Thứ sáu, 12/07/2024, 08:18 AM

Hiểu chánh pháp một cách cục bộ có hại ra sao?

Hỏi: Xin thầy nói về ý nghĩa câu chuyện người mù sờ voi trong tu học cũng như trong cuộc sống đời thường.

Đáp:

Người bịt mắt sờ voi có nghĩa là, trong số họ, người nào sờ được bộ phận gì trên cơ thể con voi, thì người đó, kết luận voi là như thế: sờ chân kết luận voi giống cột nhà, sờ tai tưởng voi như cây quạt, sờ bụng cho voi là cái bao. Vì họ không thấy con voi một cách toàn diện. Thế là người nào cũng cho mình đúng, người khác sai. Và cố chấp vào định kiến của mình, mà họ sau đó, sinh ra mâu thuẫn.

Trong tu hành cũng vậy. Do hiểu chánh pháp một cách cục bộ, rồi tạo ra phương pháp thực hành cục bộ, đạt được kinh nghiệm cục bộ, mà họ tưởng đó là con đường duy nhất đi đến Sự Thật toàn diện, rồi thuyết phục người khác hành theo pháp môn phương tiện của mình, mà không biết đó chỉ là bịt mắt sờ voi, hay chính xác hơn, Đức Phật gọi là: người không biết đường lại dẫn đường cho người khác.

auto-draft-50

Chánh pháp luôn luôn toàn diện, không thể tách rời thành chi mạt (nhánh ngọn) nhỏ mà tu. Nhiều người tách giới riêng, định riêng, tuệ riêng, để tu rồi trở thành chấp giới, chấp định, chấp tuệ mà không biết rằng Bát Chánh đạo mà thiếu một chánh nào thì toàn bộ chiếc xe pháp không vận hành được nữa.

Giới - Định - Tuệ tuy ba mà một, Bát Chánh đạo tuy tám yếu tố mà không thể phân ly. Thân - Thọ - Tâm - Pháp mà tách ra để tu thì đúng là người mù sờ voi, thành ra mạt pháp là đúng.

Mâu thuẫn giữa mọi người trong cuộc sống cũng chính là do kinh nghiệm cục bộ. Kinh nghiệm hình thành từ sở tri, sau khi trải nghiệm một sự kiện. Trải nghiệm thì chỉ nhận biết mà không tích tập, nên không kết luận chủ quan, để hình thành quan niệm, kiến chấp.

Có một câu của người Do Thái rất hay: kinh nghiệm là từ, mà mọi người dùng để chỉ ra sự sai lầm của mình - một câu nói rất tế nhị nhưng cũng rất dễ hiểu.

Kinh nghiệm tạo thành kiến thức, nhưng kinh nghiệm mỗi người một khác, nên thường là cục bộ. Sự mâu thuẫn trong mối quan hệ xã hội, thường do sự khác biệt giữa các kinh nghiệm cục bộ này. Thí dụ như, khi trời nóng, mình mở quạt cho mát, nhưng thấy có người bị cảm ho không chịu được, liền tắt để người kia đỡ ho. Như vậy, không những không chấp vào kinh nghiệm cục bộ của mình, mà còn thông cảm với người khác. Nếu bảo thủ kinh nghiệm cục bộ của mình, thì rất dễ gây mâu thuẫn với người khác.

Thầy Viên Minh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để kiến tánh?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 14:11 06/12/2024

Thưa Thầy, Thiền Tông có nói "kiến tánh thành Phật", nếu không thấy Tánh mà tu hành thì cũng như lấy sỏi đá mà nấu thành cơm... Vậy làm như thế nào để thấy tánh mà tu hành? Làm sao để làm các việc trong đời thường mà không rời tánh? Xin Thầy chỉ dạy.

Làm sao để cân bằng giữa đố kỵ và được công nhận?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 06:00 03/12/2024

Con rất cố gắng nhưng dường như không đạt được kết quả như mong muốn, thậm chí con tự thấy mình đang âm ỉ sự đố kỵ ganh ghét với thành tích của người khác. Con không biết phải làm sao để cân bằng được giữa ranh giới đố kỵ và được công nhận.

Tưởng là đã thấy ra rồi, thực ra vẫn chưa thấy chưa biết gì cả

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:19 02/12/2024

Bạch Thầy, Cứ khi nào con tưởng là con đã thấy ra rồi thì thực ra lại chưa thấy gì cả. Con chiêm nghiệm điều này tới lần này là 4 lần rồi ạ. 

Phần con và phần người

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:21 30/11/2024

Bạch Thầy! Làm sao biết mình gây nghiệp gì mà sinh làm con gái hay con trai ạ? 

Xem thêm