Thứ tư, 31/03/2021, 13:36 PM

Hoằng pháp hôm nay chiếu từ chất điểm thời đại công nghệ 4.0

Thời đại hôm nay là thời đại cách mạng Công nghệ 4.0, và mọi chiều kích của nhân loại đã và đang phải cấp thiết định nghĩa lại. Việc định nghĩa lại, lần nữa và lần nữa cho mọi sự vật hiện tượng là nguyên lý phổ quát của tồn tại.

Từ điểm nhìn của Công nghệ 4.0

Thời đại hôm nay đang được mệnh danh là thời đại Công nghệ 4.0 (Industry 4.0). 4 thành phần chủ yếu xác định nên nền công nghệ này là:

Hệ thống vật lý mạng (Cyber physical systems)

Nền tảng mạng kết nối vạn vật (Internet of Thing - IOT)

Đám mây điện toán (cloud computing)

Nhận thức điện toán (cognitive computing)

Đặc điểm sản phẩm của nền Công nghệ 4.0 là biến “thật thành ảo” và rồi lấy “ảo làm thật”. Dữ liệu thật được lưu trữ đám mây ảo điện toán hay người máy, trí tuệ nhân tạo (AI), và công nhận tính công dân của người máy là một trong những sản phẩm điển hình của thời đại Công nghệ 4.0 này. Không kể yếu tính số hóa, nền công nghệ 4.0 có 2 tính chất chính là siêu kết nối và tích hợp.

Như những gì đã và đang được nhìn thấy, nền Công nghệ 4.0 đã đặt ra nhiều thách thức, bao gồm cả chiều dọc lẫn chiều ngang cho mọi cấu trúc xã hội loài người, thúc đẩy nhiều chiều kích truyền thống, triết học, văn hóa và xã hội cần phải được định nghĩa lại. Ở đây, Phật giáo nhất định không thể ngoại lệ và công tác hoằng pháp cũng không thể ngoại trừ.

Người trụ trì với công tác hoằng pháp

Sự tích hợp và siêu kết nối không phải là điều gì xa lạ, mà chính là tinh thần giáo lý căn cơ của Phật giáo, tinh thần “duyên khởi tính”, và biểu tướng “trùng trùng duyên khởi” của mọi hiện hữu.

Sự tích hợp và siêu kết nối không phải là điều gì xa lạ, mà chính là tinh thần giáo lý căn cơ của Phật giáo, tinh thần “duyên khởi tính”, và biểu tướng “trùng trùng duyên khởi” của mọi hiện hữu.

Đến định nghĩa lại công tác hoằng Pháp

Thuật ngữ “Hoằng Pháp” thường được định nghĩa một cách truyền thống và đơn giản từ theo từ là: sự truyền bá (Hoằng) lời dạy của Đức Phật (Pháp). Công tác này cũng thường được giới hạn như là trách nhiệm ‘độc quyền’ của giới tu sĩ, xuất gia. Tuy nhiên, chiếu từ chất điểm Công nghệ 4.0, thuật ngữ này có thể được định nghĩa như sau: Hoằng Pháp là một tích hợp các chiều kích hoạt động cùng với vận dụng sự siêu kết nối tất cả mọi thành tố có thể nhằm làm lan tỏa thông điệp từ bi và trí tuệ của Đức Phật cũng như sự thật tương đối lẫn tuyệt đối về bản chất của mọi hiện hữu và cuộc đời.

Theo định nghĩa trên, “Pháp” ở đây không dừng lại với giáo lý Đức Phật mà còn chỉ cho mọi sự vật hiện hữu và chân lý của hiện hữu. Sự không dừng lại hay giới hạn với giáo lý Phật đà cũng là một trong những lối mở cho sự siêu kết nối và khả thể tích hợp. Bởi, nó không gây nên hoặc làm giảm đi những hàng rào tâm lý cản trở từ những định kiến tôn giáo hay niềm tin trong xã hội, một xã hội của xu hướng toàn cầu hóa. Và, “Hoằng” ở đây cũng vậy, không còn chỉ cho một hoạt động đơn lập là thuyết giảng mà còn chỉ cho các hoạt động như: giáo dục, từ thiện xã hội, quản trị hành chính, ngoại giao, nghi lễ, truyền thông..., cũng không phải hoạt động độc quyền của một cá nhân, một nhóm người hay một cộng đồng. Đó là một “tích hợp” của nhiều hoạt động ở nhiều chiều kích khác nhau và “siêu kết nối” hoạt động của nhiều cá thể xã hội với nhau.

