Hơn 50 nghìn lượt người đã trẩy hội chùa Hương mùng 6 Tết Kỷ Hợi 2019

Mùng 6 Tết, chùa Hương (Hà Nội) chính thức khai hội. Từ sáng sớm, hàng vạn người nườm nượp đổ về chùa Hương để lễ Phật, du khách hành hương, trẩy hội vãn cảnh đầu năm, cầu may mắn, bình an trong năm mới.

Lễ hội chùa Hương 2019 có nhiều đổi mới

Theo thông tin từ Ban tổ chức lễ hội chùa Hương, riêng trong ngày khai hội (mùng 6 Tết) đã có gần 50.000 lượt du khách trẩy hội.

Ngoài các Phật tử thuận thành thường về Hương đón Giao thừa với nghi lễ thiêng liêng bao nhiêu năm qua, và họ thường ra ngay trong đêm hoặc sáng mùng 1, thì ngay trong mùng 1 Tết, chùa Hương đã đón rất nhiều bà con Phật tử, du khách hành hương sớm đầu năm. 

Lễ hội chùa Hương 2019 có nhiều sự đổi mới, đò đã được phân luồng, đò máy không được hoạt động trên suối. Tuy nhiều đò và có sự va chạm nhẹ không đáng kể.

Lễ hội chùa Hương 2019 có nhiều sự đổi mới, đò đã được phân luồng, đò máy không được hoạt động trên suối. Tuy nhiều đò và có sự va chạm nhẹ không đáng kể.

Từ ngày mùng 3 Tết, (BTC bắt đầu mới thu vé thắng cảnh), tới mùng 6 Tết, lễ hội chùa Hương 2019 đã đón gần 172.000 lượt khách. Mặc dù lượng khách đổ về ngày khai hội tăng đột biến, gây nên tình trạng quá tải tại một số điểm, song hoàn toàn không xảy ra sự cố mất an ninh trật tự hay sự việc phản cảm. 

Trên dòng suối Yến với 4.500 đò hoạt động hết công suất. Tại đây, hầu hết du khách đều phải thương lượng với người lái đò hoặc nhà đò để thống nhất giá cả. Trong đó, giá vé khứ hồi tuyến Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Hương Tích là 130.000 đồng/người, vé vào cửa thắng cảnh là 80.000 đồng; 50.000 đồng là vé đò thuyền. 

Lượt khách hành hương lễ hội chùa Hương ngày càng tăng cao

Lượt khách hành hương lễ hội chùa Hương ngày càng tăng cao

Trước đó, 100% hộ kinh doanh được tập huấn, có chứng nhận bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Hai bên bờ suối Yến có nhiều bảng, biển tuyên tuyền, hướng dẫn du khách thực hiện nếp sống văn minh ở nơi thờ tự; đồng thời công khai số điện thoại đường dây nóng của BTC lễ hội chùa Hương năm 2019, để du khách có thể phản ánh mọi vấn đề còn tồn tại.

Bài liên quan

Không chỉ tại suối Yến, tại tuyến đường đi bộ từ nhà ga cáp treo đến tới động Hương Tích vì diện tích nhỏ hẹp đã dẫn tới tình trạng ùn tắc cục bộ, dòng người nhích từng bước một. Thậm chí, nhiều du khách phải xếp hàng gần 3 tiếng mà chưa vào tới cửa động...

Nhưng có lẽ, đã đi lễ hội là phải đông, do đặc thù của mọi lễ hội, là gồm phần lễ và phần hội. Tuy nhiên, làm sao để mọi việc đi vào nền nếp có trật tự cho dù có đông tới mấy, là một bài toán luôn đòi hỏi sự nỗ lực của nhiều phía.

Nhiều bà con đã chọn giải pháp đi chùa Hương vào ban đêm, vượt suối Yến trong đêm để được tới chùa một cách thanh vắng hơn.

Khai hội chùa Hương đặc sắc, văn minh và đậm đà bản sắc

Tham dự có đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội; đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội; Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Văn Quý; Trung tướng Đoàn Duy Khương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội  cùng đại diện Ban chỉ đạo, Ban tổ chức (BTC) Lễ hội chùa Hương và đông đảo tăng, ni, phật tử, du khách thập phương.

Lễ khai hội Chùa Hương năm Kỷ Hợi bắt đầu bằng những màn múa tứ linh long, lân, quy, phượng tại cả 3 sân lớn chùa Thiên Trù. Du khách thập phương mãn nhãn bởi các màn múa linh vật đặc sắc với ý nghĩa tâm linh và các giá trị văn hóa truyền thống mang lại cho lễ hội Chùa Hương một không gian văn hóa huyền ảo, độc đáo.

Những điệu múa đặc sắc mang ý nghĩa của lễ hội chùa Hương 2019 (Ảnh: Vietsen Đặng)

Những điệu múa đặc sắc mang ý nghĩa của lễ hội chùa Hương 2019 (Ảnh: Vietsen Đặng)

Phát biểu tại lễ khai hội, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức Nguyễn Văn Hoạt cho biết, năm 2018, huyện Mỹ Đức đón nhận Bằng di tích quốc gia đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ dành cho Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quần thể Hương Sơn (Chùa Hương), do đó, Lễ hội Chùa Hương năm 2019 được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mỹ Đức dành nhiều tâm sức chuẩn bị tổ chức nhằm có được một mùa lễ hội an toàn, văn minh, đồng thời gìn giữ và phát huy hiệu quả các giá trị của di sản.

