Chủ nhật, 30/03/2025, 11:04 AM

Hoa gạo đỏ rực bên ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội

Vào những ngày cuối tháng 3, trước sân chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại nở rực hoa gạo, nhuộm đỏ cả một góc trời khiến cho không khí nơi đây vốn linh thiêng lại thêm phần thơ mộng.

Hoa gạo đỏ rực bên ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội 1
Hàng năm, vào tháng 3, những cây hoa gạo ở Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại nở rộ, nhuộm đỏ cả một góc sân chùa.
Hoa gạo đỏ rực bên ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội 2
Hoa gạo phủ kín cả sân chùa Cả, soi bóng xuống mặt hồ Long Trì phẳng lặng, tạo nên một bức tranh thiên nhiên vừa huyền ảo vừa thanh tịnh.
Hoa gạo đỏ rực bên ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội 3
Sắc đỏ rực rỡ của hoa gạo nổi bật trên nền mái ngôi chùa cổ kính.
Hoa gạo đỏ rực bên ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội 4
Hoa gạo nở rực trước thủy đình – một công trình kiến trúc độc đáo, biểu tượng tiêu biểu của chùa Thầy. Thủy đình này là nơi biểu diễn múa rối nước và vẫn được sử dụng trong các dịp lễ hội.
Hoa gạo đỏ rực bên ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội 5
Ở chùa Thầy, sắc đỏ của hoa gạo không chỉ tô điểm cho khung cảnh cổ kính mà còn gợi lên nét đẹp hoài niệm, đưa du khách trở về với những ký ức làng quê xưa.
Hoa gạo đỏ rực bên ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội 6
Trong mùa hoa, cây gạo sẽ dần rụng hết lá, chỉ còn những bông hoa đỏ rực trên cành.
Hoa gạo đỏ rực bên ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội 7
Nhiều du khách đến tham quan chùa Thầy say mê trước sắc đỏ rực rỡ của hoa gạo, tranh thủ check-in để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.
Hoa gạo đỏ rực bên ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội 8
Hoa gạo còn được gọi bằng những cái tên mỹ miều như hoa mộc miên hay hoa Pơ Lang (theo cách gọi của đồng bào Tây Nguyên). Loài hoa này gắn liền với nhiều huyền thoại và đời sống văn hóa dân gian, biểu trưng cho sự mộc mạc, thủy chung và sức sống mãnh liệt.
Hoa gạo đỏ rực bên ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội 9
Không chỉ hiện diện ở đồng bằng Bắc Bộ hay Tây Nguyên, hoa gạo còn xuất hiện ở nhiều vùng miền, trở thành hình ảnh quen thuộc trong ký ức của bao thế hệ, gợi lên cảm giác hoài niệm về những ngày thơ ấu bình yên.
Hoa gạo đỏ rực bên ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội 10
Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được xây dựng dưới triều đại nhà Lý, có tên chữ là Thiên Phúc Tự, nằm ở chân núi Sài Sơn hay là núi Phật Tích thuộc địa phận xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội.

Theo Báo Tiền Phong.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Hoa gạo đỏ rực bên ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội

Chùa Việt 11:04 30/03/2025

Vào những ngày cuối tháng 3, trước sân chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại nở rực hoa gạo, nhuộm đỏ cả một góc trời khiến cho không khí nơi đây vốn linh thiêng lại thêm phần thơ mộng.

Kim Quang Minh Tự: Ngôi chùa còn non trẻ trên vùng rừng rú núi đồi

Chùa Việt 10:25 28/03/2025

Khởi đầu từ một khoảnh đất rẫy đồi rừng nơi hoang vắng thuộc thôn Bắc Sông Giang, (xã Khánh Trung, huyện miền núi Khánh Vĩnh) còn chằng chịt um tùm cây lá do một Phật tử tín tâm hiến cúng để đón những bóng dáng nâu sồng lặng lẽ về đây dựng xây nơi an trú với tâm nguyện phụng sự chúng sinh qua chương trình “Hiểu và Thương” còn rất mới lạ với bà con nghèo vùng sâu vùng xa…

Ở Sài Gòn, hỏi về chùa Nam tông Khmer, mọi người nghĩ ngay đến nơi này

Chùa Việt 10:27 25/03/2025

Giữa lòng TP.HCM nhộn nhịp, chùa Chantarangsay là nơi mang đậm dấu ấn văn hóa Phật giáo Nam tông Khmer.

Hoa Lâm Ngự tự - ngôi chùa cổ gần 800 năm

Chùa Việt 15:45 19/03/2025

Chùa Hoa Lâm, thường gọi chùa Ngự ở xã Hoa Lâm, sau là thôn Tiền Hậu, xã Văn Lâm, tổng Văn Lâm, nay là làng Văn Lâm, xã Lâm Trung Thuỷ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Chùa được xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh năm 2008 (theo Quyết định số 1796/QĐ-UBND ngày 27/6/2008 của UBND tỉnh Hà Tĩnh).

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo