Hình ảnh Đại Pháp hội Monlam vĩ đại ở Tây Tạng
“Đại Pháp hội Monlam” (The Great Prayer Festival) - “Vu Lan Kỳ Nguyện Đại Pháp hội” (孟蘭祈願大法會傳召法會), “Mặc Lãng Mộc Kỳ Nguyện Đại Pháp hội” (默朗木祈愿大法會), “Truyền Triệu Pháp hội” (傳召法會), là sự kiện cầu nguyện quan trọng với người dân Tây Tạng. Lễ hội không tổ chức thời Đại Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc, nay được tổ chức ở nhiều khu vực.
Sự kiện “Đại Pháp hội Monlam” (The Great Prayer Festival) ở Tây Tạng được thành lập vào thế kỷ thứ 15 (1409) bởi Tsong Khapa, người sáng lập truyền thống Geluk. Là lễ hội tôn giáo lớn nhất ở Tây Tạng, hàng nghìn vị tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng (trong 3 tu viện chính Drepung, Sara và Ganden) đã vân tập để tụng kinh, trì chân ngôn mật chú, cầu nguyện và thực hành các nghi lễ tôn giáo tại ngôi già lam Jokhang ở thủ đô Lhasa, Tây Tạng.
Năm 1517, Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ hai Gedun Gyatso (1475-1542) trở thành trụ trì Tu viện Drepung và năm tiếp sau đó, Ngài hồi sinh Đại lễ Cầu nguyện Molam Chenmo, Lễ hội cầu nguyện vĩ đạị do Ngài đích thân chủ trì các sự kiện và với sự tham dự của chư tôn đức tăng già từ Tu viện Phật giáo, Seram, Drepung và Gaden, 3 trường Đại học Tu viện lớn nhất của dòng Gelugpa. Vào năm 1525,Ngài trở thành trụ trì tu viện Sera. Ngài viên tịch vào năm 1542, hưởng thọ 67 xuân.
“Mục đích chính của Lễ hội cầu nguyện vĩ đại là cầu nguyện cho sự trường thọ của tất cả các vị Hiền Thánh tăng của tất cả các truyền thống Phật giáo Tây Tạng, cho sự tồn tại và truyền bá Phật pháp trong tâm trí của tất cả chính sinh, và vì hòa bình thế giới. Được hiến dâng với đức tin và sự tận tâm tận lực, giúp vượt qua những trở ngại cho hòa bình và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người sống hòa thuận với nhau”.
Việc cử hành sự kiện “Đại Pháp hội Monlam” (The Great Prayer Festival) tại thủ đô Lhasa Jokhang đã bị nghiêm cấm trong thời gian Cách mạng Văn hóa (1966-1976) với chủ trương của cố Chủ tịch Mao Trạch Đông, mặc dù nó đã không được phép thực hành có từ năm 1959, và sẽ không được tổ chức tại thủ đô Lhasa cho đến năm 1986.
Trong thời gian cuối những thập niên 1980, các nhà tổ chức Tây Tạng đã sử dụng các nghi lễ Molam (Vu Lan) và hậu Molam cho các cuộc biểu tình chính trị. Trong thời gian diễn ra “Đại Pháp hội Monlam” (The Great Prayer Festival) ở Tây Tạng, các vị tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng đứng trên bục cầu nguyện cho sự trường thọ của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.
Khi những cuộc biểu tình này không mang lại kết quả, các vị tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng đề nghị tẩy chay Sự kiện “Đại Pháp hội Monlam” (The Great Prayer Festival) ở Tây Tạng để thể hiện sự bất mãn của họ đối với Chính phủ Trung Quốc. Vì các lực lượng an ninh đã bị cấm phá vỡ các cuộc biểu tình vì “họ có vẻ bề ngoài (hoàn toàn là tôn giáo”, Chính quyền thành phố đã đình chỉ Sự kiện “Đại Pháp hội Monlam” (The Great Prayer Festival) ở Tây Tạng vào năm 1990.
“Đại Pháp hội Monlam” được duy trì bởi các cơ sở tự viện Phật giáo Tây Tạng, được tái lập bởi Chính phủ, người dân Tây Tạng lưu vong tại Ấn Độ.
Các kỳ thi trao bằng “Lharampa Geshe” là cấp học vị cao nhất dành cho các Lạt ma của Tông phái Gelug (Tông phái Mũ vàng) trong Phật giáo Tây Tạng, và có giá trị tương đương với học vị Tiến sĩ trong các học viện. Các kỳ thi trao bằng “Lharampa Geshe” trải qua những kỳ khảo hạch với thời kéo dài một tuần, rất khắc khe, nghiêm ngặt.
