HT.Thích Thiện Nhơn gửi gắm tới giới tử tại Đại giới đàn Thiện Hoa
Đó là lời gởi gắm của HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN khi ban đạo từ tại Đại Giới đàn Thiện Hoa do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai tổ chức. Lễ khai mạc đã diễn ra vào sáng ngày 17-4 (17-3 năm Nhâm Dần), tại thiền viện Thường Chiếu, xã Phước Thái, tỉnh Đồng Nai.
Ban đạo từ, Hòa thượng Chủ tịch trích dẫn trong kinh Đại Bát Niết Bàn, đức Phật đã dạy “tất cả chúng sanh điều có Phật tánh, nhưng khi thọ giới và biết giữ giới trang nghiêm, thanh tịnh thì Phật tánh mới tỏa hiện, thành Phật”, do đó giữ được giới luật là căn bản được Phật quả, nền tảng của thọ mạng Phật pháp. Các giới tử muốn trở thành Tỳ-kheo, bậc mô phạm giữa thế gian thì nhất định phải thọ giới và giữ giới.
Đầy đủ nhân duyên, đây là lần thứ 2 Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Nai khai mở Giới đàn lấy tôn hiệu Thiện Hoa được tổ chức tại Thiền viện Thường Chiếu; đồng thời được Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Từ, Phó Pháp Chủ HĐCM, Tông chủ Thiền Tông Trúc Lâm, chứng minh đương vi Đàn đầu Hòa thượng truyền giới. Qua đó, Trung ương Giáo hội thấy được sự tận tâm, tận lực của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Nai trong công tác Tăng sự quan trọng này. Cùng đó, Hòa thượng đánh giá cao sự nhiệt tâm của Ban Trị sự khi khai mở Giới đàn một cách chu toàn trong khi dịch Covid-19 vừa tạm được kiểm soát.
Hòa thượng Chủ tịch nhận định, Đại giới đàn Thiện Hoa diễn ra đúng tinh thần giới luật thông qua ba điều căn bản chính là: Cung thỉnh Hội đồng Thập sư Nhị bộ là những tôn túc có đạo hạnh và giới đức trang nghiêm; Giới tử là những người đã trải qua hơn 2 năm thọ giới xuất gia, hôm nay mang tâm dõng mãnh và lòng khát ngưỡng về đây cầu giới pháp; Trong khi truyền giới thì đàn tràng trang nghiêm thực hiện nghi thức Yết-ma đúng pháp. Qua đó, Hòa thượng khẳng định hơn 3.200 giới tử hôm nay chắc chắn sẽ đắc giới, giữ được giới trang nghiêm thanh tịnh cho đến ngày mãn phần.
Hòa thượng Chủ tịch dạy rằng, Giới cũng có công năng là hàng rào che chắn cho tất cả các giới tử không chạy theo ngũ dục lục trần để thành tựu được đạo nghiệp thanh tịnh ngay nơi tự tâm. Có câu “Kiến sắc phi can sắc, văn thanh bất nhị thanh, sắc thanh vô oái ngại, thị đáo pháp vương thành”. Tức thấy sắc không nhiễm sắc, nghe tiếng không đánh tiếng, sắc thinh đều không làm chướng ngại, thì đến thành Pháp Vương tức là thành Phật. Như vậy, muốn đạt được như thế thì chắc chắn quý giới tử phải giữ giới thanh tịnh, nó có khả năng ngăn chặn tất cả những điều phi pháp và đoạn trừ được tất cả các điều ác trên cơ sở đắm đuối ngũ dục và lục trần, quý giới tử sẽ được thành Phật trong tương lai.
Giới được gọi là gì? Giới được gọi là vô kiến biểu sắc, nó là một loại sắc nhưng mà không thấy và không chỉ ra được. Vì sao vậy? Tùy nơi Hòa thượng đường đầu truyền giới tướng cho các giới tử thì nơi tâm từ bi của Hòa thượng đường đầu, của Hội đồng thập sư thì tâm đó không thể thấy được, nhưng khi đã phát ra bằng ngôn ngữ, bằng cửa miệng thì nó thuộc về sắc. Cũng như trên tự thân các giới tử đã khát cầu giới pháp, cũng như nắng hạn đợi mưa rào thì cái tâm này có thấy được không? Không. Nhưng mà khi Hòa thượng đường đầu truyền giới thứ nhất, các giới tử có giữ được không? Đáp: “Mô Phật, giữ được” thì đây nó thuộc về ngôn ngữ, nó thuộc về sắc nhưng mà không chỉ ra được, không thấy nhưng nó vẫn có, cho nên thành tựu cái giới tướng đó.
