Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 18/07/2017, 16:01 PM

Hoa hồng tặng mẹ

Nếu chúng ta vì hoàn cảnh không thể sớm thăm tối viếng thì cũng phải thư từ liên lạc, hoặc điện thoại về thăm mẹ. Cho nên, ca dao tục ngữ có câu:

Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.

Người con hiếu phải hết lòng vì cha mẹ, nếu vì cuộc sống hoặc bận rộn làm ăn xa xôi thì cũng phải sắp xếp thời gian để về thăm mẹ chứ không thể đổ thừa hoàn cảnh tại, bị, thì, là… Có một chàng trai vì công ăn việc làm ở xa nên ít khi về thăm mẹ, anh thường xuyên gửi tiền hoặc quà về cho mẹ.

Một hôm, anh đến cửa hàng hoa để gửi hoa về cho mẹ qua đường bưu điện. Chỗ ở của mẹ cách chỗ anh sống gần 400km. Anh đang hân hoan, vui vẻ gởi quà về cho mẹ thì thấy một cô bé đang ngồi khóc bên vệ đường, anh đến hỏi thăm vì sao cô bé khóc. Cô bé vừa lấy tay lau nước mắt vừa nói: “Con muốn mua hoa hồng tặng mẹ mà không đủ tiền”. Chàng trai nghe cô nói thế nên động lòng thương xót mà nói rằng: “Con mua hoa tặng mẹ à, lại đây chú sẽ mua cho”. Cầm đóa hoa trên tay cô bé mừng quá liền cảm ơn rối rít người khách lạ một cách chân thành. Chàng trai hỏi: “nhà con ở gần đây không?” “Dạ, cách đây khoảng gần ba cây số.” “Để chú chở con về nhà nhé!” “Dạ, con cám ơn chú, nhờ chú chở dùm con ạ!” Cô bé ngồi lên xe, hai tay ôm bó hoa vào lòng, nét mặt vui tươi, hớn hở lạ thường. Nó chỉ đường vào một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ rồi nói: “Đây là nhà của mẹ cháu.” Nói xong, đứa bé quỳ xuống đặt đóa hồng lên mộ rồi nói: “Con có chút lòng thành kính dâng lên mẹ!”

Chàng trai ấy chứng kiến tấm lòng hiếu thảo của cô bé đối với mẹ rồi vội vàng quay lại cửa hàng đặt hoa hủy dịch vụ gởi hoa, trong đêm ấy anh đã vượt đường xa gần 400 cây số để về tặng mẹ một bó hồng tươi thắm. Quả thật! Mẹ là kho tàng yêu thương hạnh phúc, con trẻ thiếu tình thương của mẹ không thể lớn lên được. Mẹ là cội nguồn yêu thương của con trẻ, không có mẹ chăm sóc và chỉ dạy ta không thể có trái tim hiểu biết. Cho nên, trong kinh Báo Ân Phật đã dạy:

Thế tôn chỉ dạy A Nan,
Công cha nghĩa mẹ ơn sâu khó đền.
Một là mang nặng hình hài,
Mười tháng cưu mang lao khổ, nhọc nhằn.

Thứ hai sinh đẻ gớm ghê,
Chịu đau, chịu khổ, mỏi mê trăm phần.
Thứ ba ân sâu nuôi dưỡng,
Dòng sữa ngọt ngào mẹ mớm cho con.

Thứ tư ăn đắng nuốt cay,
Để dành bùi ngọt cho con đủ đầy.
Thứ năm lại còn khi ngủ,
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn.

Thứ sáu sú nước nhai cơm,
Miễn con no ấm, mẹ vui trong lòng.
Thứ bảy không sợ tanh hôi,
Giặt giũ đồ dơ mà không phiền lòng.

Thứ tám chẳng nỡ chia riêng,
Nếu con đi vắng cha chờ mẹ lo.
Thứ chín vì muốn con khôn,
Dẫu mang nghiệp ác cũng đành chịu luôn.

Tính sao có lợi thì làm,
Chẳng màng tội lỗi bị giam bị cầm.
Điều thứ mười chẳng ham trau chuốt,
Dành cho con các cuộc thanh nhàn,
Thương con như ngọc như vàng,
Ơn cha nghĩa mẹ sánh bằng Thái Sơn.

Đây là lời dạy vàng ngọc nói về công ơn mẹ, ai đã từng mang nặng đẻ đau, ai đã từng làm mẹ mới cảm nhận được ân đức của mẹ, và ai sắp sửa làm mẹ cũng phải bùi ngùi xúc động mà nhớ đến công lao khó nhọc của mẹ cha. Nhất là các đấng mày râu không có thiên chức làm mẹ thì càng phải yêu thương, quý kính mẹ nhiều hơn. Có nhiều người tưởng rằng chỉ cần cấp dưỡng cho cha mẹ mỗi tháng là đủ.

Thường người lớn tuổi nếu không phải là phật tử thì dễ buồn chán, cô đơn, mặc cảm, hay nhớ nghĩ về quá khứ một thời son trẻ nên dễ cáu gắt, giận hờn, trách móc. Bổn phận làm con ta phải thường xuyên quan tâm thưa hỏi, chăm sóc mỗi khi có dịp gần gũi. Nhờ vậy cha mẹ già dù có nghèo nhưng vẫn vui lòng vì thấy mình còn được con cái quan tâm, chăm sóc. Nếu chúng ta vì hoàn cảnh không thể sớm thăm tối viếng thì cũng phải điện thoại, thư từ liên lạc vấn an sức khỏe để cha mẹ được an vui, hạnh phúc tuổi già.

Nếu cha mẹ chưa biết quy hướng Tam bảo thì ta phải tìm cách khuyên nhủ cha mẹ đi chùa và quy y Tam bảo. Khuyên cha mẹ biết làm phước, đi chùa tụng kinh, niệm Phật, làm việc thiện ích như vậy là cách báo hiếu tốt nhất. Nhờ tu học Phật pháp cha mẹ cảm nhận được niềm vui từ sự biết buông xả các thói quen chấp trước mà cùng sống bình an, hạnh phúc với cháu con.

Thích Đạt Ma Phổ Giác
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm