Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 22/05/2022, 09:25 AM

Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu và 10 bài học quý báu (phần 2)

Hành động tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức chính là học hạnh của Đức Phật Thích Ca. Trong các kiếp hành Bồ Tát đạo, có những kiếp Ngài đã đốt thân làm đèn cúng dường chư Phật.

Ở phần 1, quý Phật tử đã biết được 5 bài học cao quý từ sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để bảo vệ Phật Pháp. Trong phần 2, xin giới thiệu 5 bài học tiếp theo để quý Phật tử hiểu thêm về tấm gương vĩ đại của Ngài, từ đó làm tư lương, hành trang trên bước đường tu nhân học Phật.

Kính mời quý vị cùng đón đọc những chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh trong bài viết dưới đây.

6. Học Phật phải ứng dụng vào cuộc sống chứ không chỉ học lý thuyết suông

Hành động tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức chính là học hạnh của Đức Phật Thích Ca. Trong các kiếp hành Bồ Tát đạo, có những kiếp Ngài đã đốt thân làm đèn cúng dường chư Phật.

Trong kinh Pháp Hoa có hai vị Bồ Tát Dược Vương và Bồ Tát Dược Thượng cũng đốt tay cúng Phật. Hòa thượng Thích Quảng Đức rất hay tụng kinh và trì tụng kinh Pháp Hoa. Cho nên, Hòa thượng cũng nói là tôi học hạnh của Ngài Dược Vương Bồ Tát, tôi đốt thân này để cúng dường chư Phật và cầu nguyện cho Phật Pháp được trường tồn.

Như vậy, chúng ta thấy rằng, Ngài chính là tấm gương cho việc học và thực hành; không phải chỉ học có lý thuyết suông. Bởi để phát được lời đại nguyện hy sinh vì Phật Pháp cũng như chịu được sức nóng thiêu đốt của ngọn lửa thì chắc chắn rằng, trong cuộc đời tu hành Ngài đã rất nghiêm khắc, miên mật thực hành theo lời Phật dạy.

Vì Phật Pháp mà Hòa thượng Thích Quảng Đức chịu được sức nóng của ngọn lửa thì chắc chắn rằng, Ngài đã rất nghiêm khắc, miên mật thực hành lời Đức Phật dạy

Vì Phật Pháp mà Hòa thượng Thích Quảng Đức chịu được sức nóng của ngọn lửa thì chắc chắn rằng, Ngài đã rất nghiêm khắc, miên mật thực hành lời Đức Phật dạy

Qua sự kiện này, Phật tử chúng ta cũng thế, học lời dạy của Đức Phật thì phải thực tập ứng dụng vào trong cuộc sống. Đức Phật dạy văn - tư - tu. Văn tức là học, là nghe; tư là thẩm thấu; tu là chính niệm, thực hành.

Nếu chúng ta chỉ nghe cho vui, cho hay thì không bao giờ có thể chuyển hoá được. Những tính nết, thói hư tật xấu vẫn như vậy. Cho nên việc học và tu phải đi đôi với nhau. Đây là điều rất quan trọng. Hoà thượng Thích Quảng Đức là tấm gương sáng giữa học đi đôi với hành mà chúng ta phải học ở Ngài.

7. Người xuất gia phải giáo hóa chúng sinh bằng khẩu giáo, thân giáo

Hoà thượng Thích Quảng Đức không những dùng khẩu giáo, thân giáo mà Ngài còn dùng cả mạng sống để giáo hóa cho chúng sinh. Đây quả thực là bài học vô cùng to lớn cho hàng hậu học mai sau.

Hành động tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức đúng là một sự giáo hoá toàn diện. Ngài đem cả tính mạng của mình ra để giáo hóa chúng sinh. Thật sự là một sự giáo hoá hết sức vĩ đại. Hành động này của Ngài đã làm cho rất nhiều người tin theo Phật Pháp và chuyển hóa ác nghiệp cho chúng sinh, thức tỉnh những kẻ ác quay đầu sám hối. Việc làm của Ngài có giá trị, tính chất giáo dục rất là lớn.

8. Người tu muốn chứng đạo cần chân thật tu hành

Đối với Phật Pháp có tu thì sẽ có chứng. Giới, định và tuệ đầy đủ nhất khoát chúng ta phải chứng đạo. Cho nên, chúng ta yên tâm việc tu, việc học chúng ta chân thật thực hành thì nhất khoát sẽ phải vào đạo, phải chứng đạo.