Tâm truyền giới và tâm mong cầu thọ giới, hai tâm gặp nhau tại nơi tâm các giới tử mà thành tựu giới thể. Một khi quý giới tử đã lãnh thọ giới tướng và giới thể thành tựu rồi thì phải cố gắng giữ gìn, như kinh Đại Niết bàn Đức Phật dạy giữ gìn như là giữu gìn tròng con mắt của mình vậy. Bởi vì có mắt sáng thì mới thấy đường đi, thấy đường đi thì không sa hầm, sụp hố, tức là không tạo ba nghiệp ác để đọa địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Tránh được chônh gai tức là tránh được những phiền não khởi lên từ nơi nội tâm. Mình biết và chế ngự, đoạn trừ thành tựu được tâm thanh tịnh, mà tâm thanh tịnh thì huệ nó mới phát sinh và thấy được con đường đi đến mục đích đó là cứu cánh thành Phật, cứ đi thẳng tiến mà đạt đến mục đích cuối cùng. Cho nên trong kinh Lăng Nghiêm , Đức Phật đã dạy, mỗi bước chân đi là một bước tiến gần đến đạo quả vô thượng bồ đề. Như vậy 3.200 Giới tử đây, trong tương lai chắc chắn các giới tử tu hành đúng pháp như thế, giới luật như vậy thì sẽ thành tựu 3.200 giới tử Phật trong tương lai. Và Đức Phật cũng nhắc nhở muốn giữ giới thanh tịnh là phải tin về nhân quả, người có tin về nhân quả là người có trí tuệ. Người có trí tuệ thì người không bao giờ phạm giới. Vì sao vậy? Vì biết rõ đây là điều ác, điều này là phạm giới, không làm, tránh ác. Đây là điều thiện, làm thế này là giữ giới thanh tịnh, là thế này cho chúng sinh, cho đạo pháp và cho xã hội, nỗ lực thực hiện tránh ác làm lành. Như thế đoạn ác nó thuộc về phước đức và tránh ác làm lành nó thuộc về trí đức, thuộc về tuệ, phước huệ trang nghiêm.
Giới tử thành tựu được phước đức, làm được trí huệ trang nghiêm cũng từ ở nơi tin lý nhân quả mà thành tựu. Có tin lý nhân quả là có trí tuệ, người có trí tuệ là người giữ giới thanh tịnh. Cho nên trong Kinh Trường bộ, Đức Phật dạy “nơi nào có trí tuệ thì nơi đó có giới luật, nơi nào có giới luật thì nơi đó có niết bàn”. Như thế thì quý giới tử thành tựu được giới, thành tựu định huệ thì thành tựu đại niết bàn ngay nơi chính của mình khi thực hành đúng pháp và nỗ lực tu tập.
Giới tử đang thọ giới trong Đại giới đàn này được lấy tôn danh một bậc tôn sư đó là Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Hoa làm tôn hiệu cho Giới Đàn, Ngài là một bậc danh Tăng trong thời kỳ chấn hưng Phật giáo, trãi qua 2 thời kỳ của Giáo hội Tăng già Nam Việt và Giáo hội Tăng già toàn quốc; cũng như Tổng hội Phật giáo Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất. Ngài đã nỗ lực thực hiện và tu tập một cách trang nghiêm thanh tịnh trên cơ sở giới. Từ khi Ngài thọ giới 1946, đến năm 1973 Ngài viên tịch, hoàn toàn giữ giới trang nghiêm thanh tịnh. Ngài nỗ lực hoàn thành các công tác khi hoạt động trong Giáo hội như là giáo dục, hoằng pháp, văn hóa và nhất là công tác điều hành và lãnh đạo giáo hội trong suốt thời kỳ khó khăn của lịch sử. Đồng thời Ngài cũng tham gia đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trên phương diện là một giới tử tu sĩ Phật giáo. Qua đó cuộc đời và đạo nghiệp của Hòa thượng gắn liền với Đạo pháp – Dân tộc và sự phát triển của đất nước, để lại một di sản vô cùng cao quý cho Phật giáo Việt Nam.
Từ nơi hạnh nguyện, giới đức sáng ngời của Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Hoa, Giới tử thọ giới hôm nay cần nương theo Ngài, nỗ lực giữ gíới, tu hành, dấn thân phụng sự Đạo pháp – Dân tộc, hoằng dương chánh pháp để hầu đền đáp công ơn Thầy tổ, Giới sư và đàn na tin thí
Một số hình ảnh Đại giới đàn Thiện Hoa:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Diệt trừ phiền giận
Kiến thức 22:19 23/11/2024Đức Phật dạy, với tất cả các hạng người ở đời, nếu tiếp cận với thái độ tích cực, chúng ta đều có thể trải tâm từ đến tất cả, dù người ấy còn nhiều vụng về, chưa dễ thương về hành động, lời nói hay tâm ý, ta vẫn có thể thương được.
Tam học giới định tuệ là cốt lõi của Phật giáo
Kiến thức 19:00 23/11/2024Tam học, còn được gọi là Tam vô lậu học ý muốn nói ba môn học này rất cao thượng hoàn mỹ, trọn vẹn, không có khiếm khuyết, không có sơ hở giúp hành giả thành tựu các thánh quả giác ngộ không còn rơi rớt trong ba đường ác, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu khổ vô cùng.
Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp
Kiến thức 09:36 23/11/2024Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Xem thêm