Thứ năm, 18/03/2021, 15:00 PM

Truyền thống nhập thế sinh động của Phật giáo Việt Nam

Với tuệ giác Tam minh mà Đức Phật thực chứng dưới cội bồ-đề, Ngài không chỉ dạy chúng ta thấy và hiểu đúng như thật của sự vật. Ngài còn vạch ra con đường cho chúng ta hiểu và sống đúng như thật, để mang an vui lợi ích cho đời.

Đức Phật Niết-bàn, tuy sanh thân không còn; nhưng tinh ba của Ngài truyền trao vẫn tồn tại qua những lời dạy được gọi là Pháp thân. Giáo lý được lưu truyền và triển khai theo sự tu chứng của hàng đệ tử Phật qua từng thế hệ. Đó chính là Pháp thân Phật tiếp tục mở rộng theo sự tiến bộ về tri thức của loài người.

Dưới kiến giải của Phật giáo phát triển, tuy Đức Phật không còn, nhưng chúng ta vẫn sống bên cạnh Ngài, nếu biết vận dụng giáo pháp của Ngài để phát huy cuộc sống chúng ta.

Trên tinh thần này, khi đạo Phật truyền sang Việt Nam, gặp bối cảnh khác, nên suy tư và vận dụng giáo lý của Tăng sĩ và Phật tử tại gia cũng khác. Nếu không biết đổi khác, mà sống chấp chặt, bảo thủ thì chắc chắn chúng ta sẽ không có những trang sử đẹp được mệnh danh là thời vàng son của Phật giáo Lý-Trần.

Phật giáo Lý-Trần nhập thế sinh động qua sự ứng dụng giáo lý thích nghi, hài hòa với sinh hoạt của đất nước một cách kỳ diệu. Thật vậy, chúng ta có thể xem Phật giáo Lý-Trần là hình ảnh tiêu biểu sống động cho sự thể hiện con đường hiểu và sống đúng như thật của Phật giáo Việt Nam. Các thiền sư cũng như cư sĩ Phật tử thời ấy đã tiếp thu những lời dạy quý báu của Đức Phật. Các Ngài đã khéo vận dụng tuệ giác trong việc phân tích và áp dụng giáo pháp vào hiện trạng xã hội. Vì thế, Phật giáo Lý-Trần mới đưa ra tư tưởng chỉ đạo phù hợp, giúp cho đất nước sống còn và hưng thạnh.

Trong suốt 49 năm hoằng hóa độ sanh của Đức Thế Tôn, chúng ta nhận chân được đạo lực thánh thiện cao tột của Đức Phật qua nhiều việc làm phụng sự nhân loại, đem ánh sáng trí tuệ, tình thương và cuộc sống an vui đến cho mọi người.

Trong suốt 49 năm hoằng hóa độ sanh của Đức Thế Tôn, chúng ta nhận chân được đạo lực thánh thiện cao tột của Đức Phật qua nhiều việc làm phụng sự nhân loại, đem ánh sáng trí tuệ, tình thương và cuộc sống an vui đến cho mọi người.

Phật giáo và truyền thống phúc lợi xã hội, nhập thế giúp đời

Thật vậy, khi nước ta còn trong giai đoạn phôi thai xây dựng nền độc lập, người dấn thân đầu tiên là Pháp sư Ngô Chân Lưu. Vua Đinh Tiên Hoàng đã sắc phong cho Ngài là Khuông Việt Thái sư, một chức vị tương tự với chức Thủ tướng ngày nay. Có thể Ngài bị phê phán là đã phạm giới, vì làm quan. Tuy nhiên, dưới kiến giải của người ngộ đạo thấm nhuần sâu sắc tinh thần xả kỷ vị tha, ngài sẵn sàng cởi bỏ chiếc áo thiền sư để khoác lên chiếc áo thái sư. Dù mặc áo thái sư, nhưng lịch sử vẫn xem ngài là một thiền sư có nhân cách trọn vẹn hơn các quan văn khác. Vì ngài đã thể hiện tấm lòng thiết tha vì nước, đem hết tâm lực, trí lực phục vụ dân tộc. Tuy hình là thái sư, nhưng tâm là thiền sư. So sánh về sự tu chứng, sự hiểu biết với các thiền sư khác, ngài không thua kém.

Một hình ảnh dấn thân cao đẹp khác nữa là Đỗ Thuận Pháp sư. Ngài không ngồi yên ở triều đình để hưởng thụ chức vụ Tăng Lục Đạo sĩ. Trong lúc nhà Đinh mới dựng nước, tình thế an ninh còn nhiều khó khăn, Tăng Lục Đạo sĩ Đỗ Thuận đã cải trang làm người lái đò trên dòng sông trước đền Hoa Lư. Mỗi ngày, ngài đưa khách buôn qua lại từ Trung Hoa đến Hoa Lư. Theo dõi câu chuyện của họ, ngài biết được dân tình đối với chính sách của vua như thế nào, cũng như hiểu được tình hình biến chuyển của Trung Hoa. Đồng thời ngài thu thập những tin tức gởi về cho Khuông Việt Thái sư ở triều đình. Với việc làm như vậy, ngài đã cố vấn cho vua một cách tốt đẹp trong việc trị nước an dân, bảo vệ sự yên ổn của đất nước.

