Hãy làm phước nhưng không cầu phước
Người đang tiến trên con đường vô ngã thường luôn làm phước rất nhiều mà không cầu quả báo cho mình.
Còn người không biết Phật Pháp thì hoàn toàn ngược lại, cứ làm được một chút phước thì lại khởi tâm muốn được hưởng phước, nên hay chấp công, chấp vào những việc thiện mình thực hiện; hễ họ ra sức giúp ai thì nhớ mãi, nhớ từng giờ, từng khắc, rồi lại đòi hỏi người được thọ ơn phải luôn luôn nhớ đến ơn họ.
Ví dụ, vào chùa họ nói:
“Sao bữa nay Thầy không chịu tiếp tôi, tháng vừa rồi Thầy xây chùa tôi cúng 50 bao xi măng, bữa nay tôi vô chùa Thầy lơ lơ tôi à”.
Như vậy là chấp công, thầy trụ trì có quá nhiều việc, 50 bao xi măng đó Thầy không nhớ đâu, nhưng mà ai nhớ? Phật nhớ, chư Thiên nhớ. Thầy trụ trì thì có thể quên, nhưng Phật, chư Thiên thì luôn biết rõ, nhớ rõ không sót một điểm nào.
Cho nên, người Phật tử khi phát tâm cúng dường xây chùa, hay góp công, góp sức để hộ trì Tam Bảo, thì nên quên luôn và không cầu phước. Tuy nhiên, những ai phát tâm làm việc thiện, tạo phước, thì dù việc nhỏ việc to, Nhân Quả sẽ luôn ghi nhận tất cả. Chúng ta hãy tập làm phước, nhưng không chấp công, không nhớ đến những việc mình đã làm.

Như năm vừa rồi mình cũng đi phụ đắp đường bắc cầu, xây nhà cho người nghèo; năm nay bỗng nhiên giật mình nhớ lại, thì mình phải hồi hướng liền,
“Xin Phật từ bi gia hộ cho con, năm qua con có làm được một số công đức, con xin hồi hướng công đức đó cho cha mẹ con được về cõi an lành, sư phụ của con luôn khỏe mạnh, công việc Phật sự như ý, cùng tất cả Pháp giới chúng sinh đều được trọn thành Phật đạo”, và không hồi hướng bất cứ điều gì cho mình cả. Nếu chúng ta không nguyện lời khấn cầu đó, thì phước đã gieo sẽ tự đi vào cõi nhơn thiên hữu lậu, kiếp sau ta sẽ được phước có nhà cao cửa rộng, sống giàu sang sung sướng, sẽ rất uổng phí.
Ta hãy hồi hướng để phước đi về cõi tâm linh giác ngộ, thành phước vô lậu của Thánh quả giải thoát thì sẽ tốt hơn nhiều.
Việc mình hồi hướng mà không cầu phước cho bản thân cũng chính là đạo đức của vô ngã. Những ai làm phước nhưng luôn chấp công thì bản ngã sẽ ngày một lớn dần. Như ta nói:
“Chà, bữa nay mình chưng hoa cúng Phật, kiếp sau chắc mình sẽ làm hoa hậu”, đó là cầu phước; hoặc Thầy kêu đi đắp đường, ta nghĩ:
“Chà, bây giờ đắp đường mai mốt mình sẽ có xe hơi xịn để đi”, tức là trong lòng cứ cầu phước, cứ tính toán quả báo sắp tới, thì như vậy là bản ngã ta rất lớn.
Chính cái ý nghĩ sai lầm đó khiến ta bị tổn phước và rơi vào ma đạo. Hễ trong tâm ta vẫn còn cầu phước, (tức còn tham có Phước) thì ma vẫn có chỗ để sai sử tâm mình.
Vì thế, chúng ta phải luôn siêng làm phước nhưng không hề cầu phước. Một ngọn nến mồi lửa thắp sáng cho ngàn vạn ngọn nến khác nhưng ánh sáng của nó không hề bi mất đi, và ngọn nến đó cũng không cảm thấy mình ''làm ơn'' cho ai cả.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Vì sao người hiền sống tốt hay bị khổ?
Phật giáo thường thức
Đây là thắc mắc khá phổ biến của nhiều người, vì chưa thấu rõ lý nhân quả.

Ý nghĩa câu chân ngôn của đức Bồ tát Quán Thế Âm
Phật giáo thường thức
Bồ tát Quán Thế Âm được kính ngưỡng và thực hành rộng khắp trong các nước theo truyền thống Phật giáo. Mời quý độc giả cùng suy tư lý nghĩa câu chân ngôn của đức Bồ tát Quán Thế Âm - một phương pháp nuôi dưỡng từ bi, trí tuệ trong tâm mỗi người.

Bạn có khả năng tiếp đãi cơn giận một cách chu đáo?
Phật giáo thường thức
Ai cũng biết khi giận mặt đỏ bừng bừng, mắt long sọc sọc, đầu bưng gân giật, nhìn thấy dễ sợ, nói năng quàng xiên, gây người tổn mình, hại không kể hết.

Chí thành niệm Quán Thế Âm Bồ tát, chắc chắn có cảm ứng
Phật giáo thường thức
Quý vị cầu xin Quán Thế Âm Bồ Tát mà không linh ứng ư?
Xem thêm