Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 11/11/2018, 15:10 PM

Hội nghị Quốc tế Phụ nữ Phật giáo lần thứ 4 tại Mông Cổ

Hội nghị Quốc tế Phụ nữ lần thứ 4 với chủ đề “Phật giáo và sự Phát triển bền vững” (Buddhism and Sustainable Development) được tổ chức tại Đại học Quốc gia Mông Cổ (National University of Mongolia), thủ đô Ulaanbaatar trong hai ngày 31/10 - 01/11/2018. Hội nghị đã thu hút 140 đại biểu tham gia và 36 diễn giả đến từ các quốc gia Nga, Úc, Hungary, Trung Hoa, Hàn quốc, Mông Cổ...

                                                  Ảnh: facebook.com
Hội nghị được tổ chức nhằm mục đích trình bày các khái niệm cơ bản của Phật giáo như lòng trắc ẩn trong việc nâng cao trách nhiệm xã hội của phật tử và phân tích các khía cạnh khác nhau trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục Phật giáo. Mục tiêu này đạt được thông qua sự hợp tác giữa tổ chức dân sự Phật giáo, các hoạt động nghiên cứu và đào tạo của các nhà nghiên cứu.

Diễn đàn được tổ chức bởi Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo Mông Cổ “Buman Khand” (Million Dakinis), Viện Triết học và Tôn giáo học tại các Đại học Quốc gia Mông Cổ (NUM), cùng sự hợp tác của Hiệp hội Nghiên cứu Tôn giáo Mông Cổ và Hiệp hội Nghiên cứu Tây Tạng.
 
Đến tham dự hội nghị có Giáo sư Tiến sĩ P. Delgerjargal, Phó Giám đốc khoa nhân văn trường Đại học Khoa học Mông Cổ (NUM); Hòa thượng D. Choijamtso, Giám đốc Trung tâm Phật tử Mông Cổ, Trụ trì tu viện Gandantegchinlen; Tiến sĩ Khulan, Cố vấn chính sách văn hóa và tôn giáo cho Tổng thống Mông Cổ; Giáo sư Tiến sĩ B. Dagzmaa, Trưởng khoa Triết học và Tôn giáo của NYM; Giáo sư Tiến sĩ S. Birtalan Ágnes, Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Quốc tế Mông Cổ và Giáo sư tại Khoa Nghiên cứu Mông Cổ, Nội Á tại Đại học Eötvös Loránd, Hungary.

Đại học Quốc gia Mông Cổ và các tổ chức văn hóa khác bày tỏ sự ủng hộ tại Hội nghị về vai trò của phụ nữ trong truyền thống Phật giáo Mông Cổ. Gần đây, chủ đề này được coi là một lĩnh vực nghiên cứu mới.

Các chủ đề được thảo luận trong hội nghị bao gồm: văn hóa Phật giáo Mông Cổ; triết học, tôn giáo Phật giáo truyền thống và hiện đại; phụ nữ Phật giáo; nghệ thuật Phật giáo; cải cách Phật giáo, bảo tồn môi trường, y học và giáo dục gia đình. Chủ đề về Phụ nữ Phật giáo được trình bày qua những phân tích về giới luật, phát nguyện, giáo dục và đạo đức của họ. 

Hinh 3: Nữ nghệ sĩ Phật tử Kunze Chimed, vị giáo thọ chuyên giảng dạy Kim Cương thừa (trái), một trong những nhà tổ chức chính của hội nghị và Hòa thượng D. Choijamtso, Giám đốc Trung tâm Phật tử Mông Cổ, Trụ trì Tu viện Gandantegchinlen. Ảnh: facebook.com

Một chủ đề hấp dẫn khác tại hội nghị là cuộc đời của chư ni Phật giáo và Khandromas (bản dịch tiếng Tây Tạng của Dakini) – các đệ tử cư sĩ có năng lực tâm linh đặc biệt. Cuộc đấu tranh và thách thức của họ là chủ đề thảo luận của các học giả.
 
Một trong số các diễn giả nổi tiếng là Ni trưởng Thubten Gyalmo (Glenda Lee) đến từ Tây Úc, người chuyển đến Mông Cổ năm 2008, hiện đang là giáo viên phương Tây thường trú tại GDNSLC và thường xuyên viếng thăm và giảng dạy tại Trung tâm Resident Western teacher at GDNSLC ở thành phố Darkhan, hỗ trợ tinh thần và giáo lý cho các tù nhân. Ni trưởng đã trình bày cuộc đời của các nữ tu Phật giáo phương Tây, bao gồm giới luật, đào tạo và những thách thức mà họ phải đối mặt.

Các học giả, nhà nghiên cứu và chư tôn đức tăng, ni đã thảo luận một số vấn đề phụ nữ Phật giáo phải đối mặt và gây sự chú ý tới một số vấn đề hiện tại của họ. Nhưng đòi hỏi sự hợp tác và tham gia tích cực của nhiều cơ quan để giải quyết được các vấn đề đó.

Hội nghị đầu tiên của Phụ nữ Phật giáo được tổ chức vào năm 2014 tại Tu viện Gandantegchinlen, tu viện lớn nhất ở thủ đô Ulaanbaatar. Hội nghị lần thứ ba tổ chức vào năm 2016, “Buman Khand” được thành lập để giúp phụ nữ Phật giáo Mông Cổ bảo tồn và truyền bá truyền thống của họ.

Nữ nghệ sĩ Phật tử Kunze Chimed, vị giáo thọ chuyên giảng dạy Kim Cương thừa, một trong những nhà tổ chức chính trong Hội nghị Quốc tế Phụ nữ lần thứ 4, được bầu là người lãnh đạo đầu tiên của tổ chức phi chính phủ này.

Tác giả: Lyudmila Klasanova
Vân Tuyền (Nguồn: Buddhistdoor Global
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Quốc tế 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Xem thêm