Hình tượng Quán Thế Âm Bồ tát trong tín ngưỡng dân gian
Mỗi khi con người cần có tình thương che chở, cần một bàn tay hiền từ để xoa dịu nỗi đau, thì hiện thân của Bồ tát Quán Thế Âm là nơi để cho chúng ta nương tựa, gởi gắm tinh thần tâm linh.
Từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, thì niềm tin tôn giáo cũng bắt đầu được hình thành trong đời sống của người dân Việt. Đặc biệt, nền giáo lý của đức Phật nhanh chóng hòa nhập vào văn hóa Việt Nam, và có nhiều điểm tương đồng với đạo lý truyền thống của dân tộc. Cũng không biết tự bao giờ hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm, tay cầm bình nước cam lồ và nhành dương liễu cứu khổ chúng sanh đã ăn sâu vào tâm thức của người dân Việt.
Hình ảnh này được biểu hiện qua các phương diện của đời sống, nhất là trong những tác phẩm văn học, nghệ thuật, điêu khắc….nơi nào cũng thấy tôn tượng của Ngài. Vậy hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm có ý nghĩa gì đối với đời sống tín ngưỡng của người dân?.
Như chúng ta đã biết, các vị Bồ tát là những bậc cao quý được Thánh hóa trong đời sống tinh thần của con người. Bởi lẽ, người dân Việt vốn sống trong cảnh bom đạn chiến tranh, tận mắt chứng kiến bao thiên tai, thảm họa, vì thế con người chỉ ước mong có được cuộc sống bình an, hạnh phúc nên họ cần được sự che chở bảo hộ của các Ngài, mà hình ảnh tiêu biểu là Bồ tát Quan Thế Âm tượng trưng cho tinh thần từ bi cứu khổ, được người dân hết lòng kính ngưỡng tôn thờ.
Đức Quan Thế Âm - Bản thể đại bi cứu giúp chúng sinh
Mỗi khi con người cần có tình thương che chở, cần một bàn tay hiền từ để xoa dịu nỗi đau, thì hiện thân của Bồ tát Quán Thế Âm là nơi để cho chúng ta nương tựa, gởi gắm tinh thần tâm linh. Cho nên trong đời sống thường nhật, dù là người theo Phật giáo hay không theo Phật giáo, họ vẫn có sự tín ngưỡng tôn sùng. Vì thế mỗi khi đi xe hoặc tàu thuyền trên biển lớn, người ta đều thờ hình tượng Bổ tát Quán Thế Âm, để nhờ năng lực của Ngài gia hộ chở che.
Về hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm, ở Việt Nam chúng ta thường thấy hình tượng Ngài dưới dạng người nữ, nhưng theo các bộ kinh mô tả, mười phương chư Phật không có nữ thân. Trong kinh Bi Hoa đức Phật Thích Ca đã nói: “Quán Thế Âm đời quá khứ đã thành Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai vào thuở lâu xa vô lượng kiếp về trước. Vì bi nguyện độ sanh mà Ngài thị hiện làm thân Bồ tát”. Do đó, đức Phật luôn gọi Quán Thế Âm Bồ tát là “Thiện nam tử”.
Trong kinh Pháp Hoa phẩm Phổ Môn nói: “Người đáng dùng thân Phật để cứu độ, Bồ tát Quán Thế Âm liền hiện thân Phật để cứu độ, những người nên hóa độ bằng thân hình phụ nữ của trưởng giả, cư sĩ, tể quan và Bà La Môn… Bồ tát Quán Thế Âm liền hiện những thân hình ấy mà hóa độ”. Việc Ngài hóa hiện nhiều thân hình, bởi do chúng sanh có hình tướng sai khác, tâm tính lại chẳng đồng, như vị lương y tùy bệnh mà cho thuốc, nên Bồ tát Quán Thế Âm cũng vì chúng sanh mà hóa hiện thân hình thích hợp để hóa độ.
Như vậy, hóa thân của Bồ tát Quán Thế Âm không phải là nam cũng không phải là nữ, mà tùy duyên hóa độ, để ứng với cơ cảm của chúng sinh, biểu tướng người nữ là tượng trưng cho đức tánh từ bi, như người mẹ thương con. Trong thơ ca Việt Nam, hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm được ví như người mẹ hiền, với tấm lòng từ bi, cứu khổ. Bên cạnh hình tượng Quán Thế Âm Bồ tát trong thơ ca, còn có những truyện cổ tích Phật giáo nói về Bồ tát Quán Thế Âm như “Quan Âm Thị Kính”, “ Quan Âm Nam Hải”. Đó là hai tác phẩm văn học dân gian mang tính triết lý của Phật giáo với “tinh thần hiếu đạo” “lòng từ bi”, “ đức nhẫn nhục” của Bồ tát Quán Thế Âm.
Hình tượng Quán Thế Âm Bồ tát, còn là nét đẹp văn hóa trong những ngày lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam như Lễ hội chùa Hương. Đặc biệt, ngày nay ở các Tự viện đều có tổ chức lễ vía Quán Thế Âm Bồ tát 19/2; 19/6; và 19/9 (ÂL) hàng năm, nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của tín đồ Phật giáo. Tuy hình thức tổ chức ở mỗi nơi có khác nhau, nhưng tất cả đều mang một đặc điểm chung đó là thể hiện niềm tin vào lòng từ bi và năng lực cứu độ của Bồ tát Quán Thế Âm.
Tóm lại, trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm với hình tướng người nữ là phổ biến nhất. Ngài là vị Bồ tát có hạnh nguyện cứu độ chúng sanh vô cùng rộng lớn. Hình ảnh tay phải cầm cành dương liễu tượng trưng cho đức tính nhẫn nhục. Tay trái cầm bình tịnh thủy cam lồ tượng trưng cho tâm từ bi.
Từ đó trong dân gian, nếu ai có ước nguyện gì đều đến trước tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm để cầu nguyện, mong được Ngài gia ân che chở. Để tưởng nhớ về ngày kỷ niệm vía đức Bồ tát Quán Thế Âm, 19/6, chúng con nguyện noi theo gương hạnh Từ bi - Nhẫn nhục của Ngài, thực hành hạnh nguyện lợi tha một cách viên mãn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)
Kiến thức 10:00 24/12/2024Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.
Tâm chú Lăng Nghiêm có lợi ích vô cùng
Kiến thức 09:35 24/12/2024Nếu sáng sớm bạn tụng niệm Chú Lăng Nghiêm một lần, sau đó tụng tâm Chú 108 lần, thì sẽ được phước báu vô lượng vô biên. Cho nên nói, nếu bạn trì tụng Chú Lăng Nghiêm, thì đời sau sẽ đắc được giàu sang phú quý bảy đời.
Ngũ giới là gì?
Kiến thức 09:20 24/12/2024Sau khi chúng ta quy y Tam bảo, cần phải thực hành những lời Phật dạy, những giới điều để ngăn ngừa việc ác, thúc liễm thân tâm, trau dồi đạo đức, nhân cách của người Phật tử.
Công năng của thần chú Vô Lượng Thọ
Kiến thức 16:17 23/12/2024Phật tử thực tập pháp môn tu Tịnh thì niệm Phật khi nào đạt chánh niệm, hoặc tu từ một đến 03 năm, có thể phát tâm gia hạnh thêm một vài pháp môn khác như là Mật, hay Thiền, chừng đó tâm không bị rối loạn.
Xem thêm