Hối lỗi sinh thiên
Cách đây hơn hai ngàn năm về trước, ở Ấn Ðộ, đâu đâu cũng có thể nghe được tiếng thuyết pháp của đức Phật.
Ðể pháp âm vi diệu được lưu truyền mãi mãi, để cứu chúng sinh đang trầm luân trong biển khổ, Ngài không ngại gian nan, không phút nào nghỉ ngơi, kim thân Ngài vì thế đã đi qua hết mọi hang cùng ngõ hẻm của nước Ấn Ðộ. Có một lần, đức Phật dừng chân ở núi Linh Thứu nước Ma Kiệt Ðà, thuyết pháp giảng kinh cho rất nhiều đệ tử.
Lúc đó, vua nước Ma Kiệt Ðà là Tần Bà Sa La Vương, dẫn đầu một đoàn đại thần rất đông lên núi Linh Thứu, chắp tay cung linh lễ chân Phật rồi bạch rằng:
– Bạch Thế Tôn, Ngài là đấng giáo chủ đại bi, là đức Phật cao cả, con nay xin thỉnh cầu, duy nguyện Thế Tôn dùng ánh sáng từ bi chiếu rọi vào rừng trúc lâm, dùng đại uy lực vô úy của Phật mà hàng phục con rắn độc ở trong đó, để nó đừng hại người ta nữa.
Số là cách Vương Xá Thành không xa, trong rừng trúc lâm, có một con rắn độc ghê rợn ẩn náu. Thí dụ như có người đi ngang khu rừng đó, thì lửa giận của nó phừng lên, nó bèn nhìn người ấy một cách độc ác. Nếu như người đó đến gần nó hơn một chút thì nó liền dùng khí độc làm hại, hoặc dùng răng độc cắn người ấy. Vết thương dầu nặng dầu nhẹ, cuối cùng người ấy cũng sẽ táng thân mất mạng. Vì vậy có người mới đem chuyện này tâu lên quốc vương, thỉnh cầu vua tìm cách giải quyết. Nhà vua nghĩ tới nghĩ lui tìm đủ mọi biện pháp, lại vì đã có rất nhiều người muốn trừ khử con rắn độc này mà bị nó giết chết, nên vua chỉ còn một cách là đi cầu cứu đức Phật.
Ðức Phật bằng lòng giúp nhà vua, nên một hôm, Ngài một mình một thân đi bộ thẳng vào khu rừng trúc, nơi con rắn độc đang ẩn náu. Con rắn độc nhìn thấy đức Phật từ xa, tâm sân hận nổi lên, nó đăm đăm nhìn đức Phật rồi còn há miệng thật to, thè cái lưỡi đỏ ra tính vồ tới hại Ngài. Ðức Phật vận dụng lực từ bi, từ mỗi đầu ngón tay của Ngài phát ra năm tia ánh sáng năm mầu. Những tia ánh sáng năm mầu rực rỡ này chiếu lên thân con rắn khiến nó lập tức trở nên hiền lành, độc khí tiêu tan, tâm hoan hỉ phát sinh, nó ngóc đầu lên chiêm ngưỡng đức Phật như thể đang nghĩ trong đầu rằng:
– Người này từ đâu tới, tại sao lại có thể phát ra ánh sáng chiếu lên thân ta, khiến cho thân tâm ta cảm thấy mát mẻ sảng khoái như thế này?
Ðức Phật biết là con rắn độc đã được Ngài điều phục rồi, nên nói với nó rằng :
– Trưởng giả Hiền Diện, trong những kiếp trước ngươi là người keo kiệt tham lam, ngươi có biết tội của mình đã làm không? Trong thời quá khứ, ngươi tuy rất giàu sang phú quý nhưng tâm keo kiệt và đố kỵ rất mạnh, ngươi chuyên môn dối trá gạt người, không có việc ác nào mà ngươi không làm, chưa từng một lần bố thí vật gì cho ai. Cái người hành khất đáng thương kia đến xin, ngươi đã không cho hạt gạo nào thì chớ, còn nổi giận nhìn người ta, dùng ác khẩu mắng người ta. Vì thế kiếp này ngươi mới phải chịu quả báo mang lấy hình thù xấu xí, tại sao ngươi lại chưa chịu phản tỉnh mà sám hối? Tại sao lại còn sinh tâm ác độc mà nhiễu hại những người đi ngang qua đây? Tội nghiệp của ngươi đã nặng lắm rồi, bây giờ còn tiếp tục tạo nữa, vậy ngươi muốn chịu khổ cho tới chừng nào mới ngưng ? Nếu ngươi cứ theo đà này thì quả báo khổ đau về sau sẽ vô cùng vô tận, cả ngàn vạn kiếp cũng không thoát ra được.
