Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 13/02/2020, 14:44 PM

HT.Thích Trí Tịnh và pháp tu Tịnh Độ

Đại lão HT.Thích Trí Tịnh là bậc Tùng lâm thạch trụ và là một trong những đại dịch giả của Phật giáo Việt Nam. Mặc dù tinh thông cả Thiền lẫn Giáo, song Hòa thượng một đời chuyên tâm hành trì pháp môn Tịnh độ và luôn luôn khuyến tấn Tăng Ni, Phật tử ăn chay, giữ giới, niệm Phật...

> Lắng lòng đọc lại khai thị của Cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh về niệm Phật

HT. Thích Trí Tịnh - Bậc nhân tu sáng ngời đạo hạnh

Cố đại lão HT. Thích Trí Tịnh, thế danh là Nguyễn Văn Bình, pháp danh Thiện Chánh, sinh năm 1917 tại làng Mỹ Luông, quận Cái Tàu Thượng, tỉnh Sa Đéc (nay là huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).

Người xuất gia năm 1937 với HT. Thích Thiện Quang tại chùa Vạn Linh (An Giang) được ban Pháp tự Trí Tịnh, pháp hiệu Hân Tịnh, húy Nhựt Bình, thuộc đời thứ 41 dòng Thiền Lam Tế Gia Phổ. Năm 1946, Người thọ cụ túc giới tại chùa Long An - Sá Đéc.

HT. Thích Trí Tịnh là một bậc nhân tu sáng ngời đạo hạnh trong lòng Tăng Ni Phật tử Việt Nam.

HT. Thích Trí Tịnh là một bậc nhân tu sáng ngời đạo hạnh trong lòng Tăng Ni Phật tử Việt Nam.

Năm 1981, tại Hội nghị Đại biểu thống nhất Phật giáo toàn quốc, HT. Thích Trí Tịnh được suy tôn cương vị Thành viên Hội đồng Chứng minh, suy cử vào cương vị Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự (HĐTS) kiêm Trưởng ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (TW GHPGVN).

Từ năm 1984, HT. Thích Trí Tịnh đảm nhiệm cương vị Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Tăng sự TW GHPGVN.

Năm 1992, HT. Thích Trí Tịnh kiếm thêm Đệ nhất Phó Pháp Chủ kiêm Giám luật. Hòa Thượng suốt 1 đời không ngừng học hỏi, một mình vượt qua bao chặng đường để đi tìm nguồn chân lý Phật đà, đóng góp nhiều giá trị lớn lao cho Đạo và Đời với những gì Người đã được tiếp nhận.

Có thể nói HT. Thích Trí Tịnh là vị Tổ Sư khởi xướng phong trào chấn hưng Tịnh môn trong mái nhà Phật Giáo Việt Nam cận đại. Bên cạnh đó, hàng Phật tử thấm nhuần hoặc biết qua kinh điển Đại thừa là nhờ công trình dịch thuật của HT. Thích Trí Tịnh như: Diệu pháp liên hoa kinh, kinh Địa Tạng, kinh Tam bảo, kinh Đại Bát Niết Bàn, kinh Đại Bát Nhã, kinh Hoa Nghiêm, kinh Đại Bảo Tích và rất nhiều kinh Hán tạng giá trị cho sự hành trì tu tập của đại chúng.

Đại lão HT.Thích Trí Tịnh là bậc Tùng lâm thạch trụ và là một trong những đại dịch giả của Phật giáo Việt Nam.

Đại lão HT.Thích Trí Tịnh là bậc Tùng lâm thạch trụ và là một trong những đại dịch giả của Phật giáo Việt Nam.

HT. Thích Trí Tịnh sống giản dị, giới hạnh tinh nghiêm, ít ngủ nghỉ, tụ tập hành trì không bỏ sót thời gian, không nói chuyện ngoài sự đàm thuyết về Phật pháp, khuyến tấn bao người tụ tập bằng cách sống và hành động mẫu mực của mình. Người là một bậc nhân tu sáng ngời đạo hạnh trong lòng Tăng Ni Phật tử Việt Nam.

Đại lão HT. Thích Trí Tịnh, tân viên tịch lúc 9 giờ 15 phút, ngày 28-3-2014 (nhằm ngày 28-2-Giáp Ngọ), trụ thế 98 năm, 69 hạ lạp...

HT. Thích Trí Tịnh dạy về pháp tu Tịnh độ

HT. Thích Trí Tịnh nói "Pháp môn trì danh niệm Phật đơn giản lắm”, “Trước hết, luôn luôn phải có lòng tin. Tin ở nơi lời giới thiệu của Đức Phật Thích Ca về Cực Lạc thế giới của Đức Phật Di Đà là chơn thật; tin vào y báo, chánh báo của cảnh giới ấy, vì đó là chỗ mà tất cả chúng sanh và các bậc Thánh đều phải nên về. Do là y báo, chánh báo của cảnh giới Cực Lạc có thể đưa mình đến nơi bậc thánh, thành Phật chứ không ngưng trệ hay do duyên gì mà thối lui. Tiếp theo là tin nơi Pháp mà Phật Thích Ca đã dạy, phải như thế nào thì mới có thể về cảnh giới Cực Lạc”.

