Hiểu càng nhiều lại càng vô minh
Thưa Thầy, hiểu và nhận ra tà niệm thì có phải đã là Vipassana trong đời sống hàng ngày không ạ?
Trả lời:
Thầy ít khi dùng chữ “hiểu”, mà dùng chữ “thấy biết”, “thấu suốt” hay “trực nhận” sẽ chính xác hơn.
“Hiểu” tức đang dùng lý trí, hiểu xuất phát từ kiến thức. Mình hiểu về một khái niệm, hểu về một người thường là theo những lý giải & kết luận về khái niệm ấy, về người ấy qua kiến thức và lý trí. Nếu mình không có kiến thức, không có kết luận gì hết về đối tượng thì mình cũng không “hiểu”.
Tuy nhiên như cái ly nước này, mình không hiểu gì về nó hết nhưng mình vẫn thấy biết nó rõ ràng. Còn nói là mình “hiểu” về nó, tức mình đang dùng kiến thức, dùng khái niệm để hình dung, để mô tả về cái ly này mà thôi, chưa phải đang trực tiếp thấy nó không qua bất kỳ khái niệm nào, kiến thức nào.
Phần lớn kiến thức là vay mượn từ người khác, mà không xuất phát từ việc chính mình tự thấy biết trực tiếp. Càng ôm đồm nhiều kiến thức, ôm đồm cho nhiều những điều vay mượn từ bên ngoài thì có vẻ “hiểu càng nhiều”, nhưng “hiểu càng nhiều lại càng vô minh!”.
Một người ai hỏi gì về Tam Tạng Kinh Điển anh ta cũng đều nói được hết, hiểu hết, thì chính người ấy còn vô minh hơn một người không biết gì hết. Bởi vì khi không biết gì hết thì mới có thể trực nhận những gì xảy ra chỉ như chính nó đang là, còn nếu kiến thức quá nhiều, hiểu quá nhiều thì trên một sự kiện xảy ra liền dán vào hàng loạt các khái niệm nào là Sắc này, nào là Danh kia, nào Tâm sở nọ... Phân tích qua lại tùm lum đủ thứ trong đó, trong khi sự kiện ấy đã đi qua mất từ lâu rồi.
Người mang nặng kiến thức, hiểu biết quá nhiều dễ vướng vào kết luận & phân tích. Càng vướng vào phân tích tâm càng lạc vào ảo tưởng, mình có thể gọi đó là cõi “Ảo Tưởng Thiên” (cười).
Còn một người không biết gì hết thì có thể dễ dàng ‘thấy biết như thị”, trong thấy chỉ thấy, trong nghe chỉ nghe. Như ông Bahiya trước khi gặp Đức Phật chẳng biết gì hết, nên chỉ nghe Đức Phật nói một câu là giác ngộ liền, mà không phải là giác ngộ thường mà đắc đạo quả A-la-hán cao nhất luôn...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Làm thế nào để kiến tánh?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 14:11 06/12/2024Thưa Thầy, Thiền Tông có nói "kiến tánh thành Phật", nếu không thấy Tánh mà tu hành thì cũng như lấy sỏi đá mà nấu thành cơm... Vậy làm như thế nào để thấy tánh mà tu hành? Làm sao để làm các việc trong đời thường mà không rời tánh? Xin Thầy chỉ dạy.
Làm sao để cân bằng giữa đố kỵ và được công nhận?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 06:00 03/12/2024Con rất cố gắng nhưng dường như không đạt được kết quả như mong muốn, thậm chí con tự thấy mình đang âm ỉ sự đố kỵ ganh ghét với thành tích của người khác. Con không biết phải làm sao để cân bằng được giữa ranh giới đố kỵ và được công nhận.
Tưởng là đã thấy ra rồi, thực ra vẫn chưa thấy chưa biết gì cả
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:19 02/12/2024Bạch Thầy, Cứ khi nào con tưởng là con đã thấy ra rồi thì thực ra lại chưa thấy gì cả. Con chiêm nghiệm điều này tới lần này là 4 lần rồi ạ.
Phần con và phần người
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:21 30/11/2024Bạch Thầy! Làm sao biết mình gây nghiệp gì mà sinh làm con gái hay con trai ạ?
Xem thêm