Hoằng pháp và Hành pháp
Hoằng pháp là một phương cách truyền đạt giáo pháp đến xã hội, đòi hỏi nhiều về tính năng truyền đạt, kiến thức tổng quát và chuyên môn thông qua thân – khẩu – ý, nói tóm lại là nhân cách.
Vận dụng truyền thông số để hoằng pháp trong thời đại mới
Trong kinh Tăng Chi, tập II, chương 5, phẩm Diệu Pháp, đức Phật nói về năm đức của vị giảng sư: “Này Ananda, thật không dễ gì thuyết pháp cho người khác. Để thuyết pháp cho người khác này Ananda, sau khi nội tâm an trú được năm pháp, mới nên thuyết pháp cho người khác. Thế nào là năm? Ta sẽ thuyết pháp tuần tự; ta sẽ thuyết pháp với mắt nhìn vào pháp môn; ta thuyết pháp với lòng từ mẫn; ta sẽ thuyết pháp không phải vì tài vật; ta sẽ thuyết pháp không làm tổn thương cho mình cho người. Này Ananda, khi thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy”.
Năm đức tính của một giảng sư cũng là đức tính cốt lõi của một hành giả trước khi bước vào con đường nội quán, bản lề bước lên những nấc thang kế tiếp thuộc về luật lệ tâm linh. Hành giả chấp nhận một pháp hành, trước tiên xác nhận một pháp môn vì lợi ích cộng đồng, không làm khổ mình, khổ người, không thiệt hại người, thiệt hại mình… giữ giới nghiêm túc cả tướng giới lẫn tính giới; sau đó xác nhận pháp hành phải đưa đến giải thoát thật sự, không chỉ hiện tại trong cuộc sống tương quan xã hội mà còn sau khi xả bỏ báo thân.
Nhiệm vụ hoằng pháp cho thanh thiếu niên hiện nay
Ăn uống cũng là một nguyên tắc tối cần; hành giả không thể nuôi thân bằng sinh mạng của các động vật, không sử dụng chất kích thích; ngoài vấn đề uế trược nhục thân, hệ thần kinh kém nhạy bén, còn ảnh hưởng lòng từ bi; chính lòng từ bi là năng lực nâng cao tâm thức trên con đường hành pháp. Một tinh thần minh mẫn không chỉ trong một thân xác khỏe mạnh mà còn cần phải thanh khiết. Thực vật giúp chúng ta trong việc nuôi dưỡng thân tâm thanh khiết hơn, từ đó, hỗ trợ pháp hành nhạy bén hơn.
Có người bảo: một con gà già, mình hóa kiếp cho nó đi đầu thai, tội hay phúc? Một ngưới ăn không hết con gà, chia đều cho nhiều người cùng ăn, tội mỗi người một ít, sẽ nhẹ hơn?
Dù con vật già, tự nó chết vẫn hơn là có sự can thiệp của con người gây đau khổ, uất hận cho nó lúc bị cắt cổ; sự uất hận đó, dù một người ăn hay nhiều người ăn vẫn liên đới đến sự uất hận; nhiều người tham gia tuy số lượng thịt mỗi người giảm một ít nhưng tính tội đều như nhau, trược khí vào cơ thể đều ảnh hưởng như nhau. Thế thì năng lượng sinh học từ động vật ảnh hưởng trực tiếp cản trở việc tu tập hơn là thực vật dùng nuôi dưỡng thân xác.
Ngoài vấn đề thực phẩm nuôi thân, giới luật cũng là điều hết sức quan trọng. Khởi đầu tu tập, giới là rào chắn giúp hành giả tránh nhiều sai phạm, cám dỗ. Khi hành giả thuần thục miên mật pháp hành thì giới tự nó là cuộc sống tự nhiên không còn phải giữ. Người tu mà không giữ giới là không còn người tu, giữ giới mà thiếu trí tuệ, cố chấp đôi khi là sát giới cũng trở thành vô nghĩa.
Tóm lại, thực phẩm nuôi thân, giới luật nuôi phẩm hạnh, từ đó, thân khẩu ý tròn đầy hạnh đức để tiến vào không gian tâm linh dễ dàng hơn.
Người trụ trì với công tác hoằng pháp
Vô lượng pháp môn tu, đó là cách nói của “Phật giáo Phát triển”; thật vậy, nhìn chiếc lá rơi, giòng nước chảy, hạt sỏi chạm vào thân cây… đều là tác nhân giúp hành giả khai ngộ nội quán; nhưng khai ngộ không hẳn là đạt ngộ giải thoát. Từ khai ngộ, hành giả miên mật nội quán đưa đến định lực phát sinh tuệ giác.
Ngoài ra, trong Phật giáo, y cứ váo “tứ niệm xứ” đến “vipassana”, “bát Thánh đạo”, “lục độ”, “sổ tức quán”, “tri vọng chỉ vọng”, “hiện pháp lạc trú”, “tham công án”, “thoại đầu”, “trì danh hiệu”… giúp hành giả trụ tâm vào pháp hành để sinh định lực.