HT. Thích Trí Tịnh sống giản dị, giới hạnh tinh nghiêm, ít ngủ nghỉ, tụ tập hành trì không bỏ sót thời gian, không nói chuyện ngoài sự đàm thuyết về Phật pháp, khuyến tấn bao người tụ tập bằng cách sống và hành động mẫu mực của mình.

HT. Thích Trí Tịnh sống giản dị, giới hạnh tinh nghiêm, ít ngủ nghỉ, tụ tập hành trì không bỏ sót thời gian, không nói chuyện ngoài sự đàm thuyết về Phật pháp, khuyến tấn bao người tụ tập bằng cách sống và hành động mẫu mực của mình.

Theo HT. Thích Trí Tịnh: "Có nhiều cách để vãng sinh Cưc Lạc, song cách trì danh là đơn giản nhất. Bởi theo danh tự mà niệm thì dễ, còn quán tưởng thì trí lực của người rất khó đến. Muốn ở nơi sự quán tưởng đúng theo kinh nói thì các bậc hiền thánh mới có thể thực hiện được. Trong khi trì danh thì dẫu kẻ phàm phu, tục tử vẫn có thể niệm, cứ đúng theo Nam mô A Đi Đà Phật mà hành trì”.“Quý huynh đệ thấy, nếu quán về 32 tướng tốt của Phật, ngay chỉ tướng lông trắng giữa chặn mày của Phật A Di Đà thôi cũng đã lớn bằng năm hòn núi Tu Di, như vậy thì làm sao nghĩ tới? Ở đây, ánh sáng lại tỏa ra khắp mười phương. Còn cặp mắt của ngài thì bằng bốn đại hải - đại hải đó không phải như ở biển ta, biển ở ta so ra thì chỉ là một cái cù lao - tưởng tượng sao nổi?”

“Cái tướng lông trắng đó của bất kỳ vị Phật nào, nếu kéo thẳng ra thì cũng đều đụng tới gót. Mà theo kinh, bề cao của thân Phật Di Đà là 60 muôn ức Na do tha số các sông Hằng (theo luận Câu xá thì một Na do tha bằng khoảng 100.000 tỷ - GN) - một hột cát được tính là một do tuần (khoảng 15-20 km), cộng lại là ra chiều cao thân Phật. Thử nghĩ, một sông Hằng có bao nhiêu hột cát, bao nhiêu do tuần? Mà thân ngài cao đến 60 muôn ức na do tha số cát sông Hằng! Do đó, tướng lông trắng đó cũng dài tương đương như vậy, xoắn tròn lại to bằng năm hòn núi Tu Di”.

Mặc dù tinh thông cả Thiền lẫn Giáo, song Hòa thượng một đời chuyên tâm hành trì pháp môn Tịnh độ và luôn luôn khuyến tấn Tăng Ni, Phật tử ăn chay, giữ giới, niệm Phật.

Mặc dù tinh thông cả Thiền lẫn Giáo, song Hòa thượng một đời chuyên tâm hành trì pháp môn Tịnh độ và luôn luôn khuyến tấn Tăng Ni, Phật tử ăn chay, giữ giới, niệm Phật.

“Đó không phải là cách nói tượng trưng đâu, mà Phật Thích Ca nói đúng thiệt như vậy. Nếu chỉ quán tưởng thân ngài cao như tượng mình thờ thì không chính xác. Còn nếu quán thật tướng chân như lại càng khó hơn nữa. Dù cũng có người làm được, nhưng chỉ là những bậc hiền thánh hiện thân. Do vậy, trì danh được xem là thấp nhất và dễ nhất. Mình đang đi bộ hay đi trên  xe  niệm Phật cũng được. Mình đang đứng ngắm cảnh cũng niệm được. Mình đang ngồi làm việc cũng niệm được và khi mệt mỏi quá nằm niệm cũng được. Chỉ trừ lúc nói chuyện là không niệm được thôi!”

“Trì danh nói là thấp song hành trì không dễ. Phải tin thực sâu, nguyện thực thiết và công hạnh phải chuyên cần thì mới hiệu nghiệm, nếu không thì cảnh khác chen vô phá hết. Khi niệm thì tâm và tiếng phải hiệp khắn nhau. Nghĩa là tâm phải duyên theo tiếng, tiếng phải ở trong tâm, đừng để nó xao lãng theo một tiếng gì khác, hễ nó rời ra thì phải kéo nó lại. Muốn được vậy, tiếng niệm phải cho rõ ràng, rành rẽ. Niệm như vậy phải chuyên cần, phải nhiều thời gian, phải đều đặn, phải tinh tấn lắm mới đắc lực. Khi niệm đã đắc lực thì tự nhiên trong tâm mình nổi lên tiếng niệm Phật mà mình không cần đề khởi, không cần nghĩ đến nó vẫn tự niệm. Ban đầu thì lúc được lúc mất, được thì ít mà mất thì nhiều. Cố gắng thêm thì được nhiều mất ít, cho đến khi không còn gián đoạn nữa thì gọi là niệm lực tương tục. Và như vậy mới đúng nghĩa "chấp trì danh hiệu". Đó mới là nhơn của niệm Phật tam muội. Được vậy thì sự vãng sanh mới bảo đảm”.