Cũng trong lớp áo của người lái đò bình thường, Đỗ Thuận Pháp sư đã đối đáp trôi chảy hai câu thơ của sứ giả Tống, khiến họ phải kinh ngạc, thán phục ngài về tài tinh thông ngôn ngữ, văn chương Trung Hoa. Qua đó, ngài cũng đã biểu lộ cho họ thấy tinh thần bất khuất kiên cường của dân tộc Việt Nam. Vì mục tiêu đóng góp lợi ích cho dân tộc, ngài hy sinh chức vụ Tăng Lục Đạo sĩ để đóng vai người chèo đò đầy đủ khả năng tri thức và thành công trọn vẹn công tác ngoại giao.

Ngày nay, nhắc đến công lao của những người đóng góp trong thời kỳ lập quốc nhà Đinh, lịch sử chỉ ca ngợi việc làm của Khuông Việt Thái sư và Đỗ Thuận Pháp sư. Còn những người sống đóng khuôn tiêu cực thì phải lu mờ với cỏ cây mà thôi.

Mối liên hệ giữa Phật giáo thành phố với các tổ chức Phật giáo trên thế giới ngày càng mở rộng qua những hội nghị, những cuộc viếng thăm, trao đổi văn hóa, tư tưởng…

Mối liên hệ giữa Phật giáo thành phố với các tổ chức Phật giáo trên thế giới ngày càng mở rộng qua những hội nghị, những cuộc viếng thăm, trao đổi văn hóa, tư tưởng…

Tư tưởng nhập thế của vua Trần Thái Tông

Đến đời Lý, Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống xã hội và in rõ dấu ấn trong mọi lĩnh vực. Các vị thái sư, quốc sư như Viên Chiếu, Thông Biện, Chân Không, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không… đã góp phần quan trọng cho đất nước. Tiêu biểu nhất là Thiền sư Vạn Hạnh với số tuổi hơn 70, ngài vẫn tiếp tục đóng góp cho công cuộc nội trị, xây dựng và phát triển triều Lý. Ngài biểu hiện truyền thống yêu nước sâu sắc của Phật giáo Việt Nam hợp nhất đạo với đời. Vì thế, vua Lý Nhân Tông ca ngợi Ngài là “Trụ tích trấn vương kỳ” nói lên hình ảnh của thiền sư bảo vệ đất nước bằng cây gậy thiền.

Trên tinh thần phục vụ chúng sanh là tối thượng cúng dường chư Phật, vua quan và thiền sư thời Lý-Trần đã không do dự trước giới sát, một giới cấm căn bản, khi các ngài đối phó với giặc ngoại xâm. Tuy nhiên, ngăn chặn được khả năng sát hại của giặc rồi, các ngài lại thể hiện tinh thần từ bi không hận thù, xem họ như bạn. Thật vậy, vua Lý Thánh Tông không khoan nhượng trước thế lực ác của kẻ hiếu chiến. Nhưng khi thắng giặc Chiêm Thành xong, ngài thể hiện tấm lòng nhân đạo, tha cho vua Chiêm là Chế Củ về nước. Hoặc vua Lý Thánh Tông đã tha chết Nùng Trí Cao, dù y mưu phản hai lần.

Hoặc đệ nhất Tổ Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông, với dũng khí hào hùng và trí tuệ sáng suốt đã thẳng tay với giặc Nguyên, khi ở thế bắt buộc phải bảo vệ đất nước. Đến lúc dẹp yên giặc, ngài lại đối xử hết sức khoan dung với họ. Ngài ra lệnh đốt tráp đựng những bức thư thông đồng với giặc của một số quan lại.

Qua vài thí dụ điển hình cho thấy các thiền sư và Phật tử cư sĩ đời Lý-Trần đã đóng góp nhiều lợi lạc cho dân tộc, thắp sáng ngọn đèn Chánh pháp trong tâm tưởng mọi người. Đó là cái thấy như thật của Bồ-tát, thấy việc gì lợi ích cho số đông, các ngài sẵn sàng xả thân thực hiện. Với các ngài, phương tiện hay hình thức thì đa dạng, tùy theo nhu cầu mà thay đổi cho thích hợp và có lợi cho nhiều người.

Tóm lại, trong suốt 49 năm hoằng hóa độ sanh của Đức Thế Tôn, chúng ta nhận chân được đạo lực thánh thiện cao tột của Đức Phật qua nhiều việc làm phụng sự nhân loại, đem ánh sáng trí tuệ, tình thương và cuộc sống an vui đến cho mọi người.

tuy Đức Phật không còn, nhưng chúng ta vẫn sống bên cạnh Ngài, nếu biết vận dụng giáo pháp của Ngài để phát huy cuộc sống chúng ta.

tuy Đức Phật không còn, nhưng chúng ta vẫn sống bên cạnh Ngài, nếu biết vận dụng giáo pháp của Ngài để phát huy cuộc sống chúng ta.

Đạo Phật nhập thế qua đạo đức chính trị Phật giáo

Chính đời sống vì an lạc, vì lợi ích cho cuộc đời, Đức Phật đã cảm hóa mọi người một cách mãnh liệt. Cho đến nay, hơn 25 thế kỷ trôi qua, nhân cách vĩ đại của Đức Phật vẫn còn là kim chỉ nam hướng dẫn sự sống tốt đẹp cho loài người trên khắp năm châu, tạo thành một nguồn sinh lực vô tận của Phật giáo.

Như đã nói, riêng ở Việt Nam, nguồn sinh lực ấy đã được phát triển sâu sắc qua sự dấn thân của các thiền sư thực tu thực chứng. Các ngài đã xả thân, cống hiến đời mình cho công việc gìn giữ sự độc lập, an vui của đất nước; đóng góp trí tuệ và lợi ích cho dân tộc trên nhiều lãnh vực.

Ngày nay, chúng ta may mắn kế thừa những việc làm tích cực ngời sáng của cha ông, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đóng góp đôi tay và khối óc cho an sinh xã hội, cho phúc lợi của dân tộc, cho sự phồn vinh của đất nước và an lạc, hạnh phúc của mọi người.

Đặc biệt một hoạt động nổi bật mang nhiều ý nghĩa về tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật đã được thể hiện cao tột và trọn vẹn qua công tác từ thiện xã hội. Hàng ngàn tỷ đồng của các chương trình từ thiện xã hội do Phật giáo thành phố thực hiện trong nhiều năm qua và cũng góp phần quan trọng cho sự phát triển khối đại đoàn kếtdân tộc Việt Nam thêm bền vững.

Về đối ngoại, mối liên hệ giữa Phật giáo thành phố với các tổ chức Phật giáo trên thế giới ngày càng mở rộng qua những hội nghị, những cuộc viếng thăm, trao đổi văn hóa, tư tưởng…

Ngày nay, chúng ta may mắn kế thừa những việc làm tích cực ngời sáng của cha ông, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đóng góp đôi tay và khối óc cho an sinh xã hội, cho phúc lợi của dân tộc, cho sự phồn vinh của đất nước và an lạc, hạnh phúc của mọi người.

Ngày nay, chúng ta may mắn kế thừa những việc làm tích cực ngời sáng của cha ông, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đóng góp đôi tay và khối óc cho an sinh xã hội, cho phúc lợi của dân tộc, cho sự phồn vinh của đất nước và an lạc, hạnh phúc của mọi người.

Nhận thức về tinh thần nhập thế của Phật giáo

Ngoài ra, còn nhiều thành quả đáng trân trọng như Học viện Phật giáo ở cả ba miền đã đào tạo hàng ngàn Tăng Ni trẻ kế thừa đảm đương nhiều Phật sự quan trọng trong cả nước, hoặc các đại giới đàn đã hoàn thành tốt đẹp việc gìn giữ giềng mối đạo được lâu dài, hoặc mở rộng hoằng pháp, tổ chức nhiều khóa tu cho Phật tử ứng dụng tinh thần Phật dạy trong thời đại công nghệ 4.0.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tính tất yếu và giá trị lịch sử sự ra đời Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1981

40 năm Giáo hội 12:30 26/04/2022

Sự thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam là kết quả của quá trình vận động lâu dài, bền bỉ và hợp quy luật khách quan, đáp ứng yêu cầu lịch sử đặt ra.

Kỷ cương là nền tảng cho sự ổn định và phát triển bền vững của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

40 năm Giáo hội 12:59 22/02/2022

Những thách thức khó khăn do yếu tố chủ quan lẫn khách quan mà chúng tôi đề cập ở đây chính là vấn đề kỷ cương trong sinh hoạt Giáo hội hiện nay.

Chặng đường 40 năm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

40 năm Giáo hội 11:10 08/11/2021

Đạo Phật đi vào cuộc đời, đánh thức trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân, và cả những người tu sĩ ! Giáo lý của nhà Phật không cho phép chúng ta có quyền cao hơn một quốc gia dân tộc mà phải dấn thân, phụng sự nơi quốc độ mà ta có duyên đầu thai vào, giữ gìn sự chung thủy sắc son.

Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN

40 năm Giáo hội 08:51 08/11/2021

Sáng ngày 07/11/2021, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã long trọng tổ chức Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội (07/11/1981 – 07/11/2021) với sự tham dự của chư Tôn giáo phẩm Ban Thường trực HĐCM, Ban Thường trực HĐTS, 13 Ban, Viện Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành.

Xem thêm