Hòa thượng Giác Toàn nhấn mạnh, vị trụ trì cần gìn giữ giới luật
Sáng 26/5, HT.Giác Toàn - Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Ban Thường trực Giáo phẩm Hệ phái, Trưởng BTC khóa bồi dưỡng trụ trì 2024 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức, đã có pháp thoại chủ đề “Trụ trì với sứ mạng: Trụ Pháp Vương gia - Trì Như Lai tạng”.
Mở đầu, Hòa thượng cho biết ý nghĩa của danh từ “Trụ trì”, xuất phát từ Phật giáo Bắc tông, theo nghĩa gốc nghĩa là “trụ lâu ở thế gian để giữ gìn, bảo hộ Phật pháp, về sau chỉ cho vị Tăng làm chủ và quản lý một ngôi chùa”.
Hiểu theo cách khác, đó là vị có khả năng an trụ trong ngôi nhà chánh pháp của Như Lai. Từ sự an trụ này, vị ấy “lấy pháp thân thường trụ của chư Phật Như Lai làm trụ trì Phật bảo, lấy pháp tính thường hằng làm trụ trì Pháp bảo và lấy Tăng hạnh bất diệt của chư Phật Như Lai làm trụ trì Tăng bảo”.
Từ đó, Hòa thượng nhấn mạnh trách nhiệm, năng lực của vị Trụ trì là vô cùng thiêng liêng, có vai trò quan trọng trong việc hưng thịnh đạo pháp: “Trụ Pháp Vương gia - Trì Như Lai tạng” trong bối cảnh đất nước hội nhập, xã hội văn minh, khoa học phát triển hiện nay.
Đối với trách nhiệm “trụ Pháp Vương gia” - an trú tự thân vào hạnh nguyện từ bi cứu khổ ban vui cho chúng sinh, HT.Giác Toàn cho biết, vị Trụ trì cần lưu ý đến hai điểm trọng yếu. Một là, phải biết nương tựa vào chánh pháp như kinh - luật - luận; Hai là, phải biết phụng sự nhân sanh, lợi đạo ích đời.
Bên cạnh đó, đối với trách nhiệm “trì Như Lai tạng” - sự giữ gìn và phát huy Chánh pháp của Như Lai, vị Trụ trì lưu ý đến hai điểm: Một là, lục hòa cộng trụ - tứ chúng đồng tu; Hai là, tu học Tam vô lậu học để thân chứng giáo pháp.
Theo Hòa thượng Giác Toàn, “Trụ Pháp Vương gia – trì Như Lai tạng" chính là lý tưởng, bản hoài tự giác, giác tha của người tu để tròn xong hạnh nguyện độ sanh và thành tựu phẩm tính giác ngộ trong tự thân. Người tu phải vào được nhà Như Lai và kế đến sống trong pháp và luật của Như Lai, đó mới là giá trị, cốt lõi của vị Sa-môn Thích tử.
"Muốn được như vậy người tu phải lấy Chánh pháp làm chỗ quy hướng, tức thực hành xây dựng cốt lõi tu tập bằng cách dựa trên kinh - luật - luận mà Đức Phật đã dạy, đi đến thực chứng chánh pháp để đạt được trí tuệ giải thoát. Từ đó, người tu mới nhận diện khổ đau, có khả năng trị liệu, hóa giải và giải quyết những vấn nạn mà tự thân và con người hiện nay đang đối mặt, cảm hóa, dẫn dắt họ vào đạo, khiến họ đồng nếm được hương vị giải thoát. Đó cũng là cách chúng ta phụng sự chúng sanh thiết thực nhất”, Hòa thượng nói.
Hòa thượng cho rằng, muốn quang huy sự nghiệp hoằng pháp, truyền bá giáo lý Phật-đà đến mọi giới trong xã hội, vị Trụ trì cần phải an trú tâm, xây dựng Tăng đoàn và hướng dẫn tín đồ tu học theo nguyên tắc “Tam tụ - Lục hoà”.
"Hòa thuận là yếu tố quan trọng trong mọi công việc, góp phần tạo nên sức mạnh đoàn kết của tổ chức đoàn thể. Trụ trì là người điều hành mọi việc tự viện, trong thì đối đãi với Tăng chúng xuất gia, ngoài ứng xử với cư sĩ Phật tử, quan hệ với mọi giới trong xã hội. Muốn mọi Phật sự hanh thông thì vị ấy cần có năng lực ứng biến, đặc biệt là sự tu tập thân - khẩu - ý giáo cho trang nghiêm, luôn thể hiện sự khiêm nhường, ứng xử hài hòa phù hợp giáo pháp và giới luật nhà Phật", Hòa thượng Giác Toàn nhấn mạnh.
Trong đó, Hòa thượng đặc biệt lưu ý: “Giới luật là nền tảng của sự giải thoát khổ đau, cắt đứt tham ái ràng buộc. Do vậy, chúng ta cần phải giữ gìn giới hạnh, phải hộ trì các căn, biết tiết độ trong ăn uống, chú tâm cảnh giác, thành tựu chánh niệm tỉnh giác trong uy nghi".
Đồng thời, để giữ gìn giềng mối đạo pháp, ổn định và phát triển cơ sở tự viện mà mình có duyên đảm nhận trách nhiệm Trụ trì, mỗi Tăng Ni cần thực hành lời Phật dạy, đó là thừa tự pháp, chớ thừa tự tài vật, hạ thủ công phu, thân chứng giáo pháp, thể nhập Vô sanh, rồi sau đó đem giáo pháp do mình chứng ngộ hoằng truyền, phổ hóa mọi người mới tròn xong hạnh nguyện độ sanh của mình.
Như Phatgiao.org.vn đã đưa tin, Hệ phái Khất sĩ vừa khai mạc khóa Bồi dưỡng trụ trì năm 2024 cho gần 340 vị Tăng Ni thuộc Hệ phái, là trụ trì, phó trụ trì các tịnh xá, có từ 3 hạ trở lên. Khóa học sẽ diễn ra từ 25 đến 31/5, xuyên suốt hai buổi sáng chiều, tại Pháp viện Minh Đăng Quang (TP.Thủ Đức, TP.HCM).
Ảnh: Ban TT-TT Hệ phái Khất sĩ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp có nhân sự mới
Tin tức 15:49 22/11/2024Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Tháp hôm 20/11 đã công bố quyết định bổ sung nhân sự Trường Trung cấp Phật học tỉnh này.
Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện
Tin tức 07:00 22/11/2024Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.
Khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông năm 2024 tại TP.HCM
Tin tức 22:17 21/11/2024Sáng 21/11/, Lễ khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông 2024 do Ban Thông tin - Truyền thông thuộc Phật giáo TP.HCM tổ chức đã diễn ra tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM – Việt Nam Quốc Tự.
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Tin tức 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Xem thêm