Mùa lễ hội chùa Hương 2019 với nhiều màn văn nghệ đặc sắc

Mùa lễ hội chùa Hương 2019 với nhiều màn văn nghệ đặc sắc

Với chủ đề “Lễ hội kỷ cương - văn minh du lịch”, mùa lễ hội năm nay BTC đã xây dựng nhiều phương án, kế hoạch, tập trung các lực lượng nhằm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn lễ hội; hạn chế đến mức thấp nhất những hình ảnh tiêu cực, phản cảm như bói toán, cờ bạc, trộm cắp, móc túi, xả rác bừa bãi… trong suốt 3 tháng diễn ra lễ hội.

Thượng tọa Thích Minh Hiền và các quý khách trồng cây dưới sân chùa Thiên Trù

Thượng tọa Thích Minh Hiền và các quý khách trồng cây dưới sân chùa Thiên Trù

Sau lễ khai hội, Động chủ Hương Tích đời thứ 12, Thượng tọa Thích Minh Hiền và Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng và các đại biểu đã trồng cây bồ đề tại đường lên chùa Thiên Trù và khu vực trạm soát vé, hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”.

Bài liên quan

Hãy luôn nở nụ cười, chắp tay và miệng Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát như một lời chào tới mỗi Phật tử, du khách

Với chủ đề "Lễ hội kỷ cương - văn minh - du lịch", năm 2019, BTC Lễ hội Chùa Hương tập trung các lực lượng nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn lễ hội; hạn chế đến mức thấp nhất những hình ảnh tiêu cực, phản cảm như bói toán, cờ bạc, trộm cắp, móc túi... trong suốt quá trình lễ hội diễn ra. 

Lễ hội chùa Hương luôn được sự quan tâm của bà con Phật tử và du khách hành hương cùng các cơ quan báo chí truyền thông. (Thượng tọa Thích Minh Hiền trả lời phỏng vấn). Ảnh: Vietsen Đặng

Lễ hội chùa Hương luôn được sự quan tâm của bà con Phật tử và du khách hành hương cùng các cơ quan báo chí truyền thông. (Thượng tọa Thích Minh Hiền trả lời phỏng vấn). Ảnh: Vietsen Đặng

Ông Nguyễn Văn Hoạt - Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức (Hà Nội) cho biết, cứ mội dịp Tết đến, Xuân về hàng triệu người dân, du khách thập phương lại về trẩy hội Chùa Hương để thể hiện lòng thành tâm, cầu cho “Quốc thái dân an” để có dịp hòa mình vào những nghi lễ đặc sắc văn hóa dân tộc, gìn giữ nét đẹp truyền thống văn hóa Việt. 

Động Hương Tích mùng 6 Tết đông nghit người, tuy nhiên, mọi việc đi vào nền nếp, trạt tự

Động Hương Tích mùng 6 Tết đông nghit người, tuy nhiên, mọi việc đi vào nền nếp, trạt tự

Mong lễ hội năm sau, mỗi khi khách đi đò, sử dụng các dịch vụ như cáp treo, chèo đò, mua bán, hướng dẫn viên... đều được nhận nụ cười và chắp tay búp sen Nam mô Quan Thế Âm bồ Tát của mọi người cảm ơn bà con Phật tử và du khách đã hành hương chùa Hương, thì hẳn niềm vui hoan hỷ sẽ tăng lên gấp bội. 

Mong sao chúng ta hãy tiếp cận cách ứng xử văn minh và đúng tinh thần đất Phật có những người con Phật!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bảo tháp Borobudur đặt mục tiêu đón 1,7 triệu du khách năm 2025

Tin tức 16:05 02/01/2025

Ngày 1/1/2025, 5 du khách đầu tiên của năm 2025 đến thăm Borobudur, ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới tại Magelang, Trung Java, Indonesia, đã được trao quà lưu niệm. Họ gồm 2 du khách Nhật Bản và 3 người Indonesia, đã được chào đón đặc biệt, với vinh dự khám phá quần thể đền thờ trên một chiếc xe ngựa truyền thống của người Java, được gọi là Andong.

Phát hiện bức tranh Đức Tara Xanh có chữ ký của Đức Đạt Lai Lạt ma 14 tại Sài Gòn

Tin tức 20:05 01/01/2025

Một bức tranh Đức Tara Xanh (Lục độ Phật mẫu) của Phật giáo Kim cương thừa (Mật tông) có chữ ký đề tặng của Đức Đạt Lai Lạt ma 14 được phát hiện tại Sài Gòn.

Đêm countdown an lạc của Phật tử chùa Pháp Bảo

Tin tức 11:03 01/01/2025

Đại đức Thích Khải Thành, trụ trì chùa Pháp Bảo (Biên Hòa, Đồng Nai) chia sẻ, tối qua, 31/12/2024, hơn 1.000 Phật tử đã về chùa đón giao thừa 2025.

Phân ban Ni giới tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị tổng kết Phật sự năm 2024

Tin tức 12:00 31/12/2024

Sáng ngày 31/12/2024 (nhằm ngày 01/12 năm Giáp Thìn), tại Văn phòng Phân ban Ni giới (PBNG) tỉnh (chùa Tịnh Nghiêm, ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) PBNG tỉnh Tiền Giang đã tổ Hội nghị tổng kết công tác Phật sự năm 2024 và đề ra Phương hướng hoạt động cho năm 2025.

Xem thêm