Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 15/05/2024, 16:00 PM

Hối lỗi phải từ nơi tâm

Ngoại trừ các bậc Thánh phiền não lậu hoặc đã đoạn tận, còn người phàm thì ai cũng có lỗi lầm. Người ta chỉ khác nhau ở chỗ lầm lỗi ấy nhiều hay ít, cách khắc phục thế nào, nhanh hay chậm, có triệt để hay không.

Thành ra sự hối lỗi luôn là hành trang cho những ai hướng về đường lành, văn minh và thánh thiện.

Biết hối lỗi, tự nhận mình đã có sai quấy và nói ra trước mọi người là điều tốt. Người có thiện tâm, biết tàm quý và dũng cảm lắm mới làm được. Tuy vậy, theo Thế Tôn, người thực sự tu thiện thì ngoài việc tự nhận và nói lời hối lỗi, trong tâm phải chuyển hóa, xả ly hết tham sân thì mới có thể dứt hết lỗi lầm.

“Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà.

Lúc đó, Thiên tử kia nói kệ:

Không thể chỉ nói suông

Cũng không một mực nghe

Mà đạt được đạo tích

Kiên cố thẳng vượt qua.

Tư duy khéo tịch diệt

Giải thoát các ma phược

Làm được mới đáng nói

Không được, không nên nói.

Người không làm mà nói

Thì người trí biết sai

Không làm điều nên làm

Không làm mà nói làm

Là đồng với giặc quấy.

 Bấy giờ Thế Tôn bảo Thiên tử:

- Nay ông có điều gì hiềm trách chăng?

Thiên tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn, con hối lỗi. Bạch Thiện Thệ, con hối lỗi.

Bấy giờ, Thế Tôn mỉm cười vui vẻ.

 Lúc ấy, Thiên tử kia lại nói kệ:

Nay con xin hối lỗi

Thế Tôn không nạp thọ

Trong lòng ôm tâm ác

Oán hờn mà không bỏ.

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Chỉ nói lời hối lỗi

Trong tâm kia không dừng

Làm sao dứt được oán

Mà gọi là tu thiện?

Lúc ấy, Thiên tử kia lại nói kệ:

Ai không có lỗi kia?

Người nào không có tội?

Ai lại không ngu si?

Ai thường hay kiên cố?

Thiên tử kia lại nói kệ tiếp:

Lâu thấy Bà-la-môn

Đã đạt Bát-niết-bàn

Qua rồi mọi sợ hãi

Vượt hẳn ái ân đời.

Thiên tử kia nghe những gì Phật đã nói, hoan hỷ, tùy hỷ cúi đầu lễ sát chân Phật, liền biến mất.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 1277)

Sám hối mỗi ngày để nhận diện lỗi lầm, phát huy đức tính tốt đẹp

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Lời bàn: 

Theo lời Thế Tôn dạy, lời nói và việc làm cần phải song hành, tương ưng với nhau. Hối lỗi cũng vậy, khi miệng biết nói ra lời hối lỗi thì tâm phải chuyển hóa các mầm mống lỗi lầm. Tâm là cội nguồn của mọi sự thiện ác, phước đức và tội lỗi cũng bắt đầu từ tâm. Lời dạy “Trong tâm kia không dừng/ Làm sao dứt được oán” đã chỉ ra điều mấu chốt trong việc sám hối phục thiện chính là điều phục tâm thanh tịnh.

Có thể khái quát lộ trình sám hối những sai lầm trong đời sống chúng ta bằng hai giai đoạn. Trước phải tự nhận ra những hạn chế của bản thân và phát lồ sám hối. Phát lồ là tự nhận lỗi, dũng cảm nói ra những sai phạm của mình trước mọi người, cầu mong tha thứ và tỏ bày mong muốn được ăn năn, hối cải. Ai làm được điều này thì đã đi được hơn nửa đường của lộ trình sám hối.

Sau phát lồ hối lỗi là nguyện không tái phạm. Cơ sở của sự không tái phạm là chuyển hóa và điều phục tâm thanh tịnh. Muốn tâm thanh tịnh thì không có con đường nào khác ngoài Thánh đạo tám ngành, đó là tu tập để trau dồi, trưởng dưỡng và thành tựu giới-định-tuệ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệt trừ phiền giận

Kiến thức 22:19 23/11/2024

Đức Phật dạy, với tất cả các hạng người ở đời, nếu tiếp cận với thái độ tích cực, chúng ta đều có thể trải tâm từ đến tất cả, dù người ấy còn nhiều vụng về, chưa dễ thương về hành động, lời nói hay tâm ý, ta vẫn có thể thương được.

Tam học giới định tuệ là cốt lõi của Phật giáo

Kiến thức 19:00 23/11/2024

Tam học, còn được gọi là Tam vô lậu học ý muốn nói ba môn học này rất cao thượng hoàn mỹ, trọn vẹn, không có khiếm khuyết, không có sơ hở giúp hành giả thành tựu các thánh quả giác ngộ không còn rơi rớt trong ba đường ác, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu khổ vô cùng.

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Xem thêm