Hoà thượng Thích Quảng Đức là một người như vậy, Ngài chân thật tu tập, chân thật thực hành. Cho nên sự ra đi của Ngài thể hiện sự chứng đạt. Bởi nếu không phải một người đã chứng đắc thiền, chứng định, không đắc trí tuệ thì không thể nào mà an nhiên giữa một vầng lửa như vậy được.

Chúng ta chỉ cần bỏng một chút là không chịu nổi. Trong hoàn cảnh toàn thân bốc cháy, có lẽ tâm trí người thường sẽ rối loạn, la hét, có khi là vùng dậy chạy loạn. Thế nhưng, khi ngọn lửa cuộn lên, bao trùm lên thân mà Hòa thượng Thích Quảng Đức vẫn ngồi điềm nhiên, tự tại như bông sen hồng trong lò lửa, như một pho tượng đồng đen ngồi ở giữa ngã tư đường phố.

Hòa thượng Thích Quảng Đức an nhiên tĩnh tọa như một pho tượng đồng đen giữa vầng lửa cháy

Hòa thượng Thích Quảng Đức an nhiên tĩnh tọa như một pho tượng đồng đen giữa vầng lửa cháy

Đến khi lửa gần tắt, Hòa thượng Thích Quảng Đức mới ngã ra. Đúng như lời tiên tri của Ngài nói cho các vị đệ tử: Nếu thân Ngài ngã ra thì cuộc đấu tranh của Phật giáo sẽ thành công; còn nếu Ngài gục về phía trước thì cuộc đấu tranh này sẽ không thành công, chư Tăng Việt Nam sẽ phải rời sang các nước khác.

Cho nên, việc Hòa thượng Thích Quảng Đức ngã ra như vậy để minh chứng rằng, những điều Ngài nói sẽ là sự thật, Ngài tự thiêu như vậy là minh chứng cho sự chứng đạt của Ngài. Ngài thực sự đã chứng ngộ được tấm thân này là tấm thân huyễn hóa (thân giả tạm), chứng đạt lý sâu mầu của kinh Kim Cương nên Ngài mới bình tĩnh, vững chãi như vậy.

Hòa thượng Thích Quảng Đức một đời chân tu cho nên Ngài thực chứng và phát nguyện tự thiêu rất nhẹ nhàng, bình thản.

9. Tăng Ni, Phật tử phải rèn giũa, sống cao đẹp làm vinh danh Đức Phật

Việc làm của Hòa thượng Thích Quảng Đức là vinh danh Đức Phật, vinh danh giáo Pháp của Đức Phật. Điều này minh chứng cho cả thế giới thấy con của Đức Phật kiên cường, dũng mãnh như vậy thì Đức Phật còn vĩ đại biết nhường nào. Đó chính là sự ngợi ca, sự đền đáp công ơn Đức Phật. Sự chân thật tu hành, chân thật chứng đạt của Ngài là một sự đền đáp công ơn đấng cha lành của chúng ta – Đức Thế Tôn.

Tăng Ni, Phật tử bây giờ cũng vậy, phải tự xác định mình là con Phật, phải làm vinh danh cho Đức Phật. Con cái phải làm vinh danh cho cha mẹ. Mang danh con Phật thì Phật tử chúng ta cũng phải sống xứng đáng, làm sao để chúng ta không làm hổ thẹn đến cha của mình, việc làm nào chúng ta cũng phải cao phải đẹp, phải là quý báu. Thân, khẩu, ý của chúng ta cần rèn giũa, sống tốt đẹp như vậy mới thực sự là vinh danh cho Đức Thế Tôn.

Người tu chân thật tu hành, rèn giũa chính mình là vinh danh cho Đức Thế Tôn

Người tu chân thật tu hành, rèn giũa chính mình là vinh danh cho Đức Thế Tôn

10. Củng cố niềm tin về sự nhiệm màu của Phật Pháp

Trái tim của Hòa thượng Thích Quảng Đức là trái tim bất diệt không thể cháy. Trái tim của Ngài chính là kết tinh của tâm nguyện - trí chứng - định lực của Ngài nên trái tim ấy trở thành kim cương bất hoại. Trái tim của Ngài cũng là một trái tim như bao trái tim của mọi người, cũng bằng máu và thịt nhưng tại sao khi thiêu đến hàng ngàn độ như vậy thì trái tim vẫn nguyên vẹn, trong khi xương thịt đã cháy rã hết. Đó là sự vi diệu màu nhiệm của Phật Pháp.