Trong ý nghĩa “tích hợp”, giá trị riêng lượng số của mỗi thành tố có thể không nhất thiết phải đồng đẳng: /A/ = /B/ mà cũng không nhất thiết chúng phải đồng nhất: A = a. Tuy nhiên, trong “siêu kết nối”, mỗi hệ thống đơn lẻ (subsystem) vẫn có thể hoạt động độc lập với giá trị riêng của nó, nhưng để kết nối, nhất thiết giữa chúng phải có điểm chung cùng hay với độ tương thích nhất định nào đó, chẳng hạn A và B có cùng phương và chiều véc tơ, hay A và B cùng tần số Hz. Như thế, để mỗi hệ thống đơn lẻ ấy có thể kết nối, siêu kết nối với nhau, điều kiện tiên quyết là giữa chúng phải có độ tương thích nhất định. Cụ thể, trong ngữ cảnh “Hoằng Pháp” mọi hoạt động thành tố cần có một hồng tâm để hướng về, đó là “làm lan tỏa Pháp”, và “Pháp” nên được hiểu theo cả nghĩa hẹp lẫn nghĩa rộng của thuật ngữ này.

Ngẫm lại, sự tích hợp và siêu kết nối không phải là điều gì xa lạ, mà chính là tinh thần giáo lý căn cơ của Phật giáo, tinh thần “duyên khởi tính”, và biểu tướng “trùng trùng duyên khởi” của mọi hiện hữu.

Hoằng háp và hành pháp

Nếu hoạt động đào tạo nguồn nhân sự hoằng Pháp được nới rộng ra cho cả giới Phật tử Cư sĩ, hẳn Giáo hội sẽ có thêm những mẫu hình Cư sĩ hoằng Pháp, những con ngườì có thể đem ánh sáng đạo len vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội.

Nếu hoạt động đào tạo nguồn nhân sự hoằng Pháp được nới rộng ra cho cả giới Phật tử Cư sĩ, hẳn Giáo hội sẽ có thêm những mẫu hình Cư sĩ hoằng Pháp, những con ngườì có thể đem ánh sáng đạo len vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội.

Và đến cấu trúc và mô hình Ban Hoằng Pháp

Cấu trúc nội tại của Giáo hội hiện nay được phân chia thành nhiều ban ngành khác nhau như: Ban Tăng sự, Ban Giáo dục, Ban Phật giáo quốc tế, Ban Từ Thiện xã hội, Ban Nghi lễ...và Ban Hoằng Pháp chỉ là một trong những ban, ngành này. Mỗi ban, ngành đều đảm trách một mảng hoạt động xác định, có bộ phận nhân sự xác định. Tuy có cùng mái nhà chung là Giáo hội, là Hội đồng Trị sự, Ban Trị sự, nhưng mỗi ban, ngành gần như hoạt động độc lập, có phần việc riêng, có con người riêng, và hoạt động theo nguyên tắc đặc thù, đặc thù của ban ngành với quy chế xác định. Sự phân nhiệm hoạt động như thế đã dẫn đến một cách hiểu: Ban Hoằng Pháp là một ban, ngành đặc thù ở 3 chiều kích:

Kiểu hoạt động đặc thù là “thuyểt giảng”; Chủ thể nguồn đảm trách đặc thù là giới “Tăng Ni”; và Đối tượng đích đặc thù là giới Phật tử và cư sĩ.

Cả 3 chiều kích đặc thù này của Ban Hoằng Pháp, suy ngẫm kỹ, đều có cái gì đó không hoàn toàn thỏa đáng, cả trong ý nghĩa “hỗ tương duyên sinh” của giáo lý Phật, lẫn trong ý nghĩa “tích hợp” của thời đại Công nghệ 4.0 hôm nay.

Trước hết, hoạt động Hoằng Pháp không chỉ giới hạn trong hoạt động thuyết giảng bởi Từ thiện Xã hội, Giáo dục hay Ngoại giao quốc tế đều mang ý nghĩa hoằng Pháp. Có thể nói, mọi hoạt động của Phật giáo đều nhắm đến một hồng tâm duy nhất là Hoằng Pháp, là làm lan tỏa Pháp. Tiếp nữa, “hoằng Pháp” không nhất định là “độc quyền” của giới xuất gia, của Tăng Ni. Bởi, hễ là người con Phật thì Hoằng Pháp” luôn là trách vụ thiêng liêng và tự nguyện của mọi người con Phật, của mọi tổ chức và cộng đồng Phật giáo, bất kể đó là Tăng Ni hay Cư sĩ Phật tử. Tất cả đều có, phải có và cần có một mục đích nhắm đến duy nhất là hoằng Pháp: “Hoằng Pháp vi gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp”. Trong phân nhiệm vai trò, thường được cho rằng, Tăng Ni có vai trò hoằng Pháp, và Phật tử cư sĩ có vai trò hộ trì. Lối tư duy phân nhiệm này phần nào đã đưa đến hiện tượng: lượng thành phần cư sĩ Phật tử rất không cân xứng trong cấu trúc nhân sự của Giáo hội, và vai trò hoằng Pháp của họ có phần nào bị nhạt nhòa.

