Hòa thượng Thích Đức Nghiệp kể về giây phút Bồ tát Quảng Đức tự thiêu
Tin này đã làm rung chuyển lòng người trên khắp năm châu bốn biển, đã làm cho cả một chế độ gia đình trị và kỳ thị tôn giáo của ông Diệm phải lung lay.
LTS: Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN, là một trong những nhân chứng, có mặt trong Pháp nạn của Phật giáo năm 1963. Sau đây là ký ức của Hoà thượng Thích Đức Nghiệp:
Ngọn lửa tự thiêu của Bồ-tát Thích Quảng Đức đã góp phần to lớn vào việc mở đầu cho tự do tín ngưỡng và hòa hợp dân tộc trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam, và mãi mãi là ngọn đuốc sáng soi đường cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam và toàn thể các hàng Phật tử ở trong nước cũng như trên thế giới.
Bùng cháy! Ngọn lửa ngất trời! Không thể nào tả xiết nỗi bàng hoàng của tất cả Tăng Ni và những người đứng xung quanh! Lệ rơi! Tiếng khóc vang lên!
Sau 30 phút, thi hài của Hòa thượng Quảng Đức được rước về chùa Xá Lợi trên một lá cờ Phật giáo. Tới cổng chùa, ông Mai Thọ Truyền nằm lăn trên đất dưới thi hài của Hòa thượng từ cổng tới cửa nhà giảng. Rồi những làn sóng người bốn phương tràn tới chùa Xá Lợi để kính viếng một Bồ-tát đã thiêu thân. Đài phát thanh trong nước và khắp thế giới đều đưa tin vụ tự thiêu này.
Lập tức, tôi yêu cầu hai mươi vị Tăng Ni ra nằm chặn ở bốn đầu đường để xe cứu hỏa không thể vào nơi thiêu của Hòa thượng Quảng Đức. Biết rằng trong lúc diễn ra cuộc tự thiêu này, có cả Simon Michaud, đại diện Hãng thông tấn AFP của Pháp; Malcome Browne, đại diện AP của Mỹ và Neil Sheehan, đại diện UPI, đều chứng kiến tận mắt và xe của Đại tướng Mỹ Hawkins cũng tới chỗ hỏa thiêu này.
Tin này đã làm rung chuyển lòng người trên khắp năm châu bốn biển, đã làm cho cả một chế độ gia đình trị và kỳ thị tôn giáo của ông Diệm phải lung lay. Vì thế, ông Diệm đã thúc giục hai bên, Ủy ban Liên bộ và Ủy ban Liên phái, sớm ngồi hội nghị và cùng ký bản thông cáo chung.
Cũng chính nhờ công đức hy sinh cao cả của Hòa thượng Quảng Đức mà ông Diệm ra lệnh phải giải tỏa tất cả các chùa. Sự thật chính phủ ông Ngô Đình Diệm ký thông cáo chung với Phật giáo chỉ là một kế hoãn binh để tạm thời xoa dịu khí thế của Phật giáo đương lên, được mọi người trong nước và ngoài nước tích cực ủng hộ về mặt ảnh hưởng và công luận.
> Danh sách Hội đồng Chứng minh Giáo hội PGVN nhiệm kỳ 9 (2022-2027).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ni trưởng Diệu Không và một đời bát kỉnh thị y
Chân dung từ bi 16:39 23/10/2024Ni trưởng Thích nữ Diệu Không là một trong những bậc danh Ni thời hiện đại của Phật giáo Việt Nam. Tuy xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, nhưng Sư trưởng đã một lòng xả tục cầu chơn, xuất gia đầu Phật, hành Bồ-tát đạo.
Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn và sự nghiệp “trồng người”
Chân dung từ bi 09:20 23/10/2024Vốn là một bậc thầy mô phạm của nhiều thế hệ Ni lưu suốt những năm tháng dài tại thế, Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn (1919-2003) được biết đến như một ngôi sao sáng của Ni bộ Bắc Tông giữa thế kỷ XX.
Giáo sư Angraj Chaudhary: Ngài Thích Minh Châu mà tôi biết
Chân dung từ bi 10:45 22/10/2024Thư của Giáo sư Angraj Chaudhary được dịch và đọc tại Hội thảo về Trưởng lão HT. Thích Minh Châu (1918-2012) vào ngày 20/10/24 tại Pháp viện Minh Đăng Quang, nhân dịp Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (1989-2024) vào ngày 19-20/10/2024.
Nhớ về Hòa thượng Thích Minh Châu - Đường Tăng của Việt Nam
Chân dung từ bi 08:05 19/10/2024Những ngày này tôi dành trọn thời gian để đọc lại, tư duy, suy ngẫm, trải nghiệm một số bản Kinh trong Nikaya gồm Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, Tăng Chi Bộ và Tiểu Bộ.
Xem thêm