Phật giáo có hai thành phần:
– Phật giáo đại chúng và Phật giáo trí thức; Phật giáo tha lực và Phật giáo tự lực. Phật giáo đại chúng thường nương tựa vào khẩn cầu bái vọng nơi tha lực. Phật giáo tự lực thường là những thành phần trí thức, hoặc tìm hiểu học hỏi hoặc tự thân hành trì pháp môn đưa đến định lực, tuệ giác. Phật giáo đại chúng thường hội nhập với các tập quán địa phương, phát triển thành Phật giáo đặc thù của một vùng miền. Nếu tước bỏ sự hội nhập của Phật giáo đại chúng thì Phật giáo sẽ xa rời quần chúng, biến Phật giáo thành lọ hoa trưng bày trên khán phòng! Thế gian pháp tức Phật pháp, Phật pháp bất ly thế gian pháp… vì thế, sự đa dạng hóa Phật pháp không hẳn làm mất thể chất của Phật giáo nếu thành phần trí thức và các hành giả vẫn có mặt để cân bằng mối tương quan Phật giáo trong cuộc sống. Phật giáo đại chúng dễ tồn tại và mau phát triển vì tâm lý con người có khuynh hướng dụng tướng và hướng ngoại, ngược lại, Phật giáo trí thức và hành giả đòi hỏi bản lĩnh tự thân, chuyên cần nỗ lực miên mật, do đó, số lượng thành phần này ít hơn nhưng chuyên chính hơn. Cho dù tôn giáo hay bất cứ tổ chức nào, luôn biến tướng theo thời gian song song với biến tính của quần chúng trong mỗi thời đại. Vì thế đòi hỏi giữ nguyên bản tướng ban đầu là một yêu cầu phi lý ngược lại dòng biến dịch vô thường.
Phật giáo đại chúng cần nhân sự hoằng pháp điều hướng để quần chúng tránh bị lạc dẫn đức tin, giữ đức tin mà vẫn hội nhập với tập quán vùng miền.
Phật giáo trí thức và hành giả cần chọn phương hướng tìm hiểu học hỏi hoặc pháp hành tương thích với căn cơ. Tuy vô lượng pháp môn tu nhưng không phải pháp nào cũng thích hợp với mọi căn tính. Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật hỏi các Bồ Tát trình bày mỗi pháp hành, cuối cùng, pháp Quán âm là pháp dễ thực hành và mau đạt kết quả nhất:
“Lúc bấy giờ Bồ Tát Quán Thế Âm liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát dưới chân đức Phật, rồi bạch Phật rằng:
Bạch đức Thế Tôn, con nhớ vào hằng hà kiếp từ thời quá khứ, lúc ấy có đức Phật xuất hiện trên đời, danh hiệu là Quán Thế Âm. Con phát tâm bồ đề từ đức Phật đó. Ngài dạy con từ nghe, quán chiếu, tu tập mà thể nhập chính định.
Ban đầu, con ở trong tính nghe, vào được dòng viên thông thì không còn trạng thái sở văn nữa, tướng sở nhập cũng vắng lặng, hai trạng thái động tịnh rõ ràng chẳng còn sinh. Tình trạng như vậy tăng dần, các tướng năng văn, sở văn đều hết sạch.
Cũng không dừng trụ trong chỗ hết sạch năng văn, sở văn, đạt đến năng giác sở giác đều vắng lặng. Không giác viên mãn tột bậc, thì các tướng năng không và sở không đều tịch diệt. Sinh diệt đã diệt, thì bản tính tịch diệt hiện tiền.
Bỗng nhiên con vượt ra ngoài thế gian và xuất thế gian, khắp mười phương một thể sáng suốt viên mãn hiển bày, và con đạt được hai cảnh giới thù thắng.
Phật dạy ba phương diện hoằng pháp
Một là, trên hợp với bổn diệu giác tâm của mười phương chư Phật. Con đạt được từ lực đồng như của chư Phật Như Lai.
Hai là, dưới hợp với tất cả chúng sinh trong lục đạo khắp mười phương. Cùng với chúng sinh đồng một bi ngưỡng.”…
Từ pháp hành này, đã sinh các pháp như: “nhĩ căn viên thông”, “Lăng nghiêm đại định tu chứng viên thông”, “phản văn, văn tự tính” “Quán âm” “Diệu âm”…
Pháp Quán âm đại biểu thể trạng muôn pháp, hành trạng có khác nhưng đều gặp nhau ở điểm Bi và Trí. Thể trạng vắng bặt vượt ra khỏi nhị biên, ánh sáng trí tuệ là nguồn sáng của tuệ giác, Từ bi là chấn động lực của tâm thức hiển thị qua âm lưu nội tại. Tuệ giác và từ bi là thể của diệu dụng ánh sáng và âm thanh. Mật pháp Tây Tạng thường đề cập đến ánh sáng của lâm sàng hay sau khi tâm thức thoát khỏi xác thân, đó là loại ánh sáng của năng lượng sinh thức. Một loại ánh sáng tuyệt diệu của Phật tính là một trí tuệ của năng lượng siêu thức. Vì thế, đức Quan Thế Âm diễn đạt trạng thái đó: “Ban đầu, con ở trong tính nghe, vào được dòng viên thông thì không còn trạng thái sở văn nữa, tướng sở nhập cũng vắng lặng, hai trạng thái động tịnh rõ ràng chẳng còn sinh. Tình trạng như vậy tăng dần, các tướng năng văn, sở văn đều hết sạch”. Vì thế, ngài đã thể nhập: “Con đạt được từ lực đồng như của chư Phật Như Lai. Cùng với chúng sinh đồng một bi ngưỡng.”…
Một pháp hành đạt đến cứu cánh là “Từ bi và Trí tuệ hay còn gọi là Âm thanh và ánh sáng”. Đó là tiêu chuẩn của đích đến chính pháp. Trong quá trình hành pháp, hành giả thay đổi toàn bộ tâm tính, mọi sở tri chướng tự nó rơi rụng, thế vào đó là trạng thái an lạc – trí tuệ và từ bi. Hành giả không cần tuyên pháp mà vẫn hóa độ được chúng sinh chung quanh do năng lượng thanh tịnh tự thân nhiếp hóa, đó là cách hoằng pháp tối thượng.
Cư sĩ Minh Mẫn
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 3/2020
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Nhất tâm niệm Phật
Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Xem thêm