Kiêu mạn, tự đắc dễ tạo ra ác nghiệp
Biết khiêm tốn, lễ độ, biết mình biết ta, biết sống có hậu, không kiêu căng, tự phụ để không tạo ra ác nghiệp là biểu hiện của tuệ giác. Vì thế, thường hành khiêm hạ, tu tập hạnh “thường bất khinh” để diệt trừ kiêu mạn là điều cần làm của tất cả người con Phật.
Một thời Thế Tôn ở Àlavì, tại Gomagga, trong rừng Simsapà, dạy các Tỷ kheo:
Này các Tỷ kheo, có ba kiêu mạn mạn này, thế nào là ba? Kiêu mạn của tuổi trẻ, kiêu mạn của không bệnh, kiêu mạn của sự sống.
Say sưa trong kiêu mạn của tuổi trẻ, này các Tỷ kheo, kẻ vô văn phàm phu làm các ác hành về thân, khẩu, ý. Do làm các ác hành ấy, sau khi mạng chung bị sanh vào cõi dữ, đọa xứ, địa ngục.
Say sưa trong kiêu mạn của không bệnh, này các Tỷ kheo, kẻ vô văn phàm phu làm các ác hành về thân, khẩu, ý. Do làm các ác hành ấy, sau khi mạng chung bị sanh vào cõi dữ, đọa xứ, địa ngục.
Say sưa trong kiêu mạn của sự sống, này các Tỷ kheo, kẻ vô văn phàm phu làm các ác hành về thân, khẩu, ý. Do làm các ác hành ấy, sau khi mạng chung bị sanh vào cõi dữ, đọa xứ, địa ngục.
Này các Tỷ kheo, say sưa trong kiêu mạn của tuổi trẻ, của không bệnh, của sự sống, vị Tỷ kheo từ bỏ học pháp, trở lui lại đời sống thế tục.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩm Sứ giả của trời, phần Kiêu mạn, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.261)

Lời bàn:
Kiêu mạn là tự cao, khinh khi người khác, một loại tâm lý khá phổ biến nơi những người có chút may mắn và thành công. Ở đời, thường thì “phước bất trùng lai, họa vô đơn chí”. Do đó, có ít nhiều thành công thực ra cũng đáng tự hào nhưng đừng quá tự đắc, kiêu căng, say sưa và ngủ quên trong men chiến thắng vì ngày mai chưa biết sẽ ra sao vẫn là một nghi án luôn ám ảnh đời người.
Đối với tuổi trẻ, ưu điểm của họ là năng động, dám nghĩ và dám làm nhưng tuổi trẻ thường hay chủ quan, ỷ lại sức trẻ nên đôi lúc thành ra nông nổi. Sự tự mãn và năng động thái quá dễ dẫn đến những hành vi nổi loạn, tạo ra ác nghiệp. Sự thật thì có ai trẻ mãi, tuổi xuân chỉ một thời, hồn nhiên mà nhiều vụng dại, rồi khi tuổi trẻ đi qua để lại những hậu quả khó lường, những nỗi niềm riêng một đời ray rứt.
Người có sức khỏe tốt, ít bệnh tật là một phước báo lớn. Có sức khỏe là có thể có tất cả song sức lực con người theo tháng năm dần dà suy giảm cho đến lúc “lực bất tòng tâm”. Chỉ sau một cơn bạo bệnh thôi sẽ làm cho chúng ta chín chắn hơn với những ý nguyện viễn vông vá trời lấp biển, sực tỉnh giấc mộng hải hà.
Sự sống cũng vậy, có đó rồi không đó, sanh tử không hẹn, vì mạng người mong manh chỉ trong hơi thở. Do vậy nhận thức rằng ta sẽ chết, tuy có phần ảm đạm, phảng phất chút bi quan nhưng lẽ thật ấy sẽ giúp ích thật nhiều cho một sự sống đúng nghĩa, biết trân quý cuộc sống, làm ngay những việc cần làm.
Khổ đau ở đời có nhiều nguyên nhân nhưng xuất phát từ kiêu mạn về tuổi trẻ, sức khoẻ và sự sống chiếm phần không nhỏ. Khiêm cung là phương thuốc có khả năng trị liệu bệnh kiêu mạn. Biết khiêm tốn, lễ độ, biết mình biết ta, biết sống có hậu, không kiêu căng, tự phụ để không tạo ra ác nghiệp là biểu hiện của tuệ giác. Vì thế, thường hành khiêm hạ, tu tập hạnh “thường bất khinh” để diệt trừ kiêu mạn là điều cần làm của tất cả người con Phật.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Đức Phật nói về nguyên nhân hiểm nạn, thiên tai, bệnh tật
Kiến thức
Chỉ khi những điều kiện này được đầy đủ, thì người này mới thành tựu những lợi ích của Kinh Hộ Trì. Do vậy, điều quan trọng là khi Kinh Hộ Trì được tụng đọc và mọi người nên lắng nghe với niềm tin, sự kính trọng và bằng sự chú tâm.

Hòa thượng Thích Trí Tịnh: 'Cố gắng hết sức mình, cầu đài sen thượng phẩm'
Kiến thức
Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn chịu để vượt qua.

Chân thật sám hối
Kiến thức
Theo cách hiểu thông thường, sám hối là xin lỗi, hay hối hận, ăn năn. Điều quan trọng là phải ăn năn, hối lỗi, nhưng cũng có người xin lỗi mà không ăn năn.

Thành kính tri ân Mẹ hiền Quán Thế Âm
Kiến thức
Dưới tòa sen vàng con lạy Bồ-tát Quán Âm. Ngài đã cho con niềm tin yêu giữa cuộc đời. Quán Âm Bồ-tát hiệu viên thông, mười hai nguyện lớn rộng mênh mông, cứu vớt chúng sinh qua cơn khổ nạn từ bi độ đời…(Lạy Phật Quan Âm - Hàn Châu).
Xem thêm