Trung ương Giáo hội tưởng niệm Tiểu tường Trưởng lão Hòa thượng Dương Nhơn
Sáng 20/9, Trung ương Giáo hội và Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer trang nghiêm tưởng niệm một năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Dương Nhơn - Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN, tại chùa Cần Đước (tỉnh Sóc Trăng).

Quang lâm chứng minh và tham dự có Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn - Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN; Trưởng lão HT.Tăng Nô - Phó Pháp chủ HĐCM, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Sóc Trăng; Hòa thượng Đào Như - Phó Chủ tịch HĐTS; chư tôn Trưởng lão Thành viên HĐCM, giáo phẩm Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Sóc Trăng và đại diện chính quyền các cấp tỉnh Sóc Trăng.
Tại buổi lễ, đại diện Hệ phái cung tuyên tiểu sử và quá trình hành đạo của Trưởng lão HT.Dương Nhơn. Thay mặt Trung ương Giáo hội, Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn dâng lời tưởng niệm của Trung ương Giáo hội.

Lời tưởng niệm nhắc lại những công hạnh to lớn của cố Trưởng lão HT.Dương Nhơn từ khi xuất gia học đạo, đến lúc tham gia công tác Giáo hội, lãnh đạo Hệ phái và Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước tỉnh Sóc Trăng. "Ngài cũng là thành viên Quốc hội và MTTQVN nhiều nhiệm kỳ, rồi dấn thân vào công tác Giáo dục, đào tạo Tăng Tài, đoàn kết đồng bào dân tộc Khmer cùng xây dựng đất nước".
Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch nhấn mạnh về hạnh nguyện của Trưởng lão HT.Dương Nhơn: “Bằng tinh thần đại hùng đại lực, đại từ bi, Trưởng lão Hòa thượng đã thể hiện trọn vẹn trách nhiệm hộ quốc an dân, đẹp đời tốt đạo, giống trống lôi âm, vang rền tiếng Pháp, nêu cao gương uy mãnh giữa rừng tà.
Ngài đã vận dụng tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên, truyền trì đạo mạch, phát huy chân lý đạo nhà một cách trong sáng và tích cực qua các thời kỳ khác nhau của lịch sử.
Ngài cũng không ngừng làm cho ngôi nhà Phật giáo Việt Nam ngày càng phát triển trang nghiêm, vững mạnh, hưng thịnh huy hoàng trong lòng dân tộc, để cho hoa đạo pháp nở rộ trong vườn hoa xã hội và đạo đời mãi mãi dung thông”.

Tại Giác linh đường, đối trước di ảnh của cố Trưởng lão HT.Dương Nhơn, chư tôn giáo phẩm HĐCM, HĐTS GHPGVN và chính quyền tỉnh Sóc Trăng đã thành kính dâng hương tưởng niệm, mặc niệm bày tỏ tri ân sâu sắc công đức của cố Trưởng lão Hòa thượng dành cho Đạo pháp và Dân tộc.
Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Sóc Trăng đã cử hành khóa lễ tụng kinh cầu nguyện, hồi hướng công đức đến Giác linh cố HT.Dương Nhơn được an nhiên nơi cõi Niết-bàn.

Hòa thượng Aggajāti, thế danh Dương Nhơn, sinh ngày 20/2/1930, tại phum Preak Chvêng, X.Thạnh Phú, H.Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Năm 1949, ngài phát tâm xuất gia thọ giới Sa-di tại chùa Canda Sophone. Đến tháng 7/1951, ngài được thọ giới Tỳ-kheo tại chùa Prếk On Đơk và được ban pháp danh là Aggajāti.
Năm 1976, ngài được suy cử làm Phó Hội trưởng tỉnh Hậu Giang và tham gia làm thành viên của Ủy ban MTTQVN tỉnh Hậu Giang.
Năm 1980, ngài đại diện cho Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước khu vực Tây Nam Bộ, tham gia cùng các vị trong Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam.
Tháng 11/1981, thay mặt cho Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước khu vực Tây Nam Bộ, ngài được cử làm một trong các đại diện của 9 tổ chức, hệ phái Phật giáo tham gia Hội nghị đại biểu thống nhất thành lập GHPGVN.
Năm 1982, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hậu Giang được thành lập, ngài được suy cử làm Ủy viên Ban Thường trực và Phó Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hậu Giang từ năm 1982 đến 1992. Sau đó, ngài tiếp tục đảm nhận vai trò quan trọng như: Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Sóc Trăng từ 1993-2017.
Năm 2002, Trưởng lão Hòa thượng được bầu làm Hội trưởng Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng đến năm 2022.