Một số đặc điểm hoằng pháp của Đức Phật

Nội dung Pháp không chỉ giới hạn trong lời Phật dạy, mà tất cả những gì có thể đem lại an lạc, ổn định và phát triển tích cực cho con người, cho số đông và xã hội.

Nội dung Pháp không chỉ giới hạn trong lời Phật dạy, mà tất cả những gì có thể đem lại an lạc, ổn định và phát triển tích cực cho con người, cho số đông và xã hội.

Xét kỹ, bản thân hai chữ “hộ trì” đã hàm ý nghĩa hoằng Pháp. Hộ trì chính là hoằng Pháp; hộ trì hoằng Pháp cũng chính là một phương diện của hoằng Pháp. Hơn nữa, xã hội muôn màu với lắm ngõ ngách, và không phải ngõ ngách nào cũng phù hợp cho chiếc Y vàng có thể đến để hoằng Pháp. Một ví dụ điển hình là, truyền thông về đại dịch HIV, hay tiếp cận và chăm sóc người nhiễm HIV/AID, một hoạt động làm lan tỏa Pháp, Hoằng Pháp rất hữu hiệu. Hoạt động này có nhiều khía cạnh đòi hỏi phải có yếu tố “đồng sự”, một trong “Tứ nhiếp Pháp”, và vì thế không phù hợp lắm cho giới Tăng Ni, đầu tròn áo vuông, tự thân thực hiện. Thế nhưng, chúng lại lại hoàn toàn phù hợp với giới cư sĩ Phật tử vì họ dễ dàng “đồng sự”, khi tự thân họ đã “đồng sự” về mặt hình tướng.

Cuối cùng, đối tượng đích của hoằng Pháp là giới Phật tử và cư sĩ. Phật tử ở đây thường được hiểu là những người tại gia đã quy y Tam bảo thường hay đi chùa, thờ Phật. Hoằng Pháp cho giới Phật tử chính chỉ cho hoạt động hun đúc thêm niềm tin Tam bảo, nâng cao hiểu biết Phật Pháp cho Phật tử tại gia. Và, cư sĩ ở đây không giới hạn trong những người Phật tử, mà còn thường chỉ cho giới tại gia nói chung, bao gồm Phật tử lẫn không Phật tử, nhưng đối tượng chính là giới không phải Phật tử. Hoạt động hoằng Pháp cho giới cư sĩ ở đây chính là hướng dẫn họ đi theo “đường hay lối phải”. Tuy nhiên, xét tận cùng, có phải đối tượng đích của hoằng Pháp chỉ là giới Phật tử và cư sĩ, những người đặt niềm tin Tam bảo chưa sâu, hiểu biết Phật Pháp còn nông cạn? Thật tình, niềm tin bất động đối với Tam bảo không dễ thành tựu và Phật pháp sâu xa như biển, và mênh mang như rừng không dễ hoàn thiện đối với bất kỳ ai. Dù đó là xuất gia hay tại gia, là tu sĩ hay cư sĩ. Cho nên đối tượng đích của hoằng Pháp không nhất định chỉ giới hạn cho giới Phật tử hay cư sĩ, mà còn cho ngay cả giới Tu sĩ. Tất nhiên, với Tăng Ni, có phương thức giáo dục và đào tạo riêng và thường không gán hai chữ “hoằng Pháp” cho Tăng Ni. Nhưng xét cho cùng giáo dục Tăng Ni chính là “hoằng Pháp Tăng Ni”, tức là làm lan tỏa Pháp nơi chính Tăng Ni vậy.

Từ suy nghĩ trên, đối với cấu trúc và mô hình hoạt động của Ban Hoằng Pháp của Giáo hội như hôm nay đã và đang được thấy, nên chăng cũng cần phải được điều chỉnh lại? Theo chúng tôi, hẳn là nên, chí ít là trong chừng mức có thể và trong những khía cạnh có thể.

Hoằng pháp cho giới trẻ

Hộ trì chính là hoằng Pháp; hộ trì hoằng Pháp cũng chính là một phương diện của hoằng Pháp.

Hộ trì chính là hoằng Pháp; hộ trì hoằng Pháp cũng chính là một phương diện của hoằng Pháp.