“Đại Pháp hội Monlam” có nhiều tiết mục văn hóa nghệ thuật đặc sắc, đậm nét truyền thống Phật giáo Tây Tạng, như các điệu múa truyền thống của Phật giáo Tây Tạng (Cham) và các đại khoa nghi (Tormas) đã được thực hiện, được trang trí bằng các tác phẩm điêu khắc bơ rất công phu. Vào ngày thứ 15, điểm nổi bật của Pháp hội Manlam Chenmo (Đại lễ cầu Phúc Cát tường, Hòa bình và Trường thọ) ở thủ đô Lahasa, Tây Tạng sẽ là “Lễ hội Đèn Bơ” (Chunga Chopa), trong đó Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ đến Tổ đình Đại Chiêu Tự (ཇོ་ཁང།- 大昭寺) và thực hiện nghi lễ Phật giáo tuyệt vời. Quảng trường Barkhor ở phía trước Tổ đình Đại Chiêu Tự sẽ được biến thành một khu triển lãm lớn cho các Tormas khổng lồ (Tormas là những hình tượng được tạo chủ yếu từ các nguyên liệu chế tác lễ vật bằng bột và bơ được sử dụng trong các nghi lễ Mật tông Phật giáo Tây Tạng. Vào cuối lễ hội, những Tormas này sẽ được cúng dường Hỏa tịnh (Pháp tịnh hóa nghiệp chướng siêu việt – Mọi hữu tình đều chịu ảnh hưởng từ sự ô nhiễm môi trường. Ý nghĩa của khóa lễ Hỏa tịnh là để Tịnh hóa môi trường. Song song với tịnh hóa bên ngoài, chúng ta cũng thực hành tịnh hóa những nhiễm ô bên trong tâm thức của mình. Cả tâm và cảnh đều cần được tịnh hóa).
Theo truyền thống, từ đầu năm mới theo âm lịch Tây Tạng cho đến khi kết thúc “Đại Pháp hội Monlam” (The Great Prayer Festival), người dân Tây Tạng sẽ hoan hỷ, và cảm giác như mùa xuân ấm áp trong suối nguồn từ bi. Nhiều người hành hương từ khắp Tây Tạng sẽ tham gia những buổi tụng kinh, trì mật chân ngôn mật chú, niệm danh hiệu chư Phật, Bồ tát, cầu nguyện Quốc thái, Dân an, Thế giới hòa bình, và cúng dường Tam bảo, Pháp hội chẩn tế. Nhiều cơ sở tự viện Phật giáo sẽ tổ chức các buổi lễ cầu nguyện đặc biệt và thực hiện các nghi lễ tôn giáo, ví dụ một số tu viện sẽ mở ra những bức tranh ảnh chư Phật, Bồ tát khổng lồ (Thangkas) cho mọi người thưởng lãm.
Khát vọng Cầu nguyện:
Pháp hội Kagyu Monlam Chenmo, thực hành chính của chư tôn đức tăng già và cư sĩ tập hợp là Khát vọng Cầu nguyện của Samantabhadra, một phần trong những lời được bảo tồn của Đức Phật theo truyền thống Tây Tạng. Lời Cầu nguyện này có cốt lõi là Thái độ Giác ngộ (Bồ tát) của Phật giáo Đại thừa, rằng hành giả có thể đạt được giác ngộ vì lợi ích tất cả chúng sinh.
Hiện nay, Phật giáo Tây Tạng và Chính phủ Tây Tạng lưu vong tổ chức Pháp hội Kagyu Monlam Chemmo (Pháp hội Cát cử Đại kỳ nguyện) là một lễ hội Phật giáo thường niên được tổ chức vào dịp Kỷ niệm Phật thành đạo (cuối năm âm lịch) tại Bồ đề Đạo tràng, Ấn Độ.
Sự kiện quan trọng nhất đối với Phật tử Tây Tạng, “Đại Pháp hội Monlam” (The Great Prayer Festival) bắt đầu 3 ngày sau năm mới âm lịch tại khu vực Tây Tạng, và được tổ chức trong hai tuần. Trong thời gian “Đại Pháp hội Monlam” (The Great Prayer Festival), hàng triệu người hành hương đến các cơ sở tự viện Phật giáo để cầu phúc cát tường trong năm mới và cúng dường cầu siêu cho những người thân quá cố.
Lip:
Marme Monlam - 29th Kagyu Monlam Chenmo 2012
32nd Kagyu Monlam Chenmo 2014 - Day 1 English
Kagyu Monlam Australia 7th Trailer 2017
KAGYU MONLAM 2018 BODHGAYA,,,, H.H The 17th Gyalwa Karmapa Thrinely Thaye Dorje KHENNO,,
35th Kagyu Monlam 2018 in Bodhgaya
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
TP.HCM: Hội thi giáo lý Phật tử cấp quận huyện năm 2024 diễn ra thành công
Ảnh 21:23 17/11/2024Như Phatgiao.org.vn đã đưa tin, hôm nay, 17/11, gần 6.000 Phật tử các quận huyện và TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM đã dự Hội thi giáo lý năm 2024.
Khám phá chùa Khmer có tượng Phật nằm “khổng lồ” ở Sóc Trăng
Ảnh 16:00 14/11/2024Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay thường gọi là chùa Som Rong với điểm nhấn tượng Phật nằm khổng lồ trở thành điểm điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi đến thành phố Sóc Trăng.
Đức Pháp chủ cùng chư Tăng thính giới trong Lễ bố-tát tại Việt Nam Quốc Tự
Ảnh 15:40 14/11/2024Sáng nay, 14/10-Giáp Thìn (14/11/2024), Đức Pháp chủ GHPGVN và chư vị Trưởng lão Hội đồng Chứng minh quang lâm Việt Nam Quốc Tự, cùng chư Tăng thành viên Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, 21 quận, huyện thực hiện Bố-tát, thính giới chung.
Chùa Trấn Quốc, ngôi cổ tự hơn 1500 tuổi bên hồ Tây
Ảnh 12:40 10/11/2024Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội và Việt Nam, nằm trên một bán đảo phía nam của hồ Tây, ở gần cuối đường Thanh Niên.
Xem thêm