Di ảnh Trưởng lão Hòa thượng Dương Nhơn
Trong ba nhiệm kỳ II, III, IV (từ 1987-2002), ngài là Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN; nhiệm kỳ V (2002-2007), ngài được suy cử Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự; nhiệm kỳ VI (2007-2012), ngài được suy tôn Thành viên Hội đồng Chứng minh; nhiệm kỳ IX (2022- 2027), ngài được suy tôn ngôi vị Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh.
Trong công tác giáo dục, Trưởng lão Hòa thượng Dương Nhơn đã đóng góp vào việc đề xuất và thành lập Trường Bổ túc Văn hóa - Pali Trung cấp Nam Bộ (năm 1993); được mời làm Hiệu trưởng và Hiệu trưởng danh dự từ năm 2009 đến khi viên tịch.
Trưởng lão Hòa thượng cũng đã tham gia vào Hội đồng thẩm định Quốc gia để thẩm định sách giáo khoa tiếng Khmer ở 7 trình độ khác nhau cùng với tài liệu tiếng Pali - Khmer.
Trưởng lão Hòa thượng thuận thế vô thường viên tịch vào lúc 1h17 ngày 3/10/2023 (19/8/Quý Mão) tại chùa Chanda Sophone Prếk On Đơk (chùa Cần Đước) - trụ thế 93 năm, 73 hạ lạp.



Nguồn: chutichghpgvn.vn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Tiểu sử Hòa thượng Thích Trí Thiền (1882 – 1943)
Tăng sĩ
Hòa thượng thế danh Nguyễn Văn Đồng, pháp danh Trí Thiền, pháp hiệu Hồng Nguyện, sinh năm Nhâm Ngọ (1882) tại làng Vĩnh Thanh Vân, huyện Châu Thành, tỉnh Rạch Giá, (nay là tỉnh Kiên Giang), trong một gia đình nông dân. Thân phụ là Cụ Nguyễn Văn Trinh, thân mẫu là Bà Nguyễn Thị Trường. Hai ông bà chính gốc từ Cái Dầu xứ Cao Lãnh đến đây lập nghiệp, sinh hạ năm người con. Ngài là con út.

Cuộc đời và đạo nghiệp của Hòa thượng Thích Tâm Hoàn
Tăng sĩ
Nhân húy nhật lần thứ 44 của Hòa thượng Thích Tâm Hoàn, Phatgiao.org.vn đăng hành trạng của Ngài để quý Tăng Ni, Phật tử cùng hướng tâm tưởng niệm, tri ân công đức một bậc Thầy không chỉ của Phật giáo Bình Định mà còn của Phật giáo Việt Nam thời bấy giờ.

Tiểu sử Tổ Trung Hậu - Hòa thượng Thích Trừng Thanh (1861 - 1940)
Tăng sĩ
Hòa thượng thế danh Nguyễn Ất, pháp hiệu Thanh Ất, sinh năm Tân Dậu (1861) tại làng Thượng Trưng, tổng Thượng Trưng, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (1). Năm Ngài lên 12 tuổi (1873), nhân một hôm được thân mẫu dẫn tới vãng cảnh chùa Trung Hậu ở Phúc Yên. Thấy Ngài có cốt cách khác phàm, vầng trán cao rộng, với đôi mắt sáng, Hòa thượng đệ nhị Sư Tổ đem lòng yêu mến thọ ký và cơ duyên tốt lành đó khiến Ngài phát tâm bước vào cửa thiền với tâm nguyện chí thành cao đẹp.

Đôi nét về tiểu sử Hoà thượng Thích Từ Phong
Tăng sĩ
Hòa thượng Thích Từ Phong, thế danh Nguyễn Văn Tường, sanh năm Giáp Tý (1864) tại Sông Tra, thôn Đức Hòa Thượng, tổng Dương Hòa Thượng, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định, nay là huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Xem thêm