Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 03/04/2021, 14:12 PM

Hướng đến kỷ niệm ngày Phật giáo Quốc tế 8/4

Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới (World Buddhist Supreme World Buddhist Supreme Conference) kỳ VI tổ chức tại thành phố Kobe, Nhật Bản năm 2014 đã thống nhất chọn ngày 8/4 dương lịch hằng năm làm Ngày kỷ niệm Phật giáo Quốc tế, góp phần xây dựng một thế giới hòa bình, tịnh lạc đầy ắp tình người như Đức Phật đã dạy.

Đạo Phật xuất hiện ở thế gian, có thể nói là khởi đầu từ vườn Lâm Tỳ Ni, thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatthu), trên lục địa Ấn Độ (nay là Rupandehi vùng Terai, thuộc Nepal) và bừng sáng tại làng Uruvela, dưới cội cây Tất Bát La (Pippala), ngoại thành Vương Xá nước Ma Kiệt Đà (Magadhi) (nay là Bodhigaya, TP.Gaya, bang Bihar, Ấn Độ), do Bồ tát Sĩ Đạt Ta xuất gia tu hành thành Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni khai sáng. Ngày nay, Phật giáo đã truyền bá khắp năm châu với các dòng truyền thừa chính là Phật giáo Nam truyền, Bắc truyền, Kim Cang thừa với bề dày lịch sử gần 2.600 năm, lan tỏa pháp vị đến hơn 500 triệu Tăng Ni, tín đồ khắp thế giới. Tăng đoàn và tín đồ Phật giáo đang hành trì và truyền bá giáo pháp Đức Phật, mang thông điệp Từ bi, Trí tuệ và Hòa bình của Đức Thế Tôn đến với mọi người, mọi giới và các tổ chức với nhiều hình thức khác nhau. Tất cả đều vì mục đích duy nhất làm làm sáng tỏ và phát huy hiệu năng thông điệp của Đức Phật đối với nhân loại và chúng sanh trên hành tinh ta đang hiện hữu.

Vào ngày 8/4/1998, tại Tokyo (Nhật Bản), trong tinh thần từ bi, hoan hỷ của người con Phật, các nhà lãnh Đạo Phật giáo 23 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm các truyền thống Phật giáo Nam truyền, Bắc truyền, Kim Cương thừa, đã ngồi lại trong tinh thần đoàn kết, hòa hợp. Họ chia sẻ những kinh nghiệm tu tập, hành trì và phương thức truyền bá giáo pháp Phật giáo đã hình thành gần 2.600 năm qua với mục đích duy nhất là mang lại cho nhân loại ánh sáng tình thương, lòng quảng đại vị tha của Phật giáo.

Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới (World Buddhist Supreme World Buddhist Supreme Conference) kỳ VI tổ chức tại thành phố Kobe, Nhật Bản năm 2014 đã thống nhất chọn ngày 8/4 dương lịch hằng năm làm Ngày kỷ niệm Phật giáo Quốc tế.

Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới (World Buddhist Supreme World Buddhist Supreme Conference) kỳ VI tổ chức tại thành phố Kobe, Nhật Bản năm 2014 đã thống nhất chọn ngày 8/4 dương lịch hằng năm làm Ngày kỷ niệm Phật giáo Quốc tế.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh dưới góc nhìn của báo chí quốc tế

Các nhà lãnh Đạo Phật giáo thế giới đã thống nhất lập Hội Phật giáo Thế giới Truyền bá Chánh pháp tại Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo thế giới (World Buddhist Summit), Hội do Hòa thượng Kyuse Enshinjoh Tông chủ niệm Phật Tông (Nenbutsushu) Nhật Bản làm Chủ tịch. Giáo hội Phật giáo Việt Nam là thành viên sáng lập và do Hòa thượng Thích Minh Châu đại diện. Trải qua hơn 20 năm hoạt động, với 7 kỳ Đại hội, hiện nay Hòa thượng Khamba Lama Gabju – Chủ tịch Hội Phật giáo Mông Cổ là đương kim Chủ tịch Hội Phật giáo Thế giới.

Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới là trung tâm để các nhà lãnh Đạo Phật giáo Nam truyền, Bắc truyền, Kim Cang thừa trên thế giới trao đổi quan điểm, kinh nghiệm, đưa ra phương thức hành trì, truyền bá Chánh pháp, vượt qua các rào cản về trường phái, truyền thống Phật giáo, quốc gia, sắc tộc địa phương, lãnh thổ, châu lục nhằm tạo ra một không gian hiểu biết, tương kính, tôn trọng, hợp tác giữa các trường phái Phật giáo. Tất cả đều nhằm hiệp lực truyền bá Phật pháp, đưa thông điệp từ bi, trí tuệ, hòa bình, cứu khổ độ sanh của Đức Phật đến với nhân loại trên toàn cầu. Đồng thời, Hội còn kêu gọi mọi người trên hành tinh hãy nghiên cứu và hành trì lời Phật dạy, giúp cho xã hội, thế giới chúng sinh ngày càng an vui hạnh phúc trong hòa bình vĩnh cửu và thịnh vượng theo giáo lý Đạo Phật.

Hội nỗ lực hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu đã đề ra trong xu thế phát triển của nhân loại và Phật giáo thế giới, đồng thời ứng phó một cách có căn cơ một số thách thức của Phật giáo cũng như cho xã hội và thế giới loài người trong thế kỷ XXI và tương lai xa hơn.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng Tăng Ni, Phật tử sẽ nỗ lực tinh tấn, thực hiện một cách trọn vẹn, tích cực, kết hợp giữa nội lực và ngoại lực, góp phần xây dựng một thế giới công bằng, dân chủ, văn minh, theo tinh thần giáo lý của Đức Phật.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng Tăng Ni, Phật tử sẽ nỗ lực tinh tấn, thực hiện một cách trọn vẹn, tích cực, kết hợp giữa nội lực và ngoại lực, góp phần xây dựng một thế giới công bằng, dân chủ, văn minh, theo tinh thần giáo lý của Đức Phật.

Truyền thống nhập thế sinh động của Phật giáo Việt Nam

Trong quá trình hoạt động, dù đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhưng trên bình diện lịch sử, Hội chưa ấn định một ngày kỷ niệm mang tính quốc tế đại diện cho hơn 500 triệu Tăng Ni, tín đồ.

Với những yêu cầu cấp thiết và thống nhất chung, tại Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới kỳ VI tổ chức ở trụ sở của Hội là chùa Muryojuji (núi Nam Đầu, Đại Vương điện Phật giáo TP.Kobe, Nhật Bản) từ ngày 8 – 14/12/2014, quy tụ lãnh Đạo Phật giáo thế giới đến từ 41 quốc gia/vùng lãnh thổ, đại diện cho hơn 500 triệu Tăng Ni, Phật tử thế giới đã thông qua Nghị quyết chọn ngày 8/4 dương lịch hằng năm làm ngày kỷ niệm Phật giáo Quốc tế. Ngày lễ kỷ niệm 8/4 sẽ được tổ chức tại các quốc gia là thành viên của Hội Phật giáo Thế giới Truyền bá Chánh pháp.

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội, với tư cách thành viên sáng lập Hội, năm nay là lần thứ VII, Giáo hội Phật giáo Việt Nam hưởng ứng và chào mừng ngày Phật giáo Quốc tế 8/4. Đây là lễ kỷ niệm quan trọng, mang ánh sáng chân lý, từ bi, trí tuệ, nhân bản hòa bình, bất bạo động của Đạo Phật đến công cuộc xây dựng một thế giới hòa bình, tịnh lạc đầy ắp tình người đồng loại như Đức Phật đã huấn thị: “Con người là thù thắng, vì có hai khả năng: Chuyển hóa tâm linh, thành tựu đạo quả giác ngộ; Cải tạo được hoàn cảnh xã hội chung quanh, làm cho thanh bình, an lạc, hạnh phúc như là một Tịnh độ tại nhân gian” (Kinh Anh Lạc). Điều đó cũng góp phần vào phong trào bảo vệ môi sinh, ứng phó tác hại của biến đổi khí hậu toàn cầu do Liên Hiệp Quốc phát động và Giáo hội Phật giáo Việt Nam nỗ lực thực hiện.

Chúng ta kính cẩn tri ân công đức sự hiện hữu của Đức Phật và giáo pháp của Ngài bằng hành động thực hành lời Phật dạy: Từ bi, hòa bình, đoàn kết, hòa hợp và cùng chia sẻ cảm thông, làm lợi lạc chúng sanh trong mọi thời đại.

Chúng ta kính cẩn tri ân công đức sự hiện hữu của Đức Phật và giáo pháp của Ngài bằng hành động thực hành lời Phật dạy: Từ bi, hòa bình, đoàn kết, hòa hợp và cùng chia sẻ cảm thông, làm lợi lạc chúng sanh trong mọi thời đại.

Việc làm cấp thiết nhất cho Phật giáo hiện nay là gì?

Với tinh thần đoàn kết, hòa hợp, góp phần xây dựng hòa bình, hạnh phúc, an lạc cho nhân loại trên hành tinh bằng giáo pháp có bề dày truyền thống gần 2.600 năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng Tăng Ni, Phật tử sẽ nỗ lực tinh tấn, thực hiện một cách trọn vẹn, tích cực, kết hợp giữa nội lực và ngoại lực, góp phần xây dựng một thế giới công bằng, dân chủ, văn minh, theo tinh thần giáo lý của Đức Phật, để Đức Thế Tôn luôn hiện hữu ở đời, giữa thế gian, hôm nay và mai sau. Như Khế Kinh nói: “Có một đấng phi thường đã xuất hiện ở thế gian. Vì hạnh phúc cho chư Thiên, vì hạnh phúc cho số đông, nên xuất hiện ở đời. Đấy là đấng Như Lai Chánh đẳng Chánh giác” (Kinh Tăng Chi I.A – Phẩm Một Người). Ánh sáng chân lý Đạo Phật đã soi rọi cho chúng ta đầy đủ trí tuệ, tình thương và lòng bao dung quảng đại, để ta cùng nhau kiến tạo thế giới thanh bình an lạc và hạnh phúc của mỗi người.

Chúng ta kính cẩn tri ân công đức sự hiện hữu của Đức Phật và giáo pháp của Ngài bằng hành động thực hành lời Phật dạy: Từ bi, hòa bình, đoàn kết, hòa hợp và cùng chia sẻ cảm thông, làm lợi lạc chúng sanh trong mọi thời đại như Khế Kinh nói:

“Vui thay Đức Phật ra đời.

Vui thay giáo pháp khắp nơi hoằng truyền,

Vui thay Tăng chúng đoàn viên,

Vui thay bốn chúng kết duyên tu hành” (Pháp Cú 194).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan

Quốc tế 09:45 21/11/2024

Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.

Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ

Quốc tế 08:45 16/11/2024

Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến ​​trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.

Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào

Quốc tế 16:00 15/11/2024

Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.

Bhutan khởi động “thành phố chánh niệm” gần biên giới Ấn

Quốc tế 09:40 13/11/2024

Thành phố chánh niệm Gelephu của Bhutan khuyến khích mọi người đi bộ và đi xe đạp, thúc đẩy giáo dục chánh niệm cùng nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và thể chất, du lịch sinh thái...

Xem thêm