Âm thanh từ bi của giọng nói đức Phật đã đánh vào tận tâm cang của con rắn một cách mạnh mẽ. Nó nghe pháp âm rồi, liền thấy rõ ràng điều sai quấy mình đã làm, sinh tâm tàm quý và sám hối tội lỗi trước mặt đức Phật.
Ðức Phật thấy nó đã rõ ràng tự biết tội mình và thật lòng muốn cầu giải thoát, nên nói với nó:
– Kiếp trước ngươi không biết làm việc thiện nên mới chịu mang thân rắn này, ngày nay ngươi biết tỉnh ngộ để lãnh hội sự giáo hóa của Phật thì ngươi có thể thoát ra khỏi biển khổ được.
Rắn độc nghe thế, tự nhiên biết mở miệng ra nói cho đức Phật hiểu được:
– Thế Tôn, con không dám làm trái lời giáo huấn từ bi của Ngài, từ nay về sau con thề nguyện sẽ phụng hành.
– Thế thì hãy chui vào bát của ta.
Ðức Phật vừa dứt lời, con rắn đã tuân lệnh ngay, bò vào bát của Ngài. Ðức Phật bèn ôm bát ra khỏi rừng trúc. Nhà vua cùng rất nhiều người nghe tin ấy, vội vàng vào rừng xem ngã ngũ câu chuyện ra sao. Khi con rắn nhìn thấy người ta, lòng cảm thấy hổ thẹn và chán ghét thân hình rắn độc của mình, liền chết ngay tại chỗ.
Mệnh vừa dứt, nhờ nó đã chân thành sám hối với tâm muốn cải thiện, nên được sinh lên cung trời Ðao Lợi hưởng phúc cõi trời. Một hôm tại Trúc Lâm tinh xá, trong không trung bỗng có người ngâm kệ tán thán đức Phật rằng:
Ðại Thánh tôn cao cả
Phúc huệ đều đầy đủ
Ngày xưa con ngu si
Ðược Phật khai sáng mắt
Ơn như mặt trời huệ
Diệt sạch cấu phiền não
Vượt qua biển sinh tử
Lực Phật bất tư nghì
Nhờ Ngài nên thân rắn
Nay được sinh cõi trời
Trưởng giả Hiền Diện đã được siêu sinh. Vì thế, hỡi những người giàu có, xin đừng keo kiệt giữ rịt lấy tiền của không chịu bố thí, để khỏi bị quả báo sinh làm rắn độc về sau!
Trích “Phật Giáo Cố Sự Đại Toàn”
Việt dịch: Diệu Hạnh Giao Trinh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Diệt trừ phiền giận
Phật giáo thường thức 22:19 23/11/2024Đức Phật dạy, với tất cả các hạng người ở đời, nếu tiếp cận với thái độ tích cực, chúng ta đều có thể trải tâm từ đến tất cả, dù người ấy còn nhiều vụng về, chưa dễ thương về hành động, lời nói hay tâm ý, ta vẫn có thể thương được.
Có khái niệm vong linh, có vong nhập trong Phật giáo không?
Phật giáo thường thức 20:34 23/11/2024Khẳng định: Kinh điển Phật giáo có nói đến vong linh và ma nhập; nếu ai chưa rõ có thể cần đọc lại kinh Phật (Kinh tạng Pali).
Lá Bối có nghĩa là gì?
Phật giáo thường thức 19:38 23/11/2024Corypha umbraculifera, còn gọi là cây lá buông, cọ talipot, cây lá bối, bối đa thụ..., là loài cọ nguồn gốc từ miền đông và miền nam Ấn Độ và Sri Lanka, nơi Phật giáo từng rất thịnh hành.
Tam học giới định tuệ là cốt lõi của Phật giáo
Phật giáo thường thức 19:00 23/11/2024Tam học, còn được gọi là Tam vô lậu học ý muốn nói ba môn học này rất cao thượng hoàn mỹ, trọn vẹn, không có khiếm khuyết, không có sơ hở giúp hành giả thành tựu các thánh quả giác ngộ không còn rơi rớt trong ba đường ác, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu khổ vô cùng.
Xem thêm