Trong chừng mức có thể, đó là không làm rối loạn cấu trúc quản lý nội tại của Giáo hội, bởi kết cục của mọi rối loạn đều không tốt và đau đớn. Nếu thế, Ban Hoằng Pháp vẫn là một ban, ngành trong cấu trúc quản lý của Giáo hội. Nhưng trong cấu trúc nội tại của mình, Ban Hoằng Pháp luôn có thể điều chỉnh mà không ảnh hưởng đến cấu trúc chung của Giáo hội. Điều tiên quyết là cấu trúc đó cần điều chỉnh theo hướng “tích hợp” và “siêu nối kết”, 2 đặc tính của thời đại Công nghệ 4.0. Đó là, trong cấu trúc của mình, ngoài những bộ phận mang tính hành chính hay đối ngoại, Ban Hoằng Pháp có thể thành lập thêm các bộ phận như: Từ thiện xã hội, Giáo dục, Nghi lễ ... Một Ban Hoằng Pháp có cấu trúc như thế rõ ràng biểu thị tính “tích hợp” và các bộ phận này cùng nối kết nhau hoạt động, nối kết giữa các bộ phận nội tại của Ban và nối kết với các thành phần ngoại tại của ban. Với điều này hoạt động của Ban Hoằng Pháp sẽ là “siêu nối kết”.

Trong khía cạnh có thể, đó là làm tăng thêm vai trò của cư Sĩ và Phật tử trong hoằng Pháp. Trước nay, Ban Hoằng Pháp chỉ mở lớp đào tạo và cấp chứng chỉ giảng sư cho đối tượng Tăng Ni. Hoạt động này nên mở rộng đến cho tầng lớp Phật tử. Bên cạnh lực lượng đội ngũ hoằng Pháp gồm những Tăng Ni, cần có thêm đội ngũ Phật tử tri thức, có chứng chỉ hoằng Pháp. Đối với một số môi trường và hoàn cảnh nhất định, đội ngũ này sẽ rất phát huy tác dụng. Trước đây, những hình ảnh như Cư sĩ Mai Thọ Truyền ở miền Nam, Bác sĩ Lê Đình Thám ở miền Trung, hay Cụ Thiều Chiểu ở miền Bắc đều là những biểu tượng của cư sĩ hoằng Pháp của Phật giáo Việt Nam. Vậy nên, nếu hoạt động đào tạo nguồn nhân sự hoằng Pháp được nới rộng ra cho cả giới Phật tử Cư sĩ, hẳn Giáo hội sẽ có thêm những mẫu hình Cư sĩ hoằng Pháp, những con ngườì có thể đem ánh sáng đạo len vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội.

Thêm cho khía cạnh có thể là nới rộng nội dung hoằng Pháp. Đó là, nội dung Pháp không chỉ giới hạn trong lời Phật dạy, mà tất cả những gì có thể đem lại an lạc, ổn định và phát triển tích cực cho con người, cho số đông và xã hội. Chẳng hạn, kỹ năng sống, luật pháp, truyền thống đạo đức và văn hóa của dân tộc... Đối với những đối tượng hay cộng đồng không phải Phật tử, những nội dung Pháp mở rộng này luôn không gây nên những nghịch phản tâm lý, và những hình bóng “đồng sự” của giới cư sĩ Phật tử cũng thường đưa đến những tâm lý dễ dàng chấp nhận.

Kết luận

Có thể, rất có thể còn những chừng mức có thể và khía cạnh có thể khác nữa. Nhưng trên đây là một vài điều được thấy. Điều quan trọng cần phải nhìn nhận là: thời đại hôm nay là thời đại cách mạng Công nghệ 4.0, và mọi chiều kích của nhân loại đã và đang phải cấp thiết định nghĩa lại. Việc định nghĩa lại, lần nữa và lần nữa cho mọi sự vật hiện tượng là nguyên lý phổ quát của tồn tại. Từ việc định nghĩa lại hiện tượng đưa đến cấu trúc lại hiện tượng cũng là nguyên tắc phổ quát của tồn tại. Mọi đứng yên đều mang nghĩa lụi tàn và chết chóc. Do vậy, Phật giáo nói chung, Ban hoằng Pháp nói riêng, đều cần phải định nghĩa lại, rồi cấu trúc lại. Định nghĩa lại và cấu trúc lại đó nhất định phải theo hướng phù hợp với cái đang là, với hoàn cảnh đang là. Đi ngược với cái đang là và hoàn cảnh đang là luôn đầy đau đớn và kết quả nhiều khi thất bại. Định nghĩa lại và cấu trúc lại của Ban Hoằng Pháp hôm nay không gì khác hơn chính là nội hàm của ban cần mang tính “tích hợp” và “siêu nối kết” vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần

Nghiên cứu 14:00 30/11/2024

Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Xem thêm