Sự nhiệm màu trong Phật Pháp không thể coi là mê tín. Bởi Phật Pháp là tâm linh, trái tim của Hòa thượng Thích Quảng Đức là minh chứng cho Phật Pháp thật sự là linh ứng, cao siêu và màu nhiệm, đủ để cho muôn đời nhân thế tin được Phật Pháp là chân thật, không hư dối. Phật Pháp là con đường duy nhất cứu chúng sinh thoát khổ. Trái tim của Hòa thượng Thích Quảng Đức thực sự là vĩ đại, là báu vật của Phật giáo Việt Nam và cũng là báu vật của đất nước Việt Nam chúng ta.

Nếu chúng ta cung kính đảnh lễ trái tim Hòa thượng Thích Quảng Đức thì chắc chắn chúng ta được rất nhiều phước báu. Nếu đất nước chúng ta khó khăn hay lâm nguy mà chúng ta biết hướng về trái tim của Ngài đảnh lễ, cúng dường, cầu nguyện thì chúng ta tin rằng sẽ có sự linh ứng màu nhiệm, vì có sự tương hợp với nguyện thiêu thân của Ngài là cho đất nước được thanh bình, nhân dân được an lạc.

Trái tim bất diệt của Hòa thượng Thích Quảng Đức để lại là minh chứng rõ nét cho sự linh ứng, màu nhiệm của Phật Pháp

Trái tim bất diệt của Hòa thượng Thích Quảng Đức để lại là minh chứng rõ nét cho sự linh ứng, màu nhiệm của Phật Pháp

Sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức “vị Pháp thiêu thân” và trái tim xá lợi của Ngài để lại cho chúng ta 10 bài học quý báu. Chúng ta được sống trong hòa bình hôm nay một phần là nhờ ân đức của Hòa thượng Thích Quảng Đức đã xả thân mạng mình bảo vệ Phật Pháp và đất nước. Mong nguyện nhân dân thập phương được đảnh lễ trái tim của Ngài để ai ai cũng có niềm tin kiên định như trái tim của Ngài, nếu ai cũng tin sâu, học hiểu Phật Pháp thì đất nước sẽ luôn phát triển tốt đẹp.

Sự thị hiện của Hòa thượng Thích Quảng Đức là minh chứng cho sự tu hành, chứng đắc chân thật. Hy vọng rằng, với những ai đang đi trên con đường tu tập cũng sẽ chân thật tu hành cho đến ngày chứng đắc quả vị giải thoát.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bậc Thầy mô phạm

Chân dung từ bi 14:50 25/03/2024

Giản dị nhưng sâu lắng, nghiêm nghị mà từ bi, nhẹ nhàng nhưng vững chãi, uy hùng mà bao dung. Mỗi lời nói của khẩu đều là Pháp ngữ, mỗi động tĩnh của thân đều là Phật hạnh. Tùy duyên nhậm vận, trọn đời thuyết pháp cứu độ quần sinh, hòa quang đồng trần, thuận theo nhân tâm mà hành Phật sự.

“Làm đến Hòa thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ”

Chân dung từ bi 10:15 11/03/2024

Có lúc giữa chúng đông, tôi thường nói, bây giờ làm đến Hoà thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ. Ai nấy đều ngạc nhiên!

Cuộc đời và đạo nghiệp của Đệ Tam Tổ Huyền Quang

Chân dung từ bi 16:00 02/03/2024

Thiền sư Huyền Quang玄光 (1254-1334), thế danh là Lý Đạo Tái[1] 李道載, quê ở hương Vạn Tải, lộ Bắc Giang Hạ (khoảng những năm niên hiệu Hồng Đức 1470-1497 đời Lê Thánh Tông đổi tên thành xã Vạn Tư, huyện Gia Định; nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thiền sư Vạn Hạnh - Hình tượng ngàn năm

Chân dung từ bi 11:20 06/02/2024

Ngài họ Nguyễn, tên thật và năm sanh chưa thấy tài liệu nào ghi nhận. Ngài viên tịch vào năm 1018. Về sau, khi tham khảo sách Thi văn Lý - Trần, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, có ghi tên thật của ngài là Nguyễn Văn Hạnh, người ở châu Cổ Pháp, làng Dịch Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Xem thêm