chọn cách tu đơn giản nhất

Hiểu đúng, chỉ cần bám lấy một pháp trong trong kinh Bát Thành cũng đủ để giải thoát. Đó là điều mà Ananda, bậc kiến văn đệ nhất đã giảng giải.

Trong Kinh tất cả lậu hoặc, Đức Thế Tôn đã giảng giải cụ thể lậu hoặc và cách đoạn trừ. Nếu hiểu tường tận, tiêu hóa được lời dạy này ta sẽ nhận ra thế nào là lậu hoặc về hình tướng, về công năng hay sự suy nghiệm cả VẬT CHẤT lẫn TINH THẦN của nó. Vì vậy để đối trị mới cần đến 7 pháp, mới cần hiểu biết đầy đủ: đừng đơn giản hóa những điều thuộc hợp thể, thuộc tứ đại. Tại sao pháp đầu tiên lại là TRI KIẾN. Bạn không thể ra trận mà chẳng biết kẻ thù là ai? Lậu hoặc có thể là cái không hình tướng, là ý niệm, là tư duy, là cảm xúc, cảm thọ, là những phiền não, nỗi buồn, sự tức giận, sự sợ hãi, sự chán ghét, sự căm thù, sự khó chịu, bất như ý hoặc những thứ mang sắc thái cụ thể, hình tướng cụ thể: Một kẻ thủ ác, giết người bạn chứng kiến, một tai nạn làm bạn kinh hãi,  một cơn mưa trút nước khi bạn đang trên đường, không chỗ trú, hay cái nắng gay gắt trên sa mạc...Nếu bạn hình dung đến các duyên hợp tan, lành dữ, thiện ác, đúng sai.v.v...thì tất cả ác pháp chính là lậu hoặc. Lậu hoặc ( dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu) vừa có thể thuộc TRẦN CẢNH (1 trong 3 CĂN - TRẦN - THỨC) thuộc pháp nhưng đồng thời nó đắm nhiểm và chuyển vào THÂN, vào TÂM của bạn. Khi chiếm lĩnh THÂN, TÂM nó là cảm thọ. Nói đến cảm thọ cũng thế. Mọi người hay đơn giản hóa những điều cần hiểu đúng, cần được thẩm thấu.

Cảm thọ có 3: THỌ LẠC, THỌ KHỔ, THỌ BẤT LẠC BẤT KHỔ. Trên THÂN là những đau đớn, khó chịu, hay cảm xúc, lạnh nóng, bình ổn an lành. Trên TÂM là phiền não, tức giận, căm ghét, đố kỵ, vui vẽ , thích thú, nhẹ nhàng...Đức Phật dạy kinh TỨ NIỆM XỨ câu hữu với thân hành niệm. Thọ ở trên thân, thọ ở trên tâm, và thọ ở trên pháp. Thân ta cũng là một pháp. Và tứ niệm xứ là pháp quán xét trên bốn trụ xứ để diệt, để đoạn trừ sạch LẬU HOẶC đang đắm nhiễm khi nhập vào CĂN, khi thấm vào THỨC.

Phật dạy TỨ CHÁNH CẦN. Đây là bài học để đời cho tất cả tu sĩ, cư  sĩ, các bậc tôn túc đến hàng phật tử. Ngăn ác, diệt ác/Sinh thiện, tăng trưởng thiện Bạn chỉ có thể thực hiện tốt điều này khi thấu triệt LẬU HOẶC và CẢM THỌ. Bạn ngăn ác khi nó còn là lậu hoặc bên ngoài thân, tâm. Bạn diệt ác khi nó đang là cảm thọ trên thân, tâm. Cứ cần mẫn don dẹp rác rưỡi, uế nhiễm...từ cảm nhận mỗi ngày, đau nhức, bệnh tật...Chính sự không hiểu biết đã khiến bạn quan niệm đau bệnh là tự nhiên, đâu phải do TA MUỐN. Nhưng thật buồn cười nó là sự chọn lựa vô ý hay hữu ý, tập nhiễm, tiếp duyên, ta gieo, ta gặt đấy thôi.

“...do không như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sanh được sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được tăng trưởng. Này các Tỷ-kheo, do như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được trừ diệt. Này các Tỷ-kheo, có những lậu hoặc phải do tri kiến (1) được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do phòng hộ (2) được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do thọ dụng (3) được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do kham nhẫn (4) được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do tránh né (5) được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do trừ diệt (6) được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do tu tập (7) được đoạn trừ...”

Như lý tác ý là một pháp tu tập rèn luyện, dẫn tâm, hướng tâm, nhắc tâm bằng câu lệnh để tâm hướng đến THIỆN PHÁP. “...do không như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sanh được sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được tăng trưởng. Này các Tỷ-kheo, do như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được trừ diệt...” Bạn có thể không phải tốn quá nhiều thời gian “nghiên cứu” như lý tác ý mà chỉ cần nhớ tứ chánh cần. Luôn giữ sự tỉnh thức và lựa chọn cách sống theo tứ chánh cần, lưu tâm đến LẬU HOẶC và CẢM THỌ. Bạn đang có bệnh tật ư? Bạn đau nhức ư? Tất cả đều là lậu hoặc. Chính vì vậy mà Đức Phật dạy 7 cách đoạn trừ:

1/ Tri kiến

2/ Phòng hộ

3/ Thọ dụng

4/ Kham nhẫn

5/ Tránh né

6/ Trừ diệt

7/ Tu tập

Không ai cấm bạn dùng thuốc thang, miễn sao đừng lạm dụng thuốc đừng như cách mà chúng ta “ truy quét tệ nạn xã hôi”. Đuổi từ xã này qua xã khác, huyện này qua huyện kia, tỉnh này sang tỉnh nọ để rồi tệ nạn ngày một nhiều hơn...