HT. Thích Trí TỊnh và HT. Thích Phổ Tuệ.

HT. Thích Trí TỊnh và HT. Thích Phổ Tuệ.

“Tôi nói với mấy huynh đệ về chữ "chấp trì danh hiệu". Chấp nghĩa là cầm, còn trì là giữ lại. Giống như tôi nắm quyển sách không buông ra vậy, hễ bỏ ra là không trì. Khi mình xưng danh hiệu ‘Nam Mô A Di Đà Phật’, làm sao trong tâm mình chỉ có ‘Nam Mô A Di Đà Phật’ mà thôi. Đừng có cái gì khác, đừng cho một niệm gì xen vào hết. Trong lúc niệm Phật mà còn niệm những thứ khac nữa thì không phải niệm Phật. Nếu chấp trì được danh hiệu như Phật Thích Ca nói thì nhất định vãng sanh. Làm không đúng thì không có kết quả. Lời Phật nói không khi nào sai cả, chỉ tại mình hiểu chưa đúng, mà khi hiểu đúng thì cũng không hẳn đã làm đúng”.

“Cũng có nhiều người đến than thở với tôi là muốn giữ cái tâm lại, nhiếp tâm để chấp trì danh Phật mà làm hoài nó vẫn cứ chạy. Vì cái chạy đó nó quen lâu năm rồi. Không phải lâu năm trong đời này, mà nó đã lâu năm trong nhiều đời trước nữa. Cho nên, mình phải cột, phải nắm lại, rồi lần lần ‘cột nắm’ cũng dần quen. Khi đứng lại thì nó cũng quen đứng luôn. Vậy nên, phải thật chịu khó để đạt nhất tâm bất loạn, tức niệm Phật tam muội. Trong Quán kinh nói, lúc Phật Di Đà hiện tiền thì các Phật khác cũng hiện tiền. Hiện tiền là hiện ra trước mắt chứ không phải chiêm bao”.

HT. Thích Trí Tịnh nói thêm: “Khi dịch các kinh điển Đại thừa khác, tôi thấy trong các kinh đó đều có nói đến cảnh giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Như trong kinh Hoa Nghiêm, ngay cả các vị Đại Bồ tát nhập Bất khả tư nghì Giải thoát cảnh giới, khi các vị ngồi kề bên Phật còn khuyên với nhau xả bỏ thân này để về Cực Lạc, bởi duyên Cực Lạc khó có nước nào bằng. Vậy nên, chúng ta hãy chuyên tâm niệm Phật”. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tiểu sử và hành trạng Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán (1667-1742)

Tăng sĩ 10:16 14/04/2024

Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán là vị Sơ tổ của Thiền phái Liễu Quán, một dòng thiền thuần Việt ra đời vào đầu thế kỷ XVIII tại Đàng Trong. Hơn 300 năm qua, nguồn mạch thiền phái do Ngài sáng lập vẫn mãi được “truyền đăng tục diệm”, phát triển hưng thịnh, đóng góp quan trọng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Nhất tâm suy tôn Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh là Sơ tổ Tịnh độ Việt Nam

Tăng sĩ 15:08 07/04/2024

Môn hạ tông phong chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức) trang nghiêm tưởng niệm 10 năm viên tịch của Đại lão HT.Thích Trí Tịnh, nguyên Đệ nhất Phó Pháp chủ HĐCM, nguyên Chủ tịch HĐTS, sáng 6/4.

Thiền sư Tuệ Tĩnh được đề xuất là danh nhân văn hóa thế giới

Tăng sĩ 19:38 05/04/2024

UBND tỉnh Hải Dương thống nhất đề xuất xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO vinh danh đại danh y - thiền sư Tuệ Tĩnh là danh nhân văn hóa thế giới.

TP.HCM: Thượng tọa Thích Đồng Tu viên tịch

Tăng sĩ 17:23 31/03/2024

Do bệnh duyên, Thượng tọa Thích Đồng Tu đã thâu thần viên tịch lúc 13h30 ngày 31/3/2024 (22/2/Giáp Thìn) tại chùa Pháp Linh (số 232A Nguyễn Thượng Hiền, P.5, Q.Phú Nhuận, TP.HCM), trụ thế 59 năm, 32 hạ lạp.

Xem thêm