Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 26/10/2018, 13:50 PM

Hoa Kỳ: Chư tăng PG Tây Tạng chế tác Mandala tại trường Cao đẳng Springfield

Chư tôn tịnh đức tăng già Phật giáo Tây Tạng đã công bố bức tranh cát Mandala tại trường Cao đẳng Springfield (Springfield College) tại Springfield, Mass vào ngày 22/10/2018. 

Đây là bức tranh Mandala do Chư tôn đức Phật giáo Tây Tạng từ Trung tâm Bắc Mỹ thuộc Tu viện Drepung Loseling (Drepung Loseling Monastery, Inc), chế tác bằng cát màu từ ngày 22/10 đến ngày 26/10/2018, tại Flynn, Cao đẳng liên hiệp Springfield.
 
Tranh Mandala là truyền thống nghệ thuật của Mật tông, Phật giáo Kim Cương thừa, với những hàng cát màu, là một trong những nét độc đáo và tinh tế nhất. Hàng triệu hạt cát được đặt cẩn thận vào vị trí trên mặt nền phẳng trong khoảng thời gian vài tuần để hoàn thiện một bức Mandala. Cho đến nay, chư tôn đức tăng già Phật giáo Tây Tạng đã tạo ra các bức tranh Mandala cát tại hơn 100 Bảo tàng, Trung tâm Nghệ thuật và các trường cao đẳng và đại học ở Hoa Kỳ và châu Âu.

Hình thức nghệ thuật Phật giáo này có niên đại từ hơn 20 thế kỷ trước liên quan đến đức Phật và trong Phật giáo Tây Tạng nó gắn bó mật thiết với rất nhiều vị Thánh tăng khác nhau với mục đích Thiền định và Đốn Ngộ.
 
“Mandala” (मण्डल ), “Tinh túy” (मंड), “Chứa đựng” (+ ल), là hình vẽ biểu thị vũ trụ với cái nhìn của bậc giác ngộ. Trong tiếng Phạn (Sanskrit), Mandala có nghĩa là một trung tâm (la), đã được tách riêng ra hay được trang điểm (mand). Có thể xem Mandala là một hình vũ trụ thu nhỏ. “Mandala” dịch nghĩa theo chữ Hán là “Luân viên cụ túc (輪圓具足), nghĩa là vòng tròn đầy đủ. Theo nghĩa thực tiễn thì Mandala là đàn tràng, lễ vật hay pháp khí dành cho nghi thức hành lễ, cầu nguyện, tu luyện... 

Các tín đồ Ấn Độ giáo, Phật giáo, sử dụng Mandala như một pháp khí linh thiêng, còn đối với Phật giáo đồ Đại thừa, Kim Cương thừa thì Mandala là một mô hình về vũ trụ hoàn hảo, trong đó có một hay nhiều vị thần ngự trị.

Mật giáo có 2 loại hình Mandala: Thai tạng giới Mandala và Kim cương giới Mandala, có nguồn gốc xuất phát từ tư tưởng của hai bộ Kinh Đại Nhật và Kim Cương Đỉnh và theo quan điểm tư tưởng của Phật giáo thì vũ trụ gồm hai phần. Một phần là nhân cách và phần kia là thế giới của nhân cách, là những pháp sở chứng và thọ dụng của Phật. Hai Mandala này là sự hội nhập giữa Thụ tri và Sở tri.

Thai tạng giới Mandala (Garbhadhatu Mandala) là yếu tố thụ động, mô tả vũ trụ mặt tĩnh, mặt lý tính, như thai mẹ chứa đựng con và từ lý tính thai tạng mà sinh công đức, biểu hiện Đại bi tâm của Phật.

Kim cương giới Mandala (Vajradhatu Mandala) là yếu tố tác động, biểu hiện cho trí tuệ viên mãn, trí tuệ vô sở chứng của Phật. Ngũ Trí Như Lai là trọng tâm của Mandala này. Bí tạng ký viết: “Thai tạng là Lý, Kim cương là Trí”.

Rất nhiều cát đã được mang đến địa điểm chế tác bởi 4 nhóm nhà tu hành - những người sẽ chế bức Mandala và điều đặc biệt là chính họ sau đó cũng sẽ tự tay phá hủy tác phẩm của mình. Hành động này như một biểu tượng cho bản chất vô thường của cuộc sống, không có gì là vĩnh cửu.

Tất cả các bức Mandala đều có ý nghĩa ẩn sâu. Về hình thức, chúng đại diện cho thế giới với hình thái thiêng liêng; không những vậy những bức Mandala còn đại diện cho bản đồ tâm giác ngộ và ý nghĩa ẩn sâu của Mandala nhằm mô tả sự cân bằng nguyên thủy hoàn hảo của các nguồn năng lượng tinh tế của cơ thể và tâm trí. Việc tạo ra một bức tranh Mandala cát có tác dụng làm tinh khiết và chữa lành tâm hồn.
 
Sau buổi lễ khai mạc, các vị Lạt Ma dâng hiến tác phẩm nghệ thuật Mandala thiêng liêng và kêu gọi sự tu tâm dưỡng tính của mọi người. Điều này được thực hiện bằng phương pháp tụng kinh, trì chú cùng âm nhạc.

Tín chúng được mời đến quan sát quá trình chế tác Mandala các ngày trong tuần từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều và tham gia buổi lễ bế mạc vào lúc 13 giờ chiều, ngày 26/10/2018.

Trung tâm Nghiên cứu, Thực hành và Văn hóa Phật giáo Tây Tạng, chi nhánh Bắc Mỹ của Tự viện Drepung Loseling là một thành viên của Đại học Emory tại Atlanta, Georgia.

Tự viện Drepung Loseling ở Ấn Độ với khoảng 3000 vị tăng sĩ Phật giáo, được thành lập sau biến cố chính trị Bắc Kinh chiếm Tây Tạng vào năm 1959.

Vân Tuyền (Nguồn: Springfield College)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tìm thấy pho tượng Phật cao 2 mét ở gần sông Mekong

Quốc tế 23:46 17/05/2024

Ngày 16/5, cơ quan chức năng Lào thông báo đã phát hiện một pho tượng Phật cao ít nhất 2m trong khi khai quật tại một vùng cát gần sông Mekong đoạn chạy qua tỉnh Bokeo, miền bắc nước này.

Chùa cổ 2.000 năm hé lộ lịch sử Phật giáo Trung Quốc

Quốc tế 17:28 16/05/2024

Chùa Ciyun ở Củng Nghĩa, tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc, có lịch sử khoảng 2.000 năm. Ngôi chùa cổ này đóng vai trò như một kho lưu trữ phong phú các hiện vật lịch sử cho nghiên cứu Phật giáo ở Trung Quốc.

Tổng thống Hàn Quốc dự lễ Phật đản, nói luôn nhớ lời Phật dạy

Quốc tế 10:08 16/05/2024

Sáng 15/5, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tham dự lễ Phật đản tại chùa Jogyesa (Tào Khê tự) ở trung tâm thủ đô Seoul. Ông nói sẽ luôn nhớ lời Đức Phật dạy và điều hành chính phủ công tâm.

Thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma nhân dịp Lễ Vesak - 2024

Quốc tế 14:33 15/05/2024

Mặc dù đã hơn 2500 năm kể từ khi Đức Phật còn tại thế và giảng dạy Giáo Pháp ở Ấn Độ, bản chất tinh tuý lời dạy của Ngài vẫn còn phù hợp cho đến ngày nay cũng như nó đã được áp dụng trong thời đó.

Xem thêm