Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 28/10/2019, 16:54 PM

Hãy tin những gì?

Như ba môn học: Văn huệ, Tư huệ, Tu huệ, đầu tiên chúng ta phải nghe và học với sự sáng suốt của chính mình. Kế đó dùng trí sáng suốt suy nghiệm phán đoán xem điều ấy đúng hay sai. Sau cùng thực hành trong sự sáng suốt.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy 

Một vị Bà La Môn đến hỏi Phật:

- Nghe nói Gotama Ngài biết huyễn thuật và dùng huyễn thuật ấy để lôi cuốn những người ngoại đạo phải vậy chăng?

Phật liền nói với vị Bà La Môn:

- Này Bà La Môn! Ngươi chớ có tin điều gì do báo cáo đem lại, chớ có tin điều gì do tin đồn đem lại, chớ có tin điều gì do truyền thống để lại, chớ có tin điều gì do kinh điển để lại, chớ có tin điều gì do phù hợp với định kiến của mình, chớ có tin điều gì do người có uy quyền nói ra, chớ có tin điều gì do bậc Đạo Sư chỉ dạy.

Này Bà La Môn! Người chỉ nên tin những gì do chính ngươi thực sự chứng nghiệm cái đó có đưa đến an lạc hạnh phúc hay không?

- Ví như có người từ lòng tham sai khiến thì sẽ đưa đến an lạc hạnh phúc hay đau khổ bất hạnh?

- Bạch Cồ Đàm! Đưa đến đau khổ bất hạnh.

- Ví như người từ lòng nóng giận sai khiến thì đưa đến hạnh phúc an lạc hay đau khổ bất hạnh?

- Bạch Cồ Đàm! Đưa đến đau khổ bất hạnh.

- Ví như người từ lòng si mê sai khiến thì đưa đến an lạc hạnh phúc hay đau khổ bất hạnh?

- Bạch Cồ Đàm! Đưa đến đau khổ bất hạnh.

- Vậy người tham, sân, si có ai khen không?

- Bạch Cồ Đàm! Không ai khen người ấy.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Phật lại hỏi:

- Này Bà La Môn! Nếu người dứt lòng tham có làm ai đau khổ chăng?

- Bạch Cồ Đàm, không.

- Này Bà La Môn! Nếu người dứt lòng sân có làm ai đau khổ không?

- Bạch Cồ Đàm, không.

- Này Bà La Môn! Nếu người dứt lòng si có làm ai đau khổ không?

- Bạch Cồ Đàm, không.

- Vậy ngươi hãy nghe theo người ấy.

Ông Bà La Môn nghe đến đây liền vui mừng thưa rằng:

- Lành thay! Tôn giả Gotama khéo dùng huyễn nói huyễn, nếu có ai nghe lời giải thích của Ngài tức cũng đều an vui hạnh phúc. Cho đến cây Sa La kia nghe lời giải thích của Ngài đây cũng phải an vui hạnh phúc. Xin Ngài nhận con làm đệ tử tại gia, từ đây đến suốt đời con nguyện quy y Thế Tôn, quy y chánh pháp, quy y chúng Tăng.

Phật nói:

- Đúng vậy! Cho đến cây Sa La mà nghe lời giải thích của Ta đây cũng an lạc hạnh phúc.

Phật chấp nhận cho ông Bà La Môn làm người Cư sĩ tại gia.

Lời bàn rút ra từ câu chuyện:

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Quả thật Thế Tôn hay khéo vô cùng! Nghe người bảo mình dùng huyễn thuật để lôi cuốn kẻ khác, Ngài không tức giận chỉ bình tĩnh bảo: Ông chớ nghe chớ tin... những gì do người khác truyền lại, chỉ nên tin những gì do chính mình thực sự chứng nghiệm lấy, điều đó có đưa đến an vui hạnh phúc hay không? Nếu điều đó đưa đến đau khổ bất hạnh thì dù là lời nói của bậc Đạo Sư cũng chớ vội tin.

Điều này chẳng những đối với ngoại đạo mà chính trong hàng đệ tử, Ngài cũng thường nhắc: “Các ông chớ vội tin theo Ta khi các ông chưa hiểu Ta. Chưa hiểu mà tin là kẻ si”. Cho nên giáo lý Ngài rất thực tế và rộng rãi không bắt buộc một ai.

Như ba môn học: Văn huệ, Tư huệ, Tu huệ, đầu tiên chúng ta phải nghe và học với sự sáng suốt của chính mình. Kế đó dùng trí sáng suốt suy nghiệm phán đoán xem điều ấy đúng hay sai. Sau cùng thực hành trong sự sáng suốt. Chúng ta thấy trong cả ba môn đều kèm theo chữ Huệ nghĩa là nếu thiếu trí huệ thì sự học không thành.

Nên nói: đạo Phật là đạo của trí huệ. Một điều gì mà chúng ta chỉ nghe nói rồi tin theo là kẻ mê muội và thường rất dễ bị lừa gạt.

Thế nên đức Phật gạn hỏi lại ông Bà La Môn: Người mà từ lòng tham, sân, si thúc đẩy thì đem đến an vui hạnh phúc hay đau khổ bất hạnh? Và người dứt tham, sân, si có làm ai đau khổ bất hạnh hay đem lại an vui hạnh phúc. Điều này chúng ta thấy quá rõ ràng phải không?

Những gì bắt nguồn từ lòng tham, sân, si tất nhiên là mầm móng đưa đến đau khổ bất hạnh không thể chối cãi. Trái lại, người đã dứt lòng tham, sân, si thì mầm móng đau khổ từ đâu sanh, do đó không đem lại an vui hạnh phúc cho người là gì? Vì vậy, sau khi để chính ông ấy xác định lấy, Phật liền bảo “hãy nghe theo người ấy”.

Chúng ta ngày nay sống trong thời khoa học cũng phải thực tế như vậy, không thể mù mờ nhắm mắt tin theo một cái gì chưa sáng sủa.

Câu mà chúng ta không thể quên được là:

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

- Chớ tin theo điều gì do báo cáo,

- Chớ tin theo điều gì do tin đồn,

- Chớ tin theo điều gì do truyền thống để lại,

- Chớ tin điều gì do kinh điển lưu truyền,

- Chớ tin điều gì phù hợp với định kiến của mình,

- Chớ tin điều gì do người có uy quyền nói ra,

- Chớ tin điều gì do bậc Ðạo Sư truyền dạy.

* Chỉ tin điều gì do chính mình thực sự chứng nghiệm cái đó chân thật đưa đến an vui hạnh phúc !!!"

Ðược vậy là chúng ta thật sống đúng với tinh thần giác ngộ của đạo Phật vậy.

Trích Giảng Kinh A Hàm - Sách "Nhặt Lá Bồ Ðề"

HT. Thiền Sư Thích Thanh Từ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Cam lộ chữa lành cơn khổ bệnh

Kiến thức 10:15 25/04/2024

Chúng ta biết rằng, mỗi chúng ta đều có khả năng lắng nghe, lắng nghe để có thể hiểu được những đau khổ, những khó khăn của người khác. Trong chúng ta, có những người có khả năng lắng nghe rất sâu, trong khi lắng nghe có năng lượng của hiểu và thương.

Thuyết luân hồi

Kiến thức 09:14 25/04/2024

Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ. Hoặc cha mẹ không có tài nên mình bây giờ phải thua sút người ta. Mà không biết chính mình thọ nhận quả báo đời trước đã tạo nên mới sanh vào gia đình tương ưng như thế.

Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận

Kiến thức 19:47 24/04/2024

Khi Phật còn tại thế, nhiều vị tỳ kheo đã chứng quả A La Hán nhờ quán về đề mục, “thân này gồm có 32 phần thể trược trong cơ thể”. Nhờ quán như vậy, nên ta bớt tham đắm vào sắc thân ô uế; do đó, ta không si mê, dính mắc, tham đắm vào ái dục.

Niệm một danh hiệu Phật tiêu 80 ức kiếp sanh tử trọng tội

Kiến thức 16:00 24/04/2024

Tâm động một niệm là đã gieo một hạt giống trong 10 pháp giới. Vậy mà có thể không trân trọng mỗi khi khởi niệm sao?

Xem thêm