Bảy pháp đoạn trừ chính vì vậy không giống như thập bát ban võ khí để tùy chọn mà đối trị. Nó là một kỳ công rèn luyện, tu tập bằng hiểu biết, tinh tấn, từ thấp đến cao. Có TRI KIẾN đầy đủ, bạn rèn luyện PHÒNG HỘ. Hiểu được cách ngăn trừ, nhiếp phục, bạn tiếp tục học cách THỌ DỤNG...và cứ thế cho đến bậc thứ sáu TRỪ DIỆT đó là cách bạn diệt lậu hoặc ngay từ bên trong chính bạn. Nó là bệnh tật, nó là xấu ác. Nó là nguyên nhân sinh ra mọi tiền đề của khổ ách, triền phược. Bảy pháp đoạn trừ cũng chính là lộ trình tu tập GIỚI-ĐỊNH-TUỆ  trong đó GIỚI (Tri kiến, phòng hộ, thọ dụng) ĐỊNH (Kham nhẫn, tránh né, trừ diệt) và bước cuối cùng TUỆ ( Tu tập) hướng tâm đến trí tuệ tam minh. Hãy tìm cho mình một pháp tu hợp với đặc tướng sao cho trút bỏ sạch lậu hoặc vậy là chứng đạo. Đừng cố nhồi nhét cho đầy túi tham sở kiến, sở tri để tranh biện.

Làm cách nào biết đã sạch lậu hoặc?

Bạn chỉ có hai nơi để theo dõi thường xuyên: THÂN và TÂM ( rút gon tứ niệm xứ: THÂN,THỌ,TÂM,PHÁP). Giữ sao cho thân thanh tịnh. Giữ sao cho tâm thanh tịnh. Trong Thiền căn bản Phật dạy: “Giữ thân được nhẹ nhàng/Giữ tâm khéo giải thoát/Không còn các sở hành/Chánh niệm không tham trước...”. Thân hành niệm, thể dục, rèn luyện sức khỏe.v.v...đánh thông những uế nhiễm trên thân. Nên nhớ toàn bộ dịch chất: mồ hôi, nước tiểu, nước mắt, niêm mạc...đều là sự thanh lọc từng ngày từng giờ. Làm sao cho thân không bệnh. Làm sao để không cảm thấy đau nhức, mệt mỏi, rã rượi. Cảm thọ là lời cảnh báo bệnh tật trên cơ thể.

Tâm cũng thế thôi. Khi tâm còn ngờ vực, còn hiềm thù, còn nghi kỵ, còn nhỏ nhen, còn ích kỷ, còn tị hiềm, ghen tức, còn tham đắm, còn say sưa, thích thú với dục lạc, với sự dễ chịu, thơm tho, ghét sự hôi hám, xú uế .v..v...

Nhiều người nói đến tâm bất động, cứ tưởng như người ngồi im, không cử động. Hoàn toàn không phải thế. Tâm bất động là sự bất động trước cảm thọ và ác pháp. Bài học tứ niệm xứ là quán chiếu thường trực, thường xuyên trên THÂN,THỌ,TÂM,PHÁP để quét dọn, tẩy rửa những uế nhiễm đó     

Khi trên thân không còn lậu hoặc, trên tâm không còn lậu hoặc thì bạn chứng đạo. Đơn giản như thỏi nam châm, khi bạn đã triệt tiêu từ trường thì nó không hút lấy những “ vụn kim loại”. Chỉ có điều nó đòi hỏi bạn biết tường tận: LẬU HOẶC, CẢM THỌ và TỨ CHÁNH CẦN. Biết đến tận cùng và tinh tấn, dũng mãnh, đại hùng, đại lực. Khi sạch lậu hoặc, thiền không tính bằng giờ, không nói đến thời gian mà là diệt sạch cảm thọ, không còn cảm thấy cơn đau nhức trên thân. Khi ấy “Thân đã định trên tâm/Tâm đã định trên thân”.

(*) Bài dự thi của tác giả Nguyễn Công Dinh; Bút danh: Kỳ Nam; Địa chỉ: 137/21 Lê Hồng Phong tổ 49 Khu 5 Phú Lợi -Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT- TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thần lực của lời di chúc

Đạo Phật trong trái tim tôi 12:15 20/12/2024

Đời người trăm năm, không gì ngoài sinh tử. Sinh thì lo sinh kế, Tử thì lo hậu sự lúc ra đi.

Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024

Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?

Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…

Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024

Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.

Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024

Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.

Xem thêm