Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 07/10/2020, 07:00 AM

Học Phật tại gia như thế nào?

Người học Phật tại gia cũng giống như người xuất gia, truy cầu Phật đạo, xuất gia học Phật đương nhiên là tốt, tại gia học Phật cũng không phải là không đáng quý, mỗi dạng đều có nhân duyên khác nhau, nhưng kết quả thì giống nhau.

Học Phật tại gia như thế nào cho đúng Pháp?

Phật giáo đồ học Phật chia làm hai dạng là tại gia và xuất gia, tuy nhiên bất luận tại gia hay xuất gia đều nên y theo Phật pháp, lấy việc tu hành làm trọng. Bố thí và cúng dường là đạo đức tốt đẹp của cư sĩ tu phước, là căn bản của phước đức, chứ không phải công đức cứu cánh. Công đức do tự mình đạt được là kết quả do tu hành Phật pháp đem lại. Vì thế nói người học Phật tại gia ngoài việc tu phước thì nên lấy công đức để viên mãn bản thân. Tu hành là điều kiện quan trọng để thanh tịnh bản tánh, minh tâm kiến tánh, là giải thoát luân hồi, cứu cánh Niết Bàn, thành tựu Bồ Đề...

Người cư sĩ tại gia ngoài trách nhiệm làm tròn bổn phận đối với gia đình người thân, đóng góp lợi ích cho xã hội, kế đến là hộ trì Tam bảo và hoằng pháp lợi sinh tuỳ theo hoàn cảnh sống của mình.

Người cư sĩ tại gia ngoài trách nhiệm làm tròn bổn phận đối với gia đình người thân, đóng góp lợi ích cho xã hội, kế đến là hộ trì Tam bảo và hoằng pháp lợi sinh tuỳ theo hoàn cảnh sống của mình.

Vì sao Đức Phật chế ngũ giới cho Phật tử tại gia?

Phật pháp nói, Giới - Định - Tuệ là những điều kiện quan trọng của việc tu hành thành đạo, người tu tại gia cũng nên lấy đó làm gương chiếu. Bố thí cúng dường là điều Phật Thích Ca căn dặn đệ tử tại gia để duy trì việc tu hành bình thường của tăng đoàn, còn hành trì cúng dường là bổ trợ để tu phước báo và tu hành công đức. Vì thế nói Cư sĩ Phật giáo ngoài bố thí ra còn phải tu hành Phật pháp mới bước vào được con đường học Phật chân chính. Người học Phật tại gia không nên dừng ở chỗ lễ bái cầu phước, cầu nhân thiên phước báo mà nên học tập Phật học, tu hành Phật pháp, Giới - Định - Tuệ làm cứu cánh, mới đúng là trình tự phương pháp tu hành khổ - tập - diệt - đạo. Kinh Kim Cang nói “nếu như người cầu hình tướng để thấy, cầu âm thanh để nghe, tức người đó đang hành tà đạo, không thể thấy được Như Lai.”

Ý nghĩa của học Phật tại gia

Người học Phật tại gia cũng giống như người xuất gia, truy cầu Phật đạo, xuất gia học Phật đương nhiên là tốt, tại gia học Phật cũng không phải là không đáng quý, mỗi dạng đều có nhân duyên khác nhau, nhưng kết quả thì giống nhau. Vì vậy nói người học Phật tại gia không chỉ hành trì bố thí và cúng dường, quan trọng hơn cả vẫn là tự mình tu hành thanh tịnh tâm tánh. Người xuất gia cũng vậy, xuất gia mà thiếu tu hành thì mất đi ý nghĩa, bởi vì không tu hành thì không thể thấu hiểu Phật pháp, khó mà liễu ngộ nội hàm giải thoát của Giới - Định - Tuệ, không thể nghiệm được ý nghĩa thù thắng và chỗ thâm sâu huyền bí của tu hành Phật Pháp; do đó không thể tịnh hóa tâm tính, mãi bị buộc trong hồng trần, luân hồi lục đạo không có ngày kết, đó chính là chướng ngại lớn nhất trong học Phật, vậy người học Phật nên lấy đó làm gương chiếu lại chính mình.

Người cư sĩ tại gia cần phải xây dựng niềm tin và việc làm phải thực hành theo chánh pháp.

Người cư sĩ tại gia cần phải xây dựng niềm tin và việc làm phải thực hành theo chánh pháp.

Phật tử tại gia với sứ mệnh hộ pháp và hoằng pháp

Phật pháp nói, Khổ là hiện tượng của nhân sinh vô thường, vô thường là quy luật hiện tượng của vũ trụ; sự tiêu trừ khổ và vô thường chính là giải thoát. Nguyên tắc của giải thoát là tánh Không, mục đích của giải thoát là vô ngã. Để thấu hiểu vô thường, tánh không, và vô ngã chỉ có thể thông qua tu hành Phật pháp mới có thể thực sự thể nghiệm sự vi diệu đó. Do đó cần chú trọng tu hành như pháp, lấy tu Thiền hoặc niệm Phật và nghiên đọc kinh điển để được công đức, dùng trí tuệ đó tiến tới tu tập pháp môn giải thoát cứu cánh sau cùng. Đó chính là pháp môn tu chứng cuối cùng mà người học Phật xuất gia hay tại gia đều cần hướng đến.

Mời quý Phật tử xem thêm video: "Khắc phục lòng sân hận":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hải đảo tự thân

Kiến thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Buông xả là trí tuệ

Kiến thức 15:00 28/03/2024

Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Hiểu được nhân duyên 

Kiến thức 14:56 28/03/2024

Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm từng ở dưới tòa của thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên mà được mật chứng tâm ấn. Về sau ở dưới tòa của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất được triệt ngộ. 

Dùng sợi chỉ để thuyết pháp 

Kiến thức 14:48 28/03/2024

Một Thiền sư thấy một cội tùng già cành lá sum xuê, tán lá như cây dù Ngài liền quyết định nghỉ ngơi ở trên. Về sau lại có rất nhiều chim khách làm tổ xung quanh, thần thái Ngài tự tại hòa thuận rất dễ mến, mọi người nhân đó gọi là Thiền sư Ô Khòa (ổ quạ). 

Xem thêm