Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 18/06/2022, 11:23 AM

Hóa giải nghiệp cô độc

Theo thuyết Nhân quả - Nghiệp báo, sự cô độc hay các việc thuận nghịch xảy ra trong đời sống thảy đều có nguyên nhân. Bạn “biết tất cả đều do nghiệp duyên của tôi đã tạo” là điều tốt.

Tuy vậy, để hiểu đầy đủ về nghiệp cô độc cũng như cách hóa giải hiệu quả thì có nhiều việc phải bàn.

Trước tiên cần nói đến nghiệp cũ, nghiệp này có hai giai đoạn, ở các đời trước và quá khứ của đời này. Nếu đời trước tạo các nghiệp xấu liên quan đến những việc như phá hoại sự đoàn kết, cố tình gây chia rẽ, khiến cho người và vật đau khổ vì ly tán, xa lìa… thì hiện đời sẽ chịu quả báo cô độc. Trong quá khứ của đời này (tính từ hiện tại trở về lúc mới sinh) do ảnh hưởng của quả báo xấu đời trước nên dù rất cố gắng bạn vẫn không tạo dựng được thiện cảm với mọi người, họ thường có cảm giác không thân thiện hoặc thiếu tin cậy và an toàn khi tiếp xúc với bạn, cuối cùng bạn bị người xa lánh mà chẳng biết vì sao.

Phương pháp chuyển hóa căn bản là thay đổi bản thân dựa trên việc thực hành chánh niệm.

Phương pháp chuyển hóa căn bản là thay đổi bản thân dựa trên việc thực hành chánh niệm.

Để chuyển hóa nhóm nghiệp cũ đời trước, phương pháp phổ biến là thành tâm sám hối những oan nghiệp tiền khiên, nguyện hóa giải hết các oán kết trong quá khứ. Bạn có thể lễ Phật sám hối hay tâm niệm hoặc đối thú sám hối, sau đó cầu xin tha thứ mọi lầm lỗi, nguyện tháo gỡ các oán thù, hồi hướng công đức mong cho mọi người mọi loài được hạnh phúc, an vui. Nỗ lực sám hối và tháo gỡ oán kết cho đến khi nhẹ nghiệp, các oán đối hữu hình hay chướng ngại vô hình giảm dần. Bạn có thể cảm nhận được điều này khi những người xung quanh bắt đầu thân thiện với bạn, các trở ngại trong giao tiếp cũng bớt dần, sự kết nối dễ dàng hơn.

Đối với nghiệp cũ đời này, do nghiệp đời trước tác động nên hình thành một cá nhân với quan điểm, tính cách, dáng vẻ, nói năng, giao tiếp, ứng xử… mang đặc thù của riêng bạn. Dù bạn tự nhận là mình cũng “vui vẻ, cởi mở với mọi người” nhưng thực tế dường như còn nhiều bất ổn, do đó bạn vẫn khó kết nối và thân thiện với người khác. Phương pháp chuyển hóa căn bản là thay đổi bản thân dựa trên việc thực hành chánh niệm. Có thể bắt đầu từ thực hành niệm Phật, niệm hơi thở… để từ đó nhận diện rõ hơn về chính con người của mình.

Bạn cần để ý rằng có nhiều vấn đề theo bạn là đúng, rất hợp lý nhưng đối với những người bạn đang tiếp xúc thì không hẳn như thế, thậm chí họ có thể nhận định là sai, vô lý. Nếu sau khi tiếp xúc, người ta tìm cách lảng tránh hoặc biệt tăm thì bạn phải biết là giao tiếp của mình có vấn đề. Nên cần thay đổi bản thân sao cho có thể tương tác, kết nối, đồng cảm, hòa nhập với mọi người. Đây chính là chủ động tạo ra nghiệp mới tích cực để làm lệch hướng và thay đổi nghiệp cũ.

Nghiệp cũ thì bị động nhưng nghiệp mới thì ta có thể chủ động tạo ra theo ý chí của mình. Do vậy, để hóa giải nghiệp cô độc, ngoài việc sám hối nghiệp cũ, bạn cần thực hành chánh niệm để thấy rõ bản thân mà thay đổi những hạn chế, khắc phục các nhược điểm, đồng thời nỗ lực tạo ra nghiệp mới thiện lành. Cố gắng sống thân thiện, gắn kết, chân thành thì chắc chắn bạn sẽ tìm ra người đồng cảm, thân thương, cùng sẻ chia với bạn.

Báo Giác Ngộ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nguyện được Niết-bàn có phải là lòng tham?

Kiến thức 11:44 25/11/2024

Nguyện được Niết-bàn (Nibbāna) không phải là tham (lobha) trong ý nghĩa thông thường. Thay vào đó, tâm nguyện này được xem là một thiện tâm (kusala citta) khi xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn (sammā diṭṭhi) và lòng mong muốn giải thoát khỏi khổ đau.

Thế nào gọi là pháp sư?

Kiến thức 09:37 25/11/2024

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Giải thích các cõi trong lục đạo

Kiến thức 16:00 24/11/2024

Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